Quản lý dự án PMI là gì? Làm sao để hiệu quả?

Hình thức làm việc theo dự án ngày càng phổ biến, đặc biệt tại thị trường Việt Nam. Hoạt động theo dự án đòi hỏi các phương pháp quản lý dự án PMI đạt chuẩn nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất. Vậy hình thức quản lý dự án này là gì? Phải làm gì để quản lý dự án hiệu quả, gia tăng năng suất lao động? Cùng theo dõi chia sẻ dưới đây bạn nhé!

Hiểu về quản lý dự án PMI

Quản lý dự án PMI là gì?

Quản lý dự án PMI là một quy trình quản lý các dự án theo đúng quy chuẩn, được tổ chức hàng đầu thế giới là Viện quản lý dự án Hoa Kỳ đưa ra. PMI là tổ chức đi đầu, tiên phong trong việc phát triển các kỹ thuật, quy trình làm việc, thiết lập các chuẩn mực cho hoạt động quản lý dự án đồng thời tài trợ, tiến hành đưa ra các chương trình đào tạo cấp chứng chỉ liên quan.

quan-ly-du-an-PMI

Quản lý dự án PMI sao cho hiệu quả

Lợi ích khi quản lý dự án PMI

Trên thế giới, quản lý dự án này được rất nhiều doanh nghiệp áp dụng và đạt được thành tựu to lớn. Thực tế thì lợi lích của việc áp dụng quy trình quản lý dự án mang lại là rất nhiều.

Một số lợi ích chung có thể kể đến:

  • Giảm thiểu rủi ro của quá trình thực hiện dự án. Nhờ vào tính linh hoạt, kiểm soát theo từng giai đoạn nhỏ mà tỷ lệ rủi ro được giảm thiểu đáng kể.
  • Tính nhất quán giữa các bộ phận, các khâu được gia tăng nhờ sự tương tác qua lại thường xuyên, luồng thông tin được truyền tải nhanh chóng chính xác, không thông qua quá nhiều cấp bậc.
  • Tăng độ hài lòng của khách hàng nhờ sự nghiên cứu, phân tích, lấy con người làm trọng tâm ngay từ đầu…

Dưới góc độ của một người quản lý, quản lý theo quy trình chuẩn này sẽ giúp họ nắm bắt thông tin một cách toàn diện từ giai đoạn đầu đến khi kết thúc. Áp dụng quy chuẩn của PMI sẽ giúp người quản lý biết rõ quy trình, hạng mục cần phải hoàn thành và phải thúc đẩy tiến độ dự án như thế nào.

Lợi ích to lớn khi ứng dụng quản lý dự án PMI

Quản lý dự án PMI cần cho đối tượng nào?

Quản lý dự án PMI là một quy chuẩn làm việc nên được phổ biến trong toàn bộ doanh nghiệp có hoạt động theo dạng dự án. Các lĩnh vực đã và đang ứng dụng thành công mô hình này có thể kể đến như Marketing, truyền thông, công nghệ, xây dựng, phát triển sản phẩm…

Trong doanh nghiệp cụ thể, thường các vị trí ở phòng dự án sẽ sử dụng phương pháp này. Đó có thể là chuyên viên quản trị dự án, thành viên trực tiếp thực hiện dự án, giám đốc dự án… Nhìn chung thì bất kỳ ai có mong muốn gia tăng hiệu quả công việc, phát triển lâu dài và đi sâu hơn trong công việc này thì nên biết và vận dụng tốt các phương pháp, quy chuẩn theo hình thức này.

Để có thể học về quản lý các dự án theo hình thức này, học viên cũng cần đáp ứng các điều kiện về chuyên môn, số giờ làm việc, thành tựu đạt được… Tại Việt Nam, Học viện Agile có cung cấp khoá học và hỗ trợ cấp chứng chỉ về quản lý dự án PMI bạn có thể tìm hiểu thêm. Đây là đơn vị tiên phong mang Agile, một trong những phương pháp làm việc theo dự án được PMI công nhận về tới Việt Nam. Agile đã đồng hành với rất nhiều doanh nghiệp như FPT, Viettel, CMC để đào tạo đội ngũ nhằm nâng cao chất lượng làm việc của nhân sự.

Agile có mặt trên thế giới từ năm 2001, bởi nhóm các chuyên gia cũng là tác giả của các phương pháp làm việc nổi tiếng như Lean, Scrum, XP… Agile là một thuật ngữ chung để nói về phương pháp quản lý công việc linh hoạt, bao gồm hệ thống các giá trị, tư tưởng, nguyên tác làm việc riêng. Theo những quy chuẩn mà PMI đưa ra thì Agile là phương pháp làm việc hoàn hảo, đặc biệt phù hợp với đặc điểm thị trường hiện nay.

>> Tham gia trải nghiệm khoá đào tạo Quản trị dự án Agile: https://hocvienagile.com/agile-project-management-quan-tri-du-an/

5 bước quản lý dự án chuẩn PMI

Dựa trên tinh thần hoạt động của quản lý, một dự án muốn đạt hiệu quả cao cần được thực hiện qua 5 bước:

  • Thiết lập dự án: tạo các thông tin cơ bản như tên dự án, thời gian cần hoàn thành, người phụ trách, mục tiêu đề ra…
  • Lập kế hoạch dự án: thiết lập kế hoạch theo các đầu việc, các mốc tiến độ, kế hoạch theo tuần, theo tháng, theo quý,…
  • Thực hiện dự án: triển khai chạy dự án theo kế hoạch đã đề ra, tối ưu mọi nguồn lực, việc tương tác được ưu tiên nhằm có thông tin đủ và đúng để điều chỉnh khi cần thiết;
  • Kiểm soát dự án: theo từng giai đoạn sẽ có sự tổng kết, đánh giá mức độ hoàn thành, đã đạt hay chưa, cần bổ sung nguồn lực nào khác hay không, cần thúc đẩy tiến độ dự án như thế nào…
  • Kết thúc dự án: dự án sau khi kết thúc, cần xuất dữ liệu về dự án để có thể báo cáo chi tiết, đánh giá tổng thể một lần nữa.

5-buoc-quan-ly-du-an-pmi

Quản lý dự án cần thực hiện tuần tự theo các bước

Với những thông tin được chia sẻ trên đây về quản lý dự án PMI, hẳn bạn đã nhận ra được giá trị mà phương pháp này mang lại. Hy vọng bạn sẽ tìm hiểu được kiến thức sâu hơn, ứng dụng thành công các phương pháp quản lý từng dự án vào công việc của mình.