Phát hiện nhịp xoang chậm – Điều trị thế nào để tránh nguy hiểm

Nhịp xoang chậm là gì? Điều gì dẫn đến chậm nhịp xoang và nó có nguy hiểm không? Ở bài viết này, Ninh Tâm Vương sẽ chia sẻ đến bạn chi tiết về vấn đề nhịp xoang chậm. Hãy cùng đọc bài viết ngay bên dưới để hiểu sâu hơn về các nguyên nhân – dấu hiệu – cách điều trị nhịp xoang chậm.

nhịp xoang chậm

Tìm hiểu về nhịp xoang chậm – Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị

Nhịp xoang chậm là gì?

Nhịp xoang chậm (Sinus Bradycardia) là tình trạng nút xoang phát tín hiệu thấp hơn bình thường, làm cho nhịp tim khi nghỉ đo được dưới 60 nhịp/phút. Người bệnh sẽ cảm nhận được triệu chứng mệt mỏi, khó thở rõ rệt khi nhịp tim của họ thấp dưới 50 nhịp/phút. Còn khi nhịp chậm dưới 45 nhịp/phút, người bệnh sẽ bị choáng ngất.

Nhịp xoang là nhịp đập tự nhiên (nhịp bình thường) của tim. Ở người trưởng thành nhịp xoang nằm trong khoảng giữa của 60 – 100 nhịp/phút.

Nhịp tim chậm do xoang có thể do một số tình trạng sức khỏe gây ra. Nhưng ở một số người, chẳng hạn như vận động viên hoặc những người tập thể dục, thể thao thường xuyên, nhịp tim của họ có thể giao động ở ngưỡng 55 – 60 nhịp/phút. Một số trường hợp nhịp xoang 59, nhịp xoang 58, … điều này vẫn được xem là bình thường.

Với trẻ nhỏ, nhịp xoang bình thường sẽ cao hơn người lớn nên việc xác định chậm nhịp xoang ở trẻ sẽ phụ thuộc vào tuổi. Ví dụ như trẻ sơ sinh có nhịp tim bình thường từ 120 – 160 thì nhịp xoang chậm là khi nhỏ hơn 100 nhịp/phút.

>> Xem thêm: Nhịp nhanh xoang là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Nguyên nhân dẫn đến nhịp xoang chậm

Bệnh nhịp xoang chậm có thể gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân, có thể là do tổn thương tim hoặc do tác dụng phụ của thuốc điều trị hoặc các bệnh rối loạn chuyển hóa, bao gồm:

Các vấn đề liên quan tới tim

  • Bệnh tim thiếu máu cục bộ, Nhồi máu cơ tim cấp tính

  • Bệnh mạch vành cấp hoặc mãn tính

  • Bệnh tim bẩm sinh

  • Hội chứng nút xoang

  • Chứng viêm tim như viêm màng ngoài tim hoặc viêm cơ tim.

  • Bệnh thoái hóa tinh bột (Amyloidosis)

  • Bệnh lyme

  • Sốt thấp khớp (viêm khớp dạng thấp)

  • Rối loạn thần kinh cơ

  • Bệnh lý kênh di truyền

  • Một số tình trạng di truyền hiếm gặp như chứng loạn dưỡng cơ

Các nguyên nhân ngoài tim:

  • Tác dụng phụ của các thuốc điều trị rối loạn nhịp tim: Thuốc chẹn beta, chẹn kênh calci, digoxin, adenosine…; Thuốc điều trị trầm cảm và bệnh lý khác như (cimetidine, amitriptyline, lithium, phenothiazines)

  • Dùng các chất kích thích như ma túy, cần sa

  • Thiếu máu, thiếu oxy

  • Suy giáp

  • Mắc chứng ngưng thở khi ngủ

  • Tăng áp lực nội sọ

  • Tăng Kali máu

  • Chứng biếng ăn

Tuổi tác:

Quá trình lão hóa do tuổi tác gây xơ hóa và mất dần các tế bào tạo nhịp của nút xoang (máy phát nhịp tự nhiên – là một nhóm tế bào đặc biệt nằm ở thành nhĩ phải có khả năng phát nhịp) – là nguyên nhân gây ra hội chứng suy nút xoang làm chậm nhịp xoang. Các nghiên cứu cho thấy những người lớn trên 65 tuổi dễ bị rối loạn chức năng nút xoang. Tại Hoa Kỳ thì tỷ lệ nàylà 1/600.

Triệu chứng của nhịp xoang chậm là gì?

Ở người trẻ, triệu chứng chậm nhịp xoang thường xuất hiện khi nghỉ ngơi. Còn ở người cao tuổi, các triệu chứng nhịp xoang chậm xuất hiện nhiều hơn khi ngủ. Khi nhịp xoang chậm dưới 50 nhịp/phút, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng sau:

  • Đánh trống ngực, khó thở, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt

  • Choáng ngất hoặc ngừng tim trong trường hợp nhịp xoang quá chậm

  • Giảm khả năng chịu đựng khi luyện tập thể dục

  • Đau ngực trầm trọng hơn (nếu đã bị đau trước đó)

  • Suy tim nặng hơn (nếu đã bị đau trước đó)

  • Trong một số trường hợp rất hiếm, nhịp tim chậm xoang có thể dẫn đến ngừng tim

các triệu chứng của nhịp xoang chậm

Các dấu hiệu chính gây nhịp xoang chậm

Nhịp xoang chậm có nguy hiểm không?

Nhịp xoang chậm không xuất hiện các triệu chứng khó chịu đi kèm thì được coi là lành tính, không nguy hiểm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp chậm nhịp xoang nghiêm trọng (nhịp tim < 40 nhịp/phút) làm giảm khả năng bơm máu của tim làm xuất hiện các biến chứng như:

  • Tổn thương não,

  • Ngừng tim và đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

  • Suy tim

Các dấu hiệu cảnh báo nhịp xoang chậm gây tổn hại đến não bao gồm: chóng mặt, cảm giác lâng lâng, nặng hơn là choáng ngất. Vì thế, ở những người bị suy nút xoang thường xuyên bị chậm nhịp xoang cần cảnh giác khi thấy xuất hiện tình trạng tức ngực, khó thở, đau đầu, chóng mặt, choáng váng để sớm được điều trị.

>> Xem thêm: Loạn nhịp xoang là gì? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Cách chẩn đoán chính xác nhịp xoang chậm

Để chẩn đoán nhịp xoang chậm một cách chính xác nhất bạn cần xem xét tiền sử bệnh, khám sức khỏe tại các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, bệnh viện.

Bạn cần thực hiện một xét nghiệm điện tâm đồ (ECG) thường quy hoặc Hole điện tim theo dõi nhịp tim trong 24 giờ, khi có hội chứng nhịp nhanh, nhịp chậm xen kẽ nhằm cung cấp một bức tranh tổng thể về nhịp tim của mình.

Các xét nghiệm khác có thể chẩn đoán tình trạng của bệnh nhịp xoang chậm, bao gồm:

  • Xét nghiệm máu để loại trừ suy giáp hoặc các bất thường khác.

  • Các xét nghiệm để chẩn đoán chứng ngưng thở khi ngủ.

  • Thực hiện kiểm tra mức độ căng thẳng, để kiểm tra phản ứng của nhịp tim khi tập thể dục.

  • Thăm dò nút xoang qua đường ống thông (được thực hiện tại các trung tâm can thiệp Tim mạch)

Một số nghiệm pháp khác được sử dụng trong chẩn đoán như:

  • Nghiệm pháp Atropin

  • Nghiệm pháp bàn nghiêng

  • Xoa xoang cảnh

Đây là các bài test kiểm tra giúp phân biệt nhịp chậm do suy nút xoang hay do thần kinh tự chủ (hệ thống thần kinh tự động điều khiển nhịp tim, nhịp thở, tuyến tiết của cơ thể).

Phương pháp điều trị nhịp xoang chậm

Nếu nhịp tim chậm xoang không gây ra các triệu chứng nào, bạn có thể không cần điều trị. Đối với những người có nhịp tim quá thấp, việc điều trị nhịp chậm xoang phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra nó.

Một số lựa chọn điều trị bao gồm:

  • Điều trị nguyên nhân gây nhịp chậm xoang: bao gồm việc điều trị các bệnh gây chậm nhịp xoang thứ phát như: suy giáp cần dùng thuốc chống nhược giáp, nhiễm trùng cần điều trị bằng kháng sinh… Với chứng ngưng thở khi ngủ cần cải thiện bằng các dụng cụ hỗ trợ.

  • Điều chỉnh thuốc gây nhịp chậm: Nếu một loại thuốc bạn đang dùng khiến nhịp tim của bạn chậm lại, bác sĩ có thể điều chỉnh liều lượng của thuốc hoặc loại bỏ hoàn toàn, nếu có thể.

  • Sử dụng thuốc làm tăng nhịp tim: Theophylline và hydralazine là hai thuốc phổ biến được các bác sĩ lựa chọn làm tăng nhịp tim ở những người bệnh trẻ tuổi bị nhịp chậm nhưng không bị ngất.

  • Đặt máy tạo nhịp tim: là lựa chọn tối ưu nhất cho những người bị chậm nhịp xoang do suy nút xoang nhĩ có triệu chứng ngất xỉu và không đáp ứng với thuốc điều trị. Máy tạo nhịp là một thiết bị nhỏ được cấy vào ngực của bạn, nó gần như thay thế vai trò phát nhịp của nút xoang, đó là tạo ra xung điện để giúp duy trì nhịp tim bình thường.

Chăm sóc và phòng ngừa nhịp chậm xoang

Vấn đề lớn nhất của chậm nhịp xoang là gây choáng ngất làm cho người bệnh dễ té ngã, đặc biệt ở những người cao tuổi khả năng xử lý tình huống chậm. Vì vậy cách tốt nhất đối với những người bệnh có nhịp xoang chậm là thay đổi lối sống để quản lý – kiểm soát, phòng ngừa bệnh. Bao gồm:

  • Sử dụng thuốc điều trị đúng chỉ dẫn và báo cho bác sĩ ngay khi thấy xuất hiện các triệu chứng của nhịp tim chậm

  • Không ngưng thuốc điều trị bệnh lý gây nhịp tim chậm

  • Kiểm soát tốt bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp

  • Kiểm soát cholesterol trong giới hạn cho phép

  • Duy trì lối sống lành mạnh (tránh căng thẳng, tập thể dục thường xuyên, không sử dụng chất kích thích)

  • Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức bình thường

Trên đây là những chia sẻ của Ninh Tâm Vương về bệnh nhịp xoang chậm. Hy vọng qua bài viết này của chúng tôi đã giúp bạn hiểu hơn nguyên nhân – dấu hiệu – các điều trị, phòng tránh nhịp tim chậm xoang. Nếu bạn có các triệu chứng trên chúng tôi khuyến khích bạn đến các phòng khám – bệnh viện để được kiểm tra một cách cẩn thận nhất.

Nguồn tham khảo: