Địa hình nhiều đồi núi là một trong những đặc trưng của Việt Nam, đặc biệt là ở các tỉnh miền trung và miền bắc.
Chính vì vậy, để các phương tiện giao thông đặc biệt là xe tải và xe khách vận hành an toàn hơn trên địa hình này người ta đã thiết kế thêm vào xe bộ phận phanh khí xả.
Hầu như hiện tại các loại xe đầu kéo, xe khách và xe tải tầm trung trở lên đều được nhà sản xuất trang bị phanh khí xả.
Vậy phanh khí xả là gì? Cơ chế hoạt động của phanh cúp bô ra sao?
Cùng Ô Tô Hoàng Long tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây nhé!
Phanh Khí Xả Là Gì?
Phanh khí xả là bộ phận phanh thứ cấp có tác dụng làm giảm tốc độ tua máy của động cơ xuống thấp qua đó giảm tốc độ của xe.
Phanh khí xả còn được gọi là phanh cuppo, phanh cúp bô, phanh ống xả, phanh đổ đèo, phanh cổ bô, hãm bô… theo từng địa phương mà có tên gọi khác nhau.
Phanh khí xả trong tiếng Anh được gọi là Exhaust Brake.
Đây là hệ thống quan trọng thường được gắn trên các dòng xe tải hạng trung trở lên cũng như các loại xe tải Isuzu, xe khách, xe đầu kéo, rơ mooc hiện nay.
Tác Dụng Của Phanh Khí Xả Cuppo
Loại phanh này chủ yếu giúp giảm tải cho phanh chính, sử dụng khi đổ đèo hoặc từ dốc cao xuống, khi đó tài xế không cần phải rà thắng tránh tình trạng mất thắng.
Tình trạng bị vô hiệu hóa hệ thống phanh chính do ma sát khi người lái rà thắng quá nhiều khiến xe bị mất phanh, rất nguy hiểm khi đỗ đèo.
Do đó hệ thống này được đánh giá hoạt động rất hiệu quả cho những cung đường đồi núi, đối với các loại xe cở nhỏ thường không được trang bị hệ thống này vì giá thành khá cao.
Ngoài ra, mục đích hoạt động của phanh khí nén là giảm thao tác đạp phanh của người lái khi đổ đèo hoặc xuống những đoạn dốc dài… Vì vậy nên má phanh và tang trống của hệ thống phanh chính có tuổi thọ cao hơn.
Nguyên Lý Hoạt Động Của Phanh Khí Xả Cúp Bô
Nguyên lý hoạt động của phanh khí xả khá đơn giản:
- Khi lái xe xuống một địa hình dốc, lúc này tài xế sẽ bật công tắc phanh khí xả trên vô lăng và kích hoạt bộ phận điều khiển tác động lên van bướm gió được lắp đặt trên cổ xả của động cơ.
- Tiếp đó van bướm gió sẽ chặn dòng khí thải từ động cơ, giảm khả năng nạp nhiên liệu vào buồng đốt.
- Dòng khí thải không thoát ra được sẽ làm tăng áp suất ngược trở lại động cơ, mô men xoắn âm được tạo ra khiến động cơ chậm lại.
- Do van khí xả cuppo đóng sẽ làm cho pittong đẩy khí thải ra ngoài khó khăn hơn. Từ đó Pittong sẽ di chuyển chậm hơn, điều này sẽ làm cho động cơ bị hãm lại.
- Động cơ chậm lại sẽ tác dụng lên toàn bộ hệ thống truyền động của xe qua đó kìm hãm tốc độ của xe lại mà không cần rà thắng nhiều.
Van bướm được làm từ kim loại dạng hình tròn, có ba lỗ tròn phía ngoài trên đó giúp nó không chặn toàn bộ ống xả. Nếu không có lỗ này, động cơ sẽ dừng thay vì giảm tốc độ.
Van bướm được kích hoạt thông qua các ống thủy lực, khi người lái bật phanh, xi lanh giảm áp suất của nó để van đóng lại và hạn chế đường đi của khí thải.
Ở vị trí này, van bướm sẽ vuông góc với dòng khí thải và do đó tạo ra áp suất ngược lên động cơ. Van bướm có từ một đến ba lỗ để không bị tắc hoàn toàn đường ống xả. Điều này đảm bảo tránh hư hỏng do áp suất cao.
Khi người lái nhả phanh, van bướm được mở và cho phép khí thải chảy vào ống xả. Ở vị trí này, van bướm sẽ với đường đi của khí thải và do đó giải phóng áp suất lên động cơ và cho phép tốc độ của nó tăng lên.
Hệ thống phanh xả được sản xuất bởi nhiều công ty. Hệ thống phanh khác nhau về thiết kế, nhưng về cơ bản hoạt động như mô tả ở trên.
Hệ thống phanh khí thải tiên tiến hơn có bộ điều biến áp suất khí thải (EPM) để kiểm soát áp suất ngược, do đó cải thiện hiệu suất phanh trên nhiều tốc độ động cơ.
Cách Sử Dụng Phanh Khí Xả
Phanh khí xả tác động lên động cơ để kìm hãm toàn bộ chuyển động của hệ thống truyền động, do đó đã sử dụng phanh khí xả thì không được đạp côn.
Khi bật phanh khí xả thì lái xe không đạp côn, không đạp ga, về số thấp hơn nếu cần, xe chạy ở vận tốc trên 5km/h.
Khi bật phanh khí xả, động cơ sẽ bị làm chậm lại đột ngột, khiến cho động cơ bị rung, tiếng máy kêu khác lúc chưa bật rõ ràng. Ống xả thoát là khói đen mù mịt. Đây là cách nhiện biết khi bạn bật chế độ phanh đổ đèo.
Khi phanh khí xả hoạt động, động cơ xe sẽ bị rung mạnh hơn và tiếng máy khác bình thường, xe bắt đầu chậm lại rõ rệt, nhiều khói đen thoát ra từ ống xả.
Đây là dấu hiệu để bạn nhận biết khi xe đang để ở chế độ phanh khí xả.
Phanh khí xả hoạt động như một hệ thống phanh thứ cấp hỗ trợ và tăng tuổi thọ cho hệ thống phanh chính.
Lực phanh khí xả khá lớn nên xe hoàn toàn có thể xuống dốc với độ nghiêng 8% mà không cần đạp phanh chính (sử dụng phanh khi cần thiết).
Trong hầu hết các trường hợp, phanh xả hiệu quả đến mức nó có thể làm chậm một chiếc xe với tải trọng nặng khi xuống dốc mà không cần sử dụng phanh chính của xe.
Phanh cúp bô xe tải là hệ thống hoạt động riêng biệt và không gắn liền với hệ thống phanh chính.
Vị Trí Nút Phanh Khí Xả Cúp Bô Xe Tải
Trên một số dòng xe tải hạng trung và hạng nặng như xe tải Isuzu, Hyundai, Dongfeng, Hino… thì cần gạt hoặc nút điều khiển phanh khí xả được lắp bên tay phải dưới vô lăng hoặc một nút bấm trên táp lô xe.
Trong khi đó hệ thống phanh khí xả chính sẽ được lắp ở phần đầu đường ống xả ngay sau turbo tăng áp. Trên các dòng xe tải nặng hầu hết được thiết kế trên thanh cốt cam động cơ.
Trên đây chúng tôi đã thông tin về phanh khí xả là gì? cơ chế hoạt động và dấu hiệu nhận biết của phanh khí xả.
Cảm ơn quý độc giả quan tâm và theo dõi.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!