Nuôi ba ba trong bể xi măng được yêu thích và áp dụng rộng rãi bởi nhiều bà con và hộ gia đình chăn nuôi trên các vùng miền khắp cả nước. Nuôi ba ba từ những năm cuối thế kỉ XX đã trở thành một hình thức chăn nuôi mang lại nhiều tiềm năng và giúp nhiều bà con nông dân thoát nghèo.
Đặc biệt mô hình nuôi ba ba trong bể xi măng cho ra kết quả thành công ở rất nhiều địa phương, đưa đến cho mô hình này vô vàn lượt quan tâm. Vậy hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu và khám phá về mô hình nuôi ba ba trong bể xi măng nhé.
Chọn giống để nuôi ba ba trong bể xi măng
Có rất nhiều loại ba ba mang lại năng suất cao trên thị trường, nhưng việc chọn ba ba giống để nuôi ba ba trong bể xi măng thì cần một chút đánh giá về thời tiết và khí hậu của từng vùng miền.
Ví dụ những nơi có nhiệt độ trung bình năm khá thấp như miền bắc thì nên chọn ba ba gai (loại ba ba này phân bố rộng rãi ở các sông, hồ, miền núi, đồng bằng,… miền Bắc) và ba ba trơn (loại ba ba này còn được gọi là ba ba hoa, phân bố chủ yếu ở sông, suối đồng bằng Sông Hồng).
Nhưng hai loài ba ba trên đều có thể phân bố ở cả miền Nam.
Chỉ có một số loài như lẹp suối (hay còn gọi là ba ba suối) thì chỉ phân bố chủ yếu ở các suối nhỏ của vùng núi phía Bắc.
Hoặc như cua đinh (còn được gọi hẳn là ba ba Nam Bộ) phân bố tự nhiên ở Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, Đông Nam Bộ,… dễ phân biệt hơn hẳn.
Dù là loại ba ba nào thì ba ba giống chọn cho mô hình nuôi ba ba trong bể xi măng đều phải đảm bảo khỏe mạnh, bơi lội bình thường và ổn định, da không bị xây xát, không mang mầm bệnh và có kích thước đều nhau.
Chọn giống bố mẹ thì chọn những con ít nhất là từ 2kg trở lên, thả với tỉ lệ rùa đực và rùa cái lần lượt là 3 : 1 hoặc 4 : 1 là tốt nhất, đảm bảo tỉ lệ ương giống thành công cao.
Còn nếu bạn chọn con giống thả nuôi thì nên chọn con giống có khối lượng 100g trở lên, thả vào thời điểm tháng 2 – 3.
Và nếu con giống có trọng lượng 100g đổ lại thì mật độ thả là 10 – 15 con trên một mét vuông, còn nếu những con có trọng lượng 200g trở lên thì giảm mật độ xuống còn dưới 8 con trên một mét vuông.
Nếu thả ba ba nhỏ từ 70 – 100g vào tháng 2 – 3 thì trung bình 8 – 9 tháng là có thể thu hoạch, nhưng vẫn còn tùy thuộc vào điều kiện nuôi ba ba trong bể xi măng và khối lượng ba ba giống ban đầu.
Bể xi măng nuôi ba ba
Bể xi măng xây thành công là yếu tố quyết định phần lớn đến năng suất và chất lượng của ba ba, tạo điều kiện phát triển và sinh trưởng cho ba ba.
Về nguồn nước để nuôi ba ba trong bể xi măng, nước phải đảm bảo sạch và không ô nhiễm, tránh xa những nguồn chất thải của các nhà máy hóa học, những khu chợ hải sản, những khu đông dân cư,…
Chất lượng nước sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sống của ba ba.
Luôn vệ sinh nguồn nước để không đọng lại rác thải trên mặt ao.
Nguồn nước cũng phải đảm bảo được chủ động và không bị thiếu hụt, như thế có thể đảm bảo cung cấp linh hoạt mỗi khi cần đến.
Tùy theo mục đích của việc nuôi ba ba trong bể xi măng mà ta quyết định diện tích và kích thước bể, ví dụ nếu ta nuôi ba ba để lấy thịt thì chỉ nên xây với diện tích dưới 500 mét vuông, sâu 1,5 – 2m tương ứng với mức nước 1 – 1,2m.
Đáy ao xây bằng phẳng nhưng hơi nghiêng về phía cống thoát nước để dễ đánh bắt và vệ sinh ao, hãy đầu tư hai ống nước, một ống bơm và một ống thải để đảm bảo chất lượng cấp phát, hai ống được đặt sát đáy ao để đảm bảo thuận tiện.
Ba ba không cần lớp bùn dưới đáy như nhiều loài cá khác, nuôi ba ba trong bể xi măng thì bà con hãy thay thế lớp bùn bằng một lớp cát dày khoảng 10 – 20cm để ba ba có thể lẩn mình vào.
Thả vào trên mặt nước các giá thể, rễ cây lục bình, bèo tấm,… vì ba ba có thói quen tắm nắng sau khi mới ăn xong, những loại thực vật thả nổi sẽ hỗ trợ ba ba làm vậy và bảo vệ da của chúng.
Bờ cần đắp nhẵn và trơn bằng xi măng để ba ba không bò ra ngoài được, hơn nữa nếu để ba ba leo lên bờ nhiều sẽ dễ làm xây xát, tổn thương ba ba.
Nhưng bờ cũng nên có độ dốc nhất định để ba ba thuận lợi lên xuống để đi tắm nắng.
Ba ba cần đẻ ở một góc riêng, đây là một điểm khác cần lưu ý khi nuôi ba ba trong bể xi măng, hãy thiết kế một góc dưới 5 mét vuông trong bể để ba ba đẻ, ví dụ diện tích khoảng 4 mét vuông sẽ đủ chỗ cho 70 – 80 con ba ba mới đẻ.
Thức ăn để nuôi ba ba trong bể xi măng
Thức ăn cho ba ba thì có ba loại là thức ăn tươi sống, thức ăn khô (đông lạnh) hoặc thức ăn công nghiệp.
Thực tế thì thức ăn tươi sống là loại thức ăn phổ biến và được bà con sử dụng chính yếu, chỉ có một số nơi có điều kiện hoặc định kỳ mới cho ba ba ăn thêm thức ăn khô (đông lạnh).
Đến nay vẫn rất ít nơi có thể nuôi ba ba bằng nguồn thức ăn công nghiệp ổn định.
Ba ba ăn những loại thức ăn tươi sống như cá (hoặc động vật) nguyên con, không cần quan trọng sống hay chết, chỉ còn thịt đủ tươi.
Không được cho ba ba ăn thịt ươn thối và thịt động vật bị ướp mặn quá đà và không thể làm loãng đi.
Một số loài có thể làm thức ăn để nuôi ba ba trong bể xi măng là cá tươi như cá mè,… động vật nhuyễn thể như ốc, trai, hến, dắt,…
Ngoài ra còn có động vật giáp xác như tôm, cua,… hoặc côn trùng như giun, nhộng, trùn quế,… (giun, trùn quế thì có thể nuôi hoặc bắt), và đôi khi có thể là thịt những loại động vật con người không tiêu hóa, hoặc thịt thừa từ những nơi chế biến.
Thức ăn khô thì vẫn là những loại cá, tôm,… nhưng được làm khô hoặc đông lạnh cho ba ba ăn.
Thị trường thức ăn công nghiệp cho ba ba không mấy phát triển vì nhu cầu không quá lớn, nhiều người nông dân thường lấy thức ăn công nghiệp của cá để cho ba ba ăn, lượng đạm của loại thức ăn này là trên 40%.
Thức ăn phải vừa miệng ba ba và để ba ba có thể tiêu hóa “chậm mà chắc”.
Có thể tự chủ động về nguồn thức ăn bằng cách nuôi cá, tôm, ốc,… hoặc chế biến thức ăn từ bột đậu tương, bột đậu nành,… miễn sao lượng đạm trên 40%.
Mỗi ngày cho ba ba ăn lượng thức ăn chiếm 5 – 8% trọng lượng của ba ba.
Dùng các dụng cụ như nia, rá, rổ, giai,… để đựng thức ăn cho ba ba ăn với độ dài 30 – 35cm, như thế thức ăn sẽ không bị rơi ra ngoài và có thể cố định về địa điểm.
Vệ sinh sạch sẽ dụng cụ cho ăn trước khi để xuống nước.
Không được cho ba ba ăn thức ăn đã ôi thiu, hư hỏng.
Khi thời tiết trở lạnh thì cho ba ba ăn nhiều chất béo để tăng cường sức đề kháng trước cái lạnh cho ba ba, bà con nuôi ba ba trong bể xi măng ở những khu vực như Bắc Bộ thì đặc biệt chú ý nhé.
Chăm sóc ba ba
Ba ba là loài hiền lành, dễ tính và thích yên tĩnh. Thông thường yêu cầu bà con không đụng chạm nhiều đến môi trường nước ba ba đang sống, chỉ cần đảm bảo không gian yên tĩnh, không bị khuấy động và làm kinh sợ đến ba ba là được.
Vậy nên ba ba cũng không yêu cầu cách chăm sóc gì đặc biệt, chỉ cần quan sát nước để kiểm tra nồng độ pH, nếu chênh lệch mức an toàn quá lớn thì phải điều chỉnh, và để mắt đến ba ba để không bỏ sót một dấu hiệu nào.
Thu hoạch ba ba
Sau khi nuôi ba ba đạt đến khối lượng 2kg trở lên thì có thể thu hoạch, sau khi thu hoạch một lứa và muốn thả lứa mới vào thì phải tát cạn bể, vệ sinh nước sạch sẽ rồi mới thả lứa mới vào nhé.
Nuôi ba ba trong bể xi măng có lẽ chỉ cần lưu ý những điều đó, nếu bà con có điều gì muốn chia sẻ, đừng ngại ngần thể hiện ngay bên dưới nhé.
Xem thêm: Bảng giá thức ăn cho cá năm 2021 – phổ cập từ A đến Z
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!