Bảo hiểm y tế dùng cho bệnh viện nào?

Tùy từng trường hợp cụ thể mà người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) được đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại các cơ sở khám chữa bệnh tuyến xã, huyện hay tỉnh, Trung ương.

Được đăng ký khám bệnh bảo hiểm y tế ban đầu ở đâu?

Theo Điều 8, Điều 9 Thông tư 40/2015/TT-BYT, người đăng ký khám chữa bệnh ban đầu bảo hiểm y tế được phân cấp như sau:

2. Ngoài ra, nười tham gia bảo hiểm y tế được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại một trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh, tuyến trung ương trong các trường hợp sau đây:

– Người thường trú, tạm trú có thời hạn hoặc làm việc trên địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh và trung ương (trừ Phòng khám thuộc Ban bảo vệ chăm sóc sức khoẻ cán bộ tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) do Giám đốc Sở Y tế quy định sau khi có sự thống nhất bằng văn bản của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

– Đối tượng thuộc diện được quản lý, bảo vệ sức khoẻ theo Hướng dẫn số 52 HD/BTCTW 2005 được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại Bệnh viện Hữu Nghị, Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện Thống Nhất trực thuộc Bộ Y tế hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác tuyến tỉnh (trừ Bệnh viện Nhi, Bệnh viện Sản – Nhi tỉnh) và tuyến trung ương;

– Người có công với cách mạng, người từ đủ 80 tuổi trở lên được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh (trừ . Bệnh viện Nhi, Bệnh viện Sản – Nhi tỉnh và Phòng khám thuộc Ban bảo vệ chăm sóc sức khoẻ cán bộ tỉnh), và tuyến Trung ương (trừ Bệnh viện Hữu Nghị, Bệnh viện C Đà Nẵng và Bệnh viện Thống Nhất).

– Trẻ em dưới 6 tuổi được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Bệnh viện đa khoa hạng I, hạng II thuộc các Bộ, Ngành, hoặc trực thuộc đơn vị thuộc các Bộ, Ngành; Bệnh viện Nhi, Bệnh viện Sản – Nhi tỉnh; Bệnh viện đa khoa tư nhân tương đương hạng I, tương đương hạng II).

4. Người tham gia bảo hiểm y tế đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuận lợi nhất trên đất liền nếu trên các xã đảo, huyện đảo không có cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

bao hiem y te dung cho benh vien nao

Khám bảo hiểm y tế ở nơi khác cơ sở khám chữa bệnh trên thẻ được không?

Theo hướng dẫn tại Thông tư 30/2020/TT-BYT, dù trên thẻ BHYT ghi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu là một nơi khác, nhưng khi đi khám chữa bệnh thuộc một trong những trường hợp sau đây vẫn được coi là đúng tuyến:

– Khám chữa bệnh tại tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện trên địa bàn tỉnh;

– Trong tình trạng cấp cứu được khám chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở nào trên phạm vi toàn quốc;

– Người tham gia BHYT được chuyển tuyến;

– Người có giấy tờ chứng minh đang ở tại địa phương khác trong thời gian công tác, làm việc lưu động, tạm trú… và khám chữa bệnh tại cơ sở khám chữa bệnh cùng tuyến hoặc tương đương cơ sở đăng ký ban đầu ghi trên thẻ BHYT;

– Người có giấy hẹn khám lại trong trường hợp đã được chuyển tuyến theo quy định;

– Người hiến bộ phận cơ thể mình phải điều trị ngay khi hiến bộ phận cơ thể;

– Trẻ sơ sinh phải điều trị ngay sau khi sinh ra.

Ngoài ra, người có thẻ BHYT khi đi khám chữa bệnh trái tuyến tại bệnh viện tuyến tỉnh được quỹ BHYT thanh toán theo mức hưởng với tỷ lệ 100% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi cả nước, tại tuyến Trung ương là 40%.

Trên đây là giải đáp bảo hiểm y tế dùng cho bệnh viện nào? Có thể thấy, đa số thẻ bảo hiểm y tế chỉ được đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại các cơ sở tuyến xã và huyện. Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 19006199 để được hỗ trợ.