SATA 3 là gì? Cùng nhìn lại lịch sử phát triển của SATA – Fptshop.com.vn

SATA (viết tắt Serial Advanced Technology Attachment – Serial ATA) là một tiêu chuẩn IDE để kết nối các thiết bị lưu trữ như ổ cứng và ổ quang với bo mạch chủ. SATA đã thay thế công nghệ Parallel ATA (PATA) cho tốc độ truyền tải nhanh hơn khoảng 150MB/s tới 600 MB/s. So với tốc độ tối đa 133 MB/s của trong các công nghệ PATA cũ.

SATA 3.0 là gì?

SAT 3.0 là chuẩn kết nối thế hệ thứ ba của SATA trên bo mạch chủ, được phát hành vào ngày 27/5/2009 bởi Serial ATA International (SATA-IO). SATA 3 cho tốc độ truyền tải trung bình (theo lý thuyết) là 6GB/s, với các dữ liệu đã được mã hóa cho tốc độ nhanh hơn từ 8 – 10GB/s, với dữ liệu chưa được mã hóa trên thực tế thường là 4,8 GB/s.

SATA 3 là gì? Có bao nhiêu phiên bản SATA đã được phát hành, lịch sử phát triển của công nghệ này

Mức truyền tải trung bình SATA 3.0 nhanh hơn 2 lần so với SATA 2.0, tương thích với SATA 2.0 (3 GB/s) và SATA 1.0 (1,5GB/s). FPT Shop liệt kê một số chi tiết thay đổi trên SATA 3 ngay dưới đây:

  • Tốc độ truyền tải dữ liệu trung bình là 6GB/s.
  • Khả năng tương thích tốt với SAS (SAS là một giao thức để truy cập các thiết bị lưu trữ, ổ cứng. Được phát triển dựa cải tiến của SCSI truyền thống hỗ trợ tối đa 128 thiết bị đồng thời ở tốc độ truyền 3.0 Gb/s).
  • Có sự cải tiến công nghệ NCQ giúp tăng tốc độ khi truy xuất, dữ liệu cần xử lý được sắp xếp lại theo thứ tự tối ưu để cải thiện hiệu suất. (NCQ viết tắt Native Command Queuing là một công nghệ cho phép ổ cứng SATA nhận nhiều hơn một lệnh tại một thời điểm, bằng cách sắp xếp thứ tự hợp lý khi đọc và thực thi nhằm làm tăng hiệu suất hơn).

SATA 3 là gì? Có bao nhiêu phiên bản SATA đã được phát hành, lịch sử phát triển của công nghệ này

  • SATA 3 cho khả năng tiết kiệm điện cao hơn các phiên bản tiền nhiệm.
  • Đầu cắm 7mm (ngoài 2 loại 12.7 mm and 9.5 mm hiện có) hoàn toàn phù hợp với thiết kế cho ổ đĩa quang trên các dòng netbook, laptop siêu mỏng nhẹ.
  • Nằm trong tiêu chuẩn INCITS ATA8-ACS (INCITS là Ủy ban Quốc tế về Tiêu chuẩn Công nghệ thông tin, nhằm tạo ra và quản lý các tiêu chuẩn trong Thông tin và Công nghệ Truyền thông ICT).

Với những cải tiến này, SATA 3.0 được ứng dụng rộng rãi trong nghành công nghiệp máy tính, là một giải pháp lưu trữ cần tốc độ, hỗ trợ tốt cho các ứng dụng đòi hỏi dữ liệu băng thông cao. Không giống SATA 1,2, ổ cứng chuẩn SATA 3 đã trải qua 5 phiên bản, cùng nhìn lại lịch sử phát triển của công nghệ này nhé.

Lịch sử các phiên bản của chuẩn kết nối SATA

Phiên bản SATA 1.0

Phiên bản SATA 1.0 ra mắt năm 2003, cho tốc độ truyền tải lên là 1,5 GB/s. Để dễ dàng chuyển đổi từ các ổ đĩa cứng PATA các nhà sản xuất lúc đó sử dụng chip cầu nối để chuyển đổi các thiết kế PATA hiện có để sử dụng tương thích với giao diện SATA. Không hỗ trợ công nghệ NCQ.

Phiên bản SATA 2.0

Kể từ phiên bản thứ hai của SATA đã được trang bị NCQ, tốc độ truyền tải tối đa là 3GB/s, được ra mắt vào tháng 4 năm 2004 và tương thích ngược với phiên bản SATA 1,5GB/s. SATA có 2 phiên bản khác là SATA 2.5 và 2.6 chủ yếu cải tiến đầu kết nối nhỏ như micro.

SATA 3 là gì? Có bao nhiêu phiên bản SATA đã được phát hành, lịch sử phát triển của công nghệ này

Các phiên bản SATA 3 hiện nay

Phiên bản SATA 3.1

Phát hành vào tháng 7/2011, phiên bản SATA 3.1 là một bản sửa đổi nhỏ đầu tiên của SATA 3, chủ yếu tập trung cải thiện hiệu suất ổ cứng SSD, lệnh hàng đợi TRIM được nâng cao.

Bản sửa đổi SATA 3.2

Được phát hành vào tháng 8/2013, phiên bản SATA 3.2 được giới thiệu hỗ giao diện bus máy tính cả thiết bị lưu trữ ATA và PCI Expres (SATA Express), đồng thời còn hỗ trợ tiêu chuẩn M.2.

Phiên bản SATA 3.3

Được phát hành vào tháng 2/2016, bản sửa đổi SATA 3.3 hỗ trợ công nghệ ghi từ tính SMR (Shingled Magnetic Recording – thực hiện việc ghi/viết đè dữ liệu được sử dụng trong ổ đĩa cứng HDD, để tăng mật độ lưu trữ và dung lượng lưu trữ).

Phiên bản SATA 3.4

Phát hành vào tháng 6/2018, phiên bản SATA 3.4 có những trang bị thêm về tính năng theo dõi, giám sát nhiệt độ và thông báo về thứ tự ghi trên thiết bị.

Phiên bản SATA 3.5

Được phát hành vào tháng 7 năm 2020, phiên bản SATA 3.5 với những nâng cấp về lệnh hàng đợi NCQ, lệnh được xếp hàng đợi và thiết lập thứ tự các lệnh tối ưu được xử lý trong hàng đợi. Ngoài ra còn có tính năng giới hạn thời gian xử lý của một lệnh để làm giảm độ trễ khi truyền tải dữ liệu.

Trên là mình đã giải thích SATA 3 là gì, có bao nhiêu phiên bản SATA đã được phát hành và lịch sử phát triển của công nghệ này. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn. Nếu bạn còn thắc mắc nào có thể bình luận ngay phía dưới nhé, FPT Shop sẽ cố gắng trả lời cho bạn nhanh nhất có thể. Cảm ơn các bạn đã đọc hết bài viết này của mình.

Xem thêm:

  • Ổ cứng SATA là gì? Nó khác gì so với ổ cứng SSD?
  • Các cổng kết nối trên mainboard đầy đủ, chi tiết bạn nên biết