Những ai chưa có kinh nghiệm có thể sẽ thắc mắc bà đẻ, phụ nữ sau sinh có được nằm võng không? Và những tư thế sinh hoạt nào bà đẻ nên và không nên thực hiện để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe? Trong bài viết này mautu.net sẽ giải đáp các câu hỏi trên, đồng thời cung cấp thêm một số thông tin liên quan khác để bạn tham khảo nhé.
Bà đẻ, mẹ sau sinh có được nằm võng không?
Theo lời khuyên của các chuyên gia, trong 6-8 giờ đầu sau sinh, thời gian này san phụ không nên nằm gối quá cao do cơ thể vừa mất đi một lượng máu khá lớn. Nếu kê gối quá cao sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu lên não. Chuyên gia khuyên rằng bà đẻ nên dùng gối mềm với độ dày vừa phải hoặc gập một chiếc khăn bông để gối đầu để máu lưu thông lên não hiệu quả hơn.
Tương tự như vậy nếu mẹ sau sinh nằm võng cũng không nên vì khi nằm cơ thể chị em không thể nào thẳng được mà cong người. Tức đầu và chân sẽ ở vị trí cao hơn so với phần giữa của cơ thể. Điều này cũng có thể làm ngăn cản sự lưu thông máu, đồng thời võng thường hiếm khi ở 1 vị trí nhất định mà sẽ đụng đưa sẽ khiến chị em bị chóng mặt. Bởi vậy với cơ thể bị suy nhược sau sinh, bà đẻ không nên nằm võng. Ngoài ra bạn nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ để tìm hiểu kỹ càng hơn nhé.
Sau khi sinh nằm ngửa hay nằm nghiêng là tốt nhất?
Vậy sau khi sinh nên nằm thế nào là đúng cách nhất? Như đã nói trên chị em sau sinh nên nằm thẳng duỗi chân thẳng ra và không kê gối quá cao khiến máu không lưu thông được. Với mẹ sinh mổ thì càng thận trọng hơn nữa trong tư thế nằm. Theo lời khuyên của bác sĩ thì khoảng sau 6 tiếng sau sinh mổ mẹ nên nằm nghiêng vì lúc này thuốc tê đã hết nếu nằm ngửa sẽ khiến chị em cảm thấy đau đớn hơn.
Mẹ sinh mổ nên nằm nghiêng hẳn sang một bên, thẳng người và không nằm gối tránh bị đau đầu. Nằm nghiêng như vậy cũng sẽ giúp mẹ không bị nôn ói. Khi đã qua vài ngày sinh mổ, sản phụ vẫn nên nằm nghiêng, thẳng người sang một bên và có thể dùng gối kê đầu, kê sau lưng tạo thành góc 20-30 độ giữa thân người so với giường. Vì như vậy sẽ giúp mẹ sau sinh dịch chuyển dễ dàng, không chạm đén vết mổ và không bị đau.
Thời gian ban đầu nếu nằm ngửa lâu khiến vết mổ dễ bị căng và cảm giác đau đớn hơn rất nhiều dẫn đến nhiễm trùng và khó lành vết thương. Thường thì vết mổ của mẹ sẽ lành lặn hẳn sau 3 tháng, lúc này chị em có thể nằm ngửa lại bình thường nhưng trước đó thì nên kiêng nhé. Như vậy thì vết thương mới mau chóng hồi phục và hạn chế được hệ lụy để lại.
Phụ nữ sau khi sinh cần tránh tư thế sinh hoạt như thế nào?
Sau sinh chị em mất khá nhiều sức lực khiến cơ thể bị suy nhược trở nên yếu ớt. Lúc này ngoài bồi bổ dinh dưỡng cho cơ thể chị em cũng cần kiêng cữ, hoạt động sao cho hợp lý để không gây thêm tổn thương cho cơ thể. Ngoài khôn được kê gối cao và nằm võng thì bạn có thể tham khảo thêm một số tư thế cần tránh sau sinh như sau:
Nằm vắt chân
Sau khi sinh sản phụ không nên nằm dạng chân vì nó sẽ ảnh hưởng đến sự co hồi âm đạo về sau. Nhưng sản phụ cũng không được nằm vắt chéo chân, nhất là thời gian đầu mới sinh. Vì như vậy sẽ khiến cản trở sản dịch thoát ra ngoài, không có lợi cho sức khỏe của chị em đâu nhé, ngoài ra vắt chéo chân còn khiến chân dễ bị tê. Chị em nên nằm duỗi chân thẳng, hai chân khép vào nhau là được rồi nhé.
Ngồi xổm
Bà đẻ cũng không nên ngồi xổm vì nó khiến chị em dễ đau lưng, đau lưng kinh niên và khiến vùng kín khó khép lại được. Bên cạnh đó, ngồi xổm nhiều còn gây áp lực xuống vùng bụng dưới và sàn chậu rất dễ khiến nội tạng bị sa xuống vì lúc này các dây chằng đang bị giãn ra. Nếu bị như vậy rất khó khắc phục lại được như ban đầu nên mẹ sau sinh hạn chế tối đa việc ngồi xổm nhé.
Khom lưng
Sản phụ sau khi sinh cũng không nên khom lưng vì sau này có thể bạn sẽ bị đau lưng đến mức không thể đứng vững được. Nếu phải làm các việc như thay tả cho em bé, nhặt đồ, cúi xuống bế bé, tắm cho bé… thì tốt nhất bạn nên giữ lưng thẳng, hạ hông từ từ xuống thay vì cúi người. Nếu muốn bế bé, bạn giữ lưng thẳng, chùng gối, hạ hông xuống ôm bé rồi nâng hông lên.
Đi chân trần
Dù là sinh vào mùa hè bà đẻ cũng nên mang 1 đôi tất mỏng để tránh chạm chân xuống sàn nhà lạnh. Cơ thể chị em sau sinh lúc này đang khá yếu, lỗ chân lông giãn nở nhiều nên khi gặp lạnh dễ co lại đột ngột và nguy hiểm bị cảm lạnh khá cao. Bàn chân cũng có mối liên quan mật thiết với lục phủ ngũ tạng nếu không được giữ ấm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của toàn cơ thể.
Gen bụng quá chặt
Mẹ sau sinh gen bụng giúp nâng đỡ cơ quan nội tạng, hỗ trợ sản dịch ra nhanh hơn. Nhưng bạn cần quấn bụng sao cho phù hợp nhất, không nên gen bụng quá chặt vừa cản trở sản dịch ra ngoài vừa khiến sự lưu thông máu trong khoang chậu bị ảnh hưởng. Bạn nên chuẩn bị một tấm vải xô dài, quấn quanh bụng khoảng 8-10 vòng và thường xuyên thay giặt nhé.
Dùng thiết bị điện tử quá nhiều
Dù là mẹ sau sinh hay người bình thường cũng không nên sử dụng thiết bị điện tử quá nhiều. Đặc biệt bà đẻ cơ thể yếu ớt sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn, nó có thể gây nhức mỏi mắt, giảm thị lực, ảnh hưởng đến thần kinh… Sóng wifi cũng làm ảnh hưởng đến bộ não của em bé nên tốt nhất mẹ sau sinh nên hạn chế dùng các thiết bị điện tử quá nhiều để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Trên đây chúng tôi đã giải đáp bà đẻ, phụ nữ sau sinh có được nằm võng không, đồng thời cung cấp những thông tin liên quan khác để bạn tham khảo. Hy vọng bạn đã thu thập được những thông tin mình cảm thấy hữu ích. Cảm ơn đã theo dõi bài viết của mautu.net và hẹn gặp lại mọi nguời trong các chủ đề tiếp theo.
Xem thêm:
- Sau khi sinh bao lâu thì làm việc nhà
- Sau khi Sinh có nên đi xe máy không
- Sau sinh bao lâu thì được ra ngoài đường
- Sau khi sinh bao lâu thì được đụng nước lạnh
- Sau khi sinh bao lâu thì đi lại bình thường
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!