Có không ít trường hợp bệnh nhân cảm thấy lo lắng khi bất chợt thấy răng mình lung lay đau nhức khi chạm tay vào hoặc đau và khó khi ăn nhai. Răng lung lay đau nhức có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do yếu tố bệnh lý hoặc chấn thương bên ngoài, do đó răng lung lay phải làm sao để phục hồi, sẽ cần căn cứ vào chính nguyên nhân thực tế đó để có phương án điều trị thích hợp nhất.
1, Răng lung lay đau nhức do viêm nha chu
Đây là nguyên nhân cơ bản nhất khiến cho tình trạng răng lung lay trở nên nghiêm trọng. Khi phần cao răng không được làm sạch, vi khuẩn sẽ phát sinh và gây bệnh viêm nhiễm phần nướu. Có nhiều trường hợp túi mủ hình thành bên trong nướu gây sưng chân răng, khiến cho nướu dần tách khỏi chân răng và răng bị lung lay nhiều hơn.
Điều trị viêm nha chu để răng cứng chắc lại như cũ
Vậy răng lung lay đau nhức phải làm sao để hồi phục như cũ? Giải pháp cho tình trạng này là điều trị viêm nha chu mà trước tiên là làm sạch cao răng tồn tại trên thân răng và dưới nướu. Khi vi khuẩn được loại bỏ thì phần nướu sẽ dần ôm lại chân răng và tình trạng răng lung lay sẽ được cải thiện.
2, Răng lung lay đau nhức do viêm tủy
Răng bị viêm tủy có thể do chấn thương nhưng đa phần là bởi bệnh lý sâu răng gây nên, khi không được điều trị, vết sâu có thể lan rộng vào buồng tủy gây viêm nhiễm tủy và khiến răng bị lung lay. Khi đó, phần răng bị viêm cần được điều trị tủy trước tiên để tránh áp xe xương ổ răng. Tình trạng viêm nhiễm được điều trị thì chân răng cũng sẽ cứng chắc dần và bớt lung lay.
Răng lung lay cần phải điều trị tủy trước tiên
3, Răng bị lung lay do xương bị tiêu
Do một số nguyên nhân như răng kế bên bị mất hay do bệnh lý là phần xương hàm dưới chân răng bị tiêu dần đi. Tùy vào mức độ nặng hay nhẹ mà tình trạng tiêu xương chân răng và răng lung lay nhiều hay ít. Trường hợp răng lung lay do tiêu xương thì cách điều trị răng lung lay là cần phải có biện pháp bổ sung xương bị thiếu hụt tức là cần ghép xương, kết hợp xử lý cao răng để làm sạch vùng chân răng, không để vi khuẩn tiếp tục tấn công chân răng.
4, Răng bị lung lay đau nhức do chấn thương
Có một số trường hợp răng bị lung lay phần chân do chấn thương va đập tác động mạnh. Với nguyên nhân này thì nha sỹ có thể dùng nẹp giữ cố định răng và xương ổ răng. Theo thời gian, răng sẽ định hình lại và bớt lung lay, dần dần sẽ ôm khít và đảm bảo ăn nhai bình thường. Tất nhiên yêu cầu của phương pháp này là phần răng không được tổn thương quá nhiều và răng không được lung lay quá mức.
Răng lung lay phải làm sao để chắc lại như cũ?
1, Cố định răng lung lay bằng dây cung kim loại và Composite:
Là kỹ thuật điều trị các răng lung lay do các nguyên nhân khác nhau bằng cách liên kết các răng bằng dây kim loại và cố định dây bằng composite.
1.1, chỉ định:
-Các răng lung lay do các bệnh quanh răng.
-Các răng lung lay do chấn thương.
1.2, chống chỉ định:
-Có tình trạng viêm nhiễm cấp tính trong khoang miệng.
-Răng lung lay xen kẽ giữa các vùng mất răng.
1.3, các bước tiến hành:
-Làm sạch bề mặt các răng bằng các dụng cụ và vật liệu thích hợp.
-Chọn và sửa soạn dây cung.
-Xoi mòn bề mặt men răng vùng răng lung lay cần cố định bằng acid phosphoric 37%.
-Rửa sạch.
-Đặt chêm gỗ vào khoảng giữa các kẽ răng.
-Cách ly các răng và làm khô bề mặt răng.
-Phủ keo dán lên bề mặt răng và chiếu đèn quang trùng hợp.
-Đặt composite lên mặt trong của các răng vùng đã sửa soạn.
-Đặt dây cung vào mặt trong các răng ở vị trí phù hợp.
-Phủ dây cung bằng composite.
-Cố định dây cung bằng chiếu đèn quang trùng hợp.
-Lấy chêm gỗ ra khỏi kẽ răng.
-Chỉnh sửa bề mặt Composite cho phù hợp.
2, Cố định răng lung lay bằng nẹp kim loại:
Là kỹ thuật điều trị cố định các răng lung lay do các nguyên nhân khác nhau bằng nẹp kim loại liên kết các răng.
2.1, chỉ định:
-Các răng lung lay do các bệnh quanh răng.
-Các răng lung lay do chấn thương.
2.2, chống chỉ định:
-Có tình trạng viêm nhiễm cấp tính trong khoang miệng.
-Răng lung lay xen kẽ giữa các vùng mất răng.
-Răng lung lay đơn lẻ.
2.3, các bước tiến hành
– Xác định các răng cần liên kết.
– Sửa soạn các vị trí đặt nẹp trên các răng.
– Đặt nẹp vào các vị trí đã thiết kế ban đầu.
– Kiểm tra độ sát khít,độ ổn định và khớp cắn.
– Chỉnh sửa nẹp cho phù hợp.
– Cố định nẹp trên các răng đã sửa soạn bằng cement hoặc bằng nút buộc chỉ thép.
- Sau khi đã tiến hành cố định các răng lung lay, tiến hành điều trị viêm lợi, viêm quanh răng (nếu có ) hoặc điều trị những thương tổn do chấn thương băng đơn thuốc kháng viêm, giảm phù nề, giảm đau…vv, đặc biệt lưu ý hướng dẫn bệnh nhân vệ sinh răng miệng đúng cách và kiểm soát cao răng, mảng bám răng.
- Thời gian cố định răng lung lay thường sau 1 tháng tháo bỏ nẹp đối với trường hợp răng lung lay do chấn thương. Đối với răng lung lay do những nguyên nhân khác có thể sẽ phải kéo dài thời gian cố định (3 đến 5 tháng ) do nhiều yếu tố liên quan đến độ vững ổn của răng, trong những trường hợp này để đảm bảo chắc chắn trước khi tháo bỏ nẹp cố định cần kiểm tra kỹ trên thực tế và chụp phim XQ đánh giá.
♦ Bảo tồn răng chính là nguyên tắc đầu tiên trong nha khoa, tuy nhiên, trong một số trường hợp răng bị tổn thương, lung lay quá mức thì cách duy nhất để điều trị là cần nhổ răng lung lay để loại trừ những biến chứng có thể xảy ra.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!