Lưu ngay suy thoái môi trường là gì hot nhất hiện nay 2023

Hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường và suy thoái môi trường đang ngày càng nghiêm trọng và được toàn thể người dân, xã hội, các cơ quan nhà nước cũng như Chính phủ các nước trên thế giới đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, có nhiều người rất dễ nhầm lẫn giữa tình trạng ô nhiễm môi trường và tình trạng suy thoái môi trường. Hiện nay, pháp luật Việt Nam đã có những quy định rõ ràng để phân biệt được hai tình trạng này.

Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568

1. Ô nhiễm môi trường là gì?

Khái niệm ô nhiễm môi trường và suy thoái môi trường được quy định cụ thể tại khoản 8, khoản 9 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, cụ thể như sau:

– Ô nhiễm môi trường là tình trạng các thành phần của môi trường bị biến đổi đến một mức độ nhất định không còn phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và phù hợp với tiêu chuẩn môi trường đã được xác định. Hậu quả của ô nhiễm môi trường là gây ra ảnh hưởng xấu cho con người và cho sinh vật. Ví dụ con người xả chất thải sinh hoạt ra sông

Xem thêm: Ô nhiễm môi trường là gì? Biểu hiện, nguyên nhân, khắc phục ô nhiễm môi trường?

2. Suy thoái môi trường là gì?

– Suy thoái môi trường là tình trạng các thành phần môi trường có sự suy giảm cả về chất lượng lẫn số lượng. Hậu quả của suy thoái môi trường là gây ảnh hưởng xấu đến con người và cả sinh vật.

Xem thêm: Bảo vệ môi trường là gì? Nội dung và biện pháp bảo vệ môi trường?

3. Những điểm giống nhau giữa ô nhiễm môi trường và suy thoái môi trường:

Thứ nhất, các thành phần của môi trường đều bị thay đổi. Đây là điểm chung đầu tiên giữa ô nhiễm môi trường và suy thoái môi trường đúc kết ra từ khái niệm được luật quy định. Khi môi trường rơi vào một trong hai trạng thái này thì các thành phần đều bị biến đổi theo một cách này hoặc cách khác so với tiêu chuẩn ban đầu.

Thứ hai, giống nhau về hậu quả: Hậu quả của cả hai tình trạng này đều là gây ra các ảnh hưởng xấu đến con người và cả sinh vật. Việc gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật bao gồm: về mặt sức khỏe, thay đổi thời tiết gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của con người, quá trình phát triển của sinh vật, đến hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc gây những hiện tượng như hạn hán, lũ lụt, xói mòn đất, sạt lở đất …

Thứ ba, nguyên nhân: Đa số những ảnh hưởng dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường hay suy thoái môi trường là do tác động trong quá trình sinh hoạt, hoạt động sản xuất, kinh doanh và sự gia tăng về dân số của con người. Đồng thời cũng có thể nguyên nhân xuất phát từ chính những hiện tượng tự nhiên như thiên tai, lũ quét, núi lửa phun trào gây nên những tác động đến môi trường. Tuy nhiên nguyên nhân chính vẫn là do các hoạt động của con người gây nên, ví dụ như việc xả thải rác bữa bãi chưa được qua xử lý, nguồn nước thải sinh hoạt xả trực tiếp ra ngoài môi trường, chặt cây phá rừng gây lũ lụt, xói mòn,…

Thứ tư, luật điều chỉnh: Hiện tượng ô nhiễm môi trường và suy thoái môi trường đều được Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 điều chỉnh.

Xem thêm: Môi trường là gì? Các chức năng và vai trò quan trọng của môi trường?

4. Những điểm khác nhau để phân biệt ô nhiễm môi trường và suy thoái môi trường:

Giữa ô nhiễm môi trường và suy thoái môi trường có điểm khác nhau cơ bản để phân biệt như sau:

– Về tình trạng thay đổi của thành phần môi trường:

Trong khi ô nhiễm môi trường là các thành phần môi trường có sự biến đổi theo chiều hướng không còn phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường. Tức để xác định là ô nhiễm môi trường cần phải so sánh các thành phần của môi trường tại thời điểm đo đạc so với các quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường đã được ban hành trước đó. Còn suy thoái môi trường thì các thành phần của môi trường có sự suy giảm cả về chất lượng và về số lượng.

– Về nguyên nhân:

Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng ô nhiễm môi trường là do con người xả thải các chất gây ô nhiễm ra môi trường. Trong đó các chất gây ô nhiễm xác định là các chất hoặc các yếu tố vật lí mà khi nó xuất hiện trong môi trường thì sẽ làm cho các thành phần của môi trường bị biến đổi gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường.

Còn nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng suy thoái môi trường là do con người khai thác quá mức các yếu tố của môi trường, dẫn đến hậu quả làm hủy hoại các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đồng thời khai thác, sử dụng quá mức các thành phần môi trường vượt quá khả năng tái sinh của chúng bằng cách sử dụng các phương tiện, công cụ, phương pháp hủy diệt trong khai thác, đánh bắt các nguồn tài nguyên trong môi trường.

– Về mối quan hệ qua lại giữa ô nhiễm môi trường và suy thoái môi trường: Trong khi ta có thể chắc chắn rằng suy thoái môi trường là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường nhưng ô nhiễm môi trường chưa chắc đã là nguyên nhân gây ra tình trạng suy thoái môi trường.

– Về cấp độ biểu hiện ra bên ngoài: Đối với ô nhiễm môi trường khi xảy ra tình trạng này con người có thể nhận ra được luôn thông qua các biểu hiện của môi trường, còn tình trạng suy thoái môi trường thì biểu hiện tư từ, dần dần trải qua một quá trình, một thời gian dài con người mới có thể nhận ra tình trạng này bằng mắt thường mà không thông qua các công cụ đo đạc.

– Về biện pháp khắc phục hậu quả:

+ Khi xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường cách khắc phục nhanh và hiệu quả nhất là xử lý làm sạch môi trường bị ô nhiễm đồng thời ngăn chặn lại các hành vi xả thải trái phép là nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm.

+ Khi xảy ra tình trạng suy thoái môi trường thì cách khắc phục được áp dụng là quy hoạch, kế hoạch lại việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên sao cho hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả cùng với đó là kết hơp cùng với các biện pháp khác để khôi phục về số lượng và chất lượng của thành phần môi trường.

– Về phân loại:

+ Ô nhiễm môi trường được phân loại dựa vào chất gây nên ô nhiễm và được xếp vào các nhóm theo các tiêu chí sau đây:

Dựa vào sự tích lũy của chất gây ô nhiễm chia thành 2 loại chất gây ô nhiễm tích lũy (bao gồm: chất dẻo, chất thải phóng xạ) và chất gây ô nhiễm không tích lũy (chính là tiếng ồn);

Dựa vào phạm vi ô nhiễm chia ra chất gây ô nhiễm trong phạm vi địa phương (như tiếng ồn), chất gây ô nhiễm trong phạm vi trong phạm vi vùng (ví dụ: mưa axit) và chất gây ô nhiễm trong phạm vi trên phạm vi toàn cầu (ví dụ: chất CFC);

Dựa vào nguồn gốc: chia ra thành chất gây ô nhiễm có thể xác định nguồn gốc (như chất thải từ hoạt động sinh hoạt của người dân, chất thải từ hoạt động sản xuất của nhà máy) và chất gây ô nhiễm không xác định được nguồn gốc xuất (ví dụ thuốc trừ sâu dùng trong hoạt động sản xuất nông nghiệp);

Dựa vào mức độ phát thải ra môi trường: Có hai loại là chất gây ô nhiễm liên tục (chất thải từ hoạt động sinh hoạt của người dân) và chất gây ô nhiễm không liên tục (sự cố dò rỉ dầu trên biển từ các đường ống dẫn dầu).

+ Suy thoái môi trường lại được phân loại dựa theo mức độ của sự suy thoái, theo đó được chia thành 03 loại đó là: suy thoái môi trường, suy thoái môi trường nghiêm trọng và suy thoái môi trường đặc biệt nghiêm trọng. Cách phân loại này đối với một thành phần môi trường cụ thể thường sẽ được phân định dựa vào mức độ khan hiếm của thành phần môi trường đó trong tự nhiên, ngoài ra cũng dựa vào số lượng các thành phần môi trường bị con người khai thác, tiêu hủy so với trữ lượng ban đầu trong tự nhiên tức là sự suy giảm về số lượng và chất lượng của thành phần môi trường.

Xem thêm: Môi trường tự nhiên là gì? Những điều cần biết về môi trường tự nhiên?

5. Những hành vi bị nghiêm cấm để tránh gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường hoặc suy thoái môi trường:

– Đối với nguồn tài nguyên thiên nhiên, di sản thiên nhiên, khu bảo tồn thiên nhiên: nghiêm cấm tất cả các hành vi phá hoại, khai thác, xâm chiếm trái phép.

– Đối với nguồn tài nguyên sinh vật:

+ Nghiêm cấm việc khai thác bằng các phương tiện, công cụ, các phương pháp hủy diệt và việc khai thác không đúng thời vụ cũng như quá sản lượng so với quy định của pháp luật.

+ Nghiêm cấm việc khai thác, kinh doanh và tiêu thụ các loài động, thực vật hoang dã nằm trong danh mục các loài nguy cấp, quý, hiếm cần được ưu tiên bảo vệ.

+ Có các hành vi nhập khẩu, quá cảnh các loại động, thực vật chưa qua kiểm dịch và các loài vi sinh vật không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

– Đối với chất độc, chất phóng xạ, chất thải và chất nguy hại khác (gọi chung là các chất độc hại):

+ Không được phép vận chuyển, chôn lấp các chất trên không đúng quy trình kỹ thuật về bảo vệ môi trường đã được công bố.

+ Đưa các chất độc hại, các tác nhân độc hại khác, những loài vi sinh vật chưa được kiểm định vào nguồn nước.

+ Các hoạt động nhập khẩu, quá cảnh các loại chất thải từ nước ngoài dưới mọi hình thức vào lãnh thổ Việt Nam.

+ Xả thải các chất độc hại và các chất thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường vào nguồn đất, nguồn nước và vào không khí.

– Đối với khói, bụi, khí có chất hoặc mùi độc hại; bức xạ, phóng xạ, các chất ion hóa vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường thì các cá nhân, tổ chức không được tiến hành hoạt động xả thải và phát tán vào môi trường đặc biệt là môi trường không khí.

– Đối với việc sản xuất, kinh doanh: Nghiêm cấm các hành vi thực hiện việc sản xuất và kinh doanh các sản phẩm gây nguy hại đến con người, sinh vật và hệ sinh thái tự nhiên; các hành vi sản xuất, sử dụng nguyên liệu, vật liệu phục vụ mục đích xây dựng có chứa yếu tố độc hại mà vượt quá so với quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

– Các hoạt động gây ra tiếng ồn, độ rung mà vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

– Xâm hại, phá hoại các công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ cho hoạt động bảo vệ môi trường.

– Các hoạt động trái phép bao gồm việc sinh sống, sản xuất, kinh doanh ở những khu vực cấm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định (nguyên nhân cấm do mức độ nguy hiểm đặc biệt về môi trường đối với con người).

– Có các biểu hiện che giấu các hành vi hủy hoại môi trường, hành vi cản trở hoạt động bảo vệ môi trường hoặc cố ý làm sai lệch thông tin dẫn đến môi trường bị hậu quả xấu.

– Người có chức vụ, quyền hạn mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình hoặc vượt quá quyền hạn được giao; người có thẩm quyền thiếu trách nhiệm có các hành vi làm trái quy định của pháp luật về quản lý và bảo vệ môi trường.

Như vậy thông qua các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường ta có thể phân biệt được những điểm khác nhau cơ bản giữa ô nhiễm môi trường và suy thoái môi trường để tránh nhầm lẫn cũng như đối với từng tình trạng cụ thể để đưa ra các biện pháp khắc phục hiệu quả nhất.