SỮA VÓN CỤC THỂ HIỆN TÌNH TRẠNG SỮA NHƯ THẾ NÀO?

Sữa tự nhiên chứa các vi khuẩn có thể làm hỏng và gây bệnh, chẳng hạn như Escherichia coli và Salmonella. Sữa bị hư hỏng là kết quả của sự phát triển quá mức của vi khuẩn làm ảnh hưởng đến kết cấu, hương vị và chất lượng tổng thể của sữa. Thông thường, vi khuẩn psychrotrophic, có thể phát triển trong điều kiện lạnh, là nguyên nhân gây hư hỏng sữa. Quá trình sản xuất sữa bao gồm một số công đoạn nhằm mục đích tiêu diệt những vi khuẩn này để kéo dài thời hạn sử dụng. Sản xuất sữa tuân theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ. Các nhà sản xuất sẽ nuôi và vắt sữa bò sữa trước khi bảo quản sữa ở nhiệt độ 5°C trở xuống và vận chuyển để kiểm tra và chế biến. Quá trình chế biến sữa bao gồm:

  • Thanh trùng: Các nhà sản xuất làm nóng sữa để diệt vi khuẩn trước khi làm lạnh lại.
  • Đồng nhất hóa: Một máy phun phân tán chất béo đồng đều qua sữa và ngăn không cho chất béo nổi lên trên.
  • Tách: Máy ly tâm quay sữa để tách kem trước khi kết hợp lại với các lượng chất béo khác nhau cho các loại sữa khác nhau.

Tại sao sữa lại vón cục?

Thứ nhất: Về cách bảo quản

Bảo quản sữa bột được tính từ lúc sau khi sản phẩm được đóng gói, hoàn thiện quy trình sản xuất và phân phối ra thị trường. Trong quá trình vận chuyển, hộp sữa có thể bị xô lắc mạnh khiến các mối hàn giữa miệng hộp và đáy hộp bị bong ra. Lúc này không khí, hơi ẩm sẽ thâm nhập vào bên trong khiến sữa bị vón cục.

Tiếp đến là cách bảo quản của người sử dụng. Theo khuyến cáo từ nhà sản xuất, sữa bột cần phải dùng hết trong vòng 1 tháng khi đã mở hộp. Đồng thời phải bảo quản sữa ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Sau khi bạn đã mở hộp sữa thì hạn sử dụng in trên bao bì sẽ không còn giá trị. Mà phải sử dụng hết trong vòng 1 tháng.

Tuy nhiên, sau khi lấy sữa có thể bạn quên đóng nắp ngay. Hoặc đóng nắp hộp không kín hoàn toàn. Khi tiếp xúc quá lâu với không khí sữa sẽ hút hơi ẩm bên ngoài, ảnh hưởng đến chất lượng và dần bị vón cục lại. Nếu mắc phải những sai lầm này thì sữa có thể vón cục ngay cả khi bạn mới mở nắp được vài ngày.

Thứ 2: Về chất lượng sữa

Hầu hết các loại sữa bột hiện nay đều đã được Bộ y tế kiểm nghiệm và đảm bảo tiêu chuẩn về sữa bột. Thế nhưng trên thực tế vẫn có nhiều lý do khác nhau dẫn đến việc sữa giả, sữa kém chất lượng được bày bán trên thị trường. Nếu chẳng may chọn mua phải các loại sữa này thì khi mở vỏ lon bạn sẽ thấy sữa bị vón cục.

Nguyên nhân là do quy trình sản xuất cẩu thả, không đảm bảo được các tiêu chuẩn theo quy định của cơ quan chức năng. Các thành trong sữa cũng không được đảm bảo về chất lượng nên dễ bị vón cục dù mới mở hộp chưa lâu.

Có nên dùng sữa bột bị vón cục hay không?

Sữa bột bị vón cục tức là sữa đã có dấu hiệu hư hỏng và biến chất. Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe thì chúng ta không nên sử dụng sữa đã bị vón cục. Có thể mối nguy hại chưa xảy ra ngay lập tức nhưng về lâu dài sẽ dẫn đến những tác động tiêu cực đến sức khỏe. Đặc biệt với trẻ nhỏ, phụ huynh càng không nên cho bé uống sữa bột đã bị vón cục.

Điều này có thể gây rối loạn tiêu hóa và ảnh hưởng đến hệ miễn dịch còn non nớt của trẻ. Thế nên dù lượng sữa còn nhiều hay dù mới mở nắp hộp thì mọi người cũng không nên tiếc rẻ sử dụng để tránh xảy ra những rủi ro không mong muốn.

Bảo quản sữa bột đúng cách

Bảo quản sữa bột không đúng sẽ làm mất giá trị dinh dưỡng và khiến sức khỏe của bé bị ảnh hưởng. Không chỉ vậy mỗi sản phẩm sữa đều có giá thành cao, khi hư hỏng mẹ phải loại bỏ toàn bộ gây lãng phí. Để tránh gặp phải tình trạng này, các mẹ nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và cách bảo quản sữa của nhà sản xuất in trên bao bì.

Đối với sữa bột đã mở nắp, mẹ bỉm nên bảo quản đúng cách để sử dụng được lâu, tránh hư hỏng:

  • Đậy kín nắp hộp sau sử dụng: Bởi vì khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài sữa dễ bị vi khuẩn, bụi bẩn, côn trùng xâm nhập vào và làm biến đổi chất. Do đó, mẹ nên hạn chế mở nắp hộp nhiều lần khi không cần thiết.

  • Để sữa ở nơi khô ráo, thoáng mát: Nhiệt độ thích hợp để bảo quản sữa là nhiệt độ phòng dưới 250C. Sữa cần tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào để bảo vệ nguyên vẹn các thành phần dinh dưỡng. Đồng thời, mẹ cũng không nên để sữa gần với nơi có nguồn nhiệt cao như: lò vi sóng, bếp điện,…

  • Không nên để sữa trong tủ lạnh: Vì đây là nơi ẩm ướt sữa bột có đặc tính hút ẩm. Nên khi bảo quản sữa bột trong thời gian dài sẽ dễ gây vón cục và lên mốc.

  • Chia nhỏ lượng sữa nếu mua hộp lớn: Với hộp sữa có khối lượng lớn, mẹ nên san bớt sang một hộp hoặc hũ thủy tinh nhỏ khác, vừa đủ dùng cho một tuần. Để tránh tình trạng mở nắp nhiều lần khiến sữa bột hút ẩm từ môi trường ngoài, từ đó làm giảm chất lượng sữa.

Sau khi mở nắp, sữa bột chỉ sử dụng trong một thời gian nhất định. Tuy nhiên nhiều mẹ vẫn cho con dùng sữa đã mở nắp trong thời gian dài. Họ cho rằng sữa chưa lên mốc, men thì không có vấn đề gì, trẻ vẫn dùng được.

Điều này hoàn toàn sai lầm, vì trong không khí có nhiều vi khuẩn và bụi bẩn làm biến đổi thành phần dinh dưỡng của sữa. Đặc biệt là khi sữa bị ẩm, một số loài nấm mốc có thể phát triển bên trong mà mắt thường không nhìn thấy được. Chúng gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa của trẻ, nguy hiểm hơn là ngộ độc.

Vì vậy, theo khuyến cáo của các chuyên gia thì sữa bột chỉ nên sử dụng trong vòng 30 ngày kể từ khi mở nắp. Nếu để lâu hơn thì các mẹ nên loại bỏ sữa và không dùng nữa.