Mẹ sau sinh ăn mì tôm được không? Có hại không?

Mì tôm là thực phẩm ăn liền quen thuộc với không chỉ người Việt mà còn có nhiều quốc gia trên thế giới. Bởi lẽ đó, một trong những điều mẹ sau sinh cực kỳ quan tâm chính là có ăn được mì tôm không. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp cho các mẹ thắc mắc sau sinh ăn mì tôm được không? Qua đó, mẹ cũng sẽ biết thêm về những tác động của mì tôm đối với sức khỏe. Các mẹ hãy tham khảo nhé.

1. Mẹ sau sinh ăn mì tôm có được không?

Rất nhiều phụ nữ sau sinh quan tâm đến vấn đề sau sinh có ăn được mì tôm hay không? Để giải đáp được thắc mắc này, các mẹ hãy xem qua về thành phần dinh dưỡng có trong một gói mì nhé.

1.1 Thành phần dinh dưỡng trong mì tôm

Mì tôm hay còn gọi là mì ăn liền, là một loại đồ ăn được đóng gói sẵn. Nhờ tính tiện lợi, nên hiện nay, có rất nhiều người là fan trung thành của loại đồ ăn này. Thế nhưng, những thành phần dinh dưỡng có trong mì tôm sẽ khiến bạn cần xem xét lại việc có nên ăn nó hay không.

Trên thực tế, bao bì của các gói mì tôm luôn có thông tin về thành phần dinh dưỡng ở trên đó nhưng chúng ta thường ít để ý tới. Thành phần chủ yếu trong một gói mì thường là bột mì, chất béo, protein và một số hợp chất khác. Tuy nhiên phải lưu ý rằng, trong mì tôm có cực kỳ ít dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Khi chúng ta ăn mì tôm, sẽ cảm thấy no bụng, nhưng không hấp thụ được dưỡng chất.

Trung bình, một gói mì 75g cung cấp cho cơ thể 350 calo. Tuy nhiên, lượng calo này chứa nhiều chất béo không tốt, gây ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch. Theo các nghiên cứu y tế, cơ thể chúng ta cần thời gian ít nhất 1 tuần để đào thải những chất gây hại cho sức khỏe sau khi ăn mì tôm.

Thành phần chủ yếu tạo nên một gói mì tôm thành phần là các hợp chất hóa học, điều vị, tạo ngọt, màu thực phẩm,…

Từ đó có thể thấy rằng, mì tôm chứa nhiều năng lượng nhưng không cân bằng dinh dưỡng. Đồng thời, không có quá nhiều dưỡng chất cho cơ thể có thể hấp thụ qua việc ăn mì.

1.2 Mẹ sau sinh có ăn mì tôm được không?

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo rằng, những mẹ sau sinh đang cho con bú KHÔNG NÊN ăn mì tôm. Bởi những nguyên nhân sau đây:

  • Mì tôm quá “nghèo” dinh dưỡng: Cơ thể mẹ sau sinh cần nhiều dinh dưỡng để hồi phục sức khỏe. Và những dưỡng chất trong mì tôm không thể đáp ứng nhu cầu này. Không những vậy, ăn mì tôm thậm chí còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé bởi các gia vị hóa học bên trong.

  • Mì tôm gây mất cân bằng dinh dưỡng: Nếu mẹ ăn mì tôm, sẽ nạp một lượng calo rất lớn vào cơ thể. Điều này có thể khiến mẹ bị no, chướng bụng, không ăn được những thực phẩm khác. Do đó, mẹ có thể gặp tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng nghiêm trọng.

Xem thêm: Mẹ sau sinh ăn cà chua có tốt không?

2. Ba tác hại mẹ phải đối mặt nếu ăn mì tôm sau khi sinh

Ăn mì tôm không hề tốt cho sức khỏe của chúng ta, đặc biệt với mẹ đang cho con bú. Sau đây là 3 tác hại mẹ sẽ phải đối mặt nếu thường xuyên ăn mì tôm:

Tăng cân khó kiểm soát

Cân nặng luôn là vấn đề gây nhức nhối đối với mẹ sau sinh. Bởi lẽ đó, bên cạnh việc cho con bú, các mẹ còn quan tâm đến việc giảm cân. Bởi lẽ đó, nhiều người nghĩ rằng ăn mì tôm thay bữa chính sẽ có tác dụng giảm cân nhanh chóng. Vậy nhưng, suy nghĩ này hoàn toàn sai lầm mẹ nhé.

Đầu tiên, lượng calo có trong một gói mì tôm cực kỳ cao, lên tới 350 calo. Do đó, dù mẹ chỉ ăn có một gói mì tôm cũng đã nạp vào cơ thể một lượng calo cực kỳ cao. Điều này khiến các mẹ sau sinh không thể giảm lượng calo có trong cơ thể, là trở ngại của việc giảm cân. Không những vậy, ăn mì tôm sẽ khiến mẹ nhanh đói. Vì vậy, mẹ cần phải ăn thêm nhiều đồ ăn khác nữa.

Ăn mì tôm có khả năng gây mất sữa

Dưỡng chất có trong mì tôm thực sự quá ít, vì vậy mẹ sẽ không có đủ dưỡng chất để sản xuất sữa. Về lâu dài, điều này sẽ gây ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng sữa mẹ sản sinh mỗi ngày. Thậm chí, mẹ sẽ phải đối mặt với nguy cơ mất sữa nếu tần suất ăn mì tôm quá lớn.

Ăn mì tôm khiến mẹ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Bên trong mì tôm có chứa rất nhiều chất béo. Chúng sẽ biến đổi thành các cholesterol xấu khi nạp vào cơ thể. Điều này làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch của mẹ sau sinh. Đồng thời, việc ăn mì tôm thường xuyên còn khiến mẹ bị nóng trong, gây ảnh hưởng đến chức năng gan.

3. Mẹ sau sinh 1 tháng, 2 tháng ăn mì tôm được không?

Như đã nói ở trên, các chuyên gia dinh dưỡng không nên ăn mì tôm bởi chúng sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu mẹ “ghiền” quá thì cũng có thể thử một chút để giải cơn thèm nhé. Để tốt nhất cho sức khỏe, mẹ nên lưu ý một số điều sau:

Mẹ nên ăn mì tôm sau 1 đến 2 tháng sinh em bé. Bởi giai đoạn này, cơ thể mẹ đã có sự hồi phục, hoạt động tiêu hóa và chuyển hóa năng lượng cũng sẽ tốt hơn.

Ngoài ra, mẹ không nên ăn mì tôm quá nhiều và thường xuyên. Mẹ chỉ nên ăn từ 1 đến 2 lần trong một tháng. Tần suất này sẽ đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và bé.

4. Giải đáp thắc mắc: Sau sinh mổ có được ăn mì tôm không?

Ngoài câu hỏi sau 1, 2 tháng ăn mì tôm được không, thì vấn đề sau sinh mổ có được ăn mì tôm không cũng có rất nhiều người thắc mắc. Đối với các mẹ sau sinh mổ, sức khỏe sẽ yếu và cần nhiều thời gian hồi phục hơn. Bởi lẽ đó, mẹ cần tập trung bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng. Các chuyên gia y tế khuyên rằng, bà đẻ mổ nên chú trọng bổ sung các thực phẩm giàu protein, vitamin, acid amin, omega và khoáng chất. Bởi lẽ đó, mì tôm không phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của mẹ trong giai đoạn này.

Thêm vào đó, các mẹ cũng đã thấy những tác hại của việc ăn mì tôm đối với cơ thể được đề cập đến ở trên. Bởi lẽ đó, mẹ sau sinh mổ KHÔNG NÊN ăn mì tôm để tốt nhất cho sức khỏe.

Xem thêm: Mẹ sau sinh mổ ăn trứng gà được không?

5. Một số thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ sau sinh nên tránh

Ngoài mì tôm, còn rất nhiều thực phẩm gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sữa mẹ. Bởi lẽ đó, mẹ nên bỏ túi danh sách những thực phẩm sau để tránh nhé.

  • Bia, rượu, cà phê, đồ uống có ga: Đây là những loại đồ uống có chất kích thích sẽ khiến mẹ căng thẳng thần kinh khi sử dụng. Vì thế, mẹ sau sinh sử dụng các loại đồ uống này sẽ dẫn đến một số vấn đề như trầm cảm, stress, rối loạn tinh thần. Đồng thời, rượu, bia, cà phê có thể thông qua sữa mẹ đi vào cơ thể em bé. Trong khi đó, các chức năng gan, thận của em bé chưa được hoàn thiện, không thể bài trừ các chất có hại. Điều này vô hình chung ảnh nguy hại đến sức khỏe và sự phát triển của cả mẹ và bé.

  • Các thực phẩm gây mất sữa như mướp đắng, măng chua: Đây là một số thực phẩm dễ gây mất sữa nếu mẹ ăn thường xuyên. Bởi lẽ đó, mẹ sau sinh nên tránh các thực phẩm này trong giai đoạn cho con bú nhé.

  • Các thực phẩm có tính hàn: Sức khỏe của bà mẹ sau sinh thường khá yếu. Bởi lẽ đó, giai đoạn này mẹ nên ăn những thực phẩm bổ dưỡng, dễ tiêu, không gây tổn hại đến cơ thể. Và đặc biệt, mẹ cần tránh những thực phẩm có tính hàn như dưa hấu, các loại rau đắng,…

Xem thêm:

  • Tác hại của việc ăn măng đối với mẹ sau sinh
  • Mẹ sau sinh có được ăn mướp đắng không?

6. Kết luận

Chúng ta không thể phủ nhận sự tiện lợi của mì tôm đối với cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, ăn mì tôm thực sự không hề tốt cho sức khỏe của tất cả mọi người. Vì lẽ đó, trong giai đoạn này, mẹ nên tập trung bổ sung những thực phẩm giàu dinh dưỡng, và hạn chế những thực phẩm “độc hại” như mì tôm nhé. Monkey mong rằng, mẹ sẽ lựa sẽ một thời kỳ sau sinh khỏe mạnh và vui vẻ. Và mẹ đừng quen theo dõi chuyên mục Dinh dưỡng sau khi sinh để cập nhật thêm nhiều thông tin mới nhất nhé.