Chắc hẳn rằng không ít các bà mẹ cảm thấy lúng túng khi phải chuẩn bị các đồ dùng cần thiết cho cả mẹ và bé khí chuẩn bị sinh Bài viết này tôi xin chia sẻ với tất cả các mẹ những kinh nghiệm mà tôi đã có. Bài viết này tôi có gắng viết đấy đủ nhất lên nó khá dài nên các mẹ chịu khó ngồi đọc vì con nhé 🙂 Có rất nhiều gia đình, các ông bố bà mẹ có điều kiện mua sắm đồ sơ sinh cho cho bé rất nhiều điều đó chưa chắc đã tốt. Vì sẽ có rất nhiều các đồ dùng mà bé ít dùng hoặc có khi là không dùng tới, dẫn đến việc căn phòng của bạn không có chỗ chứa và sẽ thành cái bãi rác Còn có nhiều gia đình kinh tế hơi eo hẹp sẽ phải cân đo, đong đếm sao tiết kiệm nhất. Vậy chúng tôi xin chia sẽ các đồ dùng cần thiết nhất, nhưng đồ dùng có thể không cần lắm. Bài viết này sẽ giúp các mẹ bớt đau đầu vì không biết sắm đồ chuẩn bị sinh cho bé sao cho đầy đủ mà lại tiết kiệm A. Đồ cho bé: A.1. Đồ vải:1. Áo cho bé sơ sinh: tối thiểu 10 cái size nhỏ, 10 cái size lớn hơn2. Tã vải (dán 2 bên): 10 cái cỡ nhỏ nhất, 10 cái cỡ tiếp theo3. Miếng tã lót để dán vào tã vải: 1 gói newborn 1 (em bé mau lớn nên không cần mua nhiều newborn 1), nhiều gói newborn 2 (bình quân 1 ngày sẽ dùng 8-10 miếng)4. Tả bỉm (mặc khi đi ngủ, ra ngoài đi chích ngừa): 2 gói5. Vớ tay, vớ chân: 10 đôi6. Nón cho trẻ sơ sinh: 5 cái7. Khăn lông lớn (để quấn người em bé, kê đầu cho em bé nằm, lau khô sau khi tắm): hơn 10 cái8. Khăn sữa nhỏ, mềm: 20 cái nhỏ + 30 cái lớn (dùng khi cho bú, lau người em bé, …)9. Khăn lót mông bé khi nằm (1 lớp khăn dính liền 1 lớp nilong không thấm): loại dài hình chữ nhật/hình vuông lớn: hơn 15 cái10. Yếm (đắp ngực em bé khi ngủ): 10 cái11. Áo khoác dài tay bằng vải cotton có nón liền, cỡ lớn: khoác cho bé khi đưa đi ra ngoài, đi chích ngừa (cu Bảo dùng áo này từ sơ sinh đến 18 tháng vẫn còn vừa)Việc chuẩn bị trước khi sinh đối với những đồ dùng này bạn có thể thực hiện từ lúc bắt đầu mang thai cho đến ngày sinh.Những đồ dùng bà bầu cần chuẩn bị trước khi sinhSắp xếp đồ đạc là một trong những việc cần chuẩn bị trước khi sinhA.2. Dụng cụ ăn uống:12. 1 bình sữa mini, núm cao su mềm: cho bé bú trong những ngày đầu chưa có sữa mẹ, sau đó làm bình cho bé uống nước13. 1 bình sữa cỡ vừa bằng thủy tinh, cổ to (sau này kết hợp làm ly pha bột cho bé): mình chỉ thấy bình Nuk của Đức được bán ở VN14. 01 hộp sữa bột cho trẻ từ 0 tháng: cho bé bú khi sữa mẹ chưa xuống kịp15. Ly + muỗng cho em bé uống nước (dùng đồ có sẵn trong nhà)16. Bình thủy/hoặc bình giữ nhiệt: lấy nước ấm pha sữa cho bé, nước ấm cho mẹ uốngA.3. Dụng cụ vệ sinh:17. Cây rữa bình sữa: không nên lựa loại có lõi kim loại vì có thể rỉ sét, không mua loại có gắn mút ở đầu vì hay bị rách, rơi mút ra chỉ còn cái lõi phía trước khó chùi đáy bình sữa18. Chậu tắm dài, có lỗ thoát phía dưới + đồ đỡ gác vào chậu tắm để tắm cho bé (kiểu như cái ghế bố, hoặc cái võng mắc vào chậu tắm)19. Chậu tròn để đựng nước tắm dội lại lần 2 + ca/gáo múc nước (vì em bé chưa tắm bằng vòi sen được, phải để sẵn chậu nước ấm)20. Chậu tròn nhỏ để giặt khăn lau21. Chậu đựng đồ dơ để giặt22. Rơ lưỡi: 40 cái (khi con hơn 18 tháng, bác sĩ vẫn khuyên mình tiếp tục rơ lưỡi cho bé để hạn chế viêm họng)23. Gạc băng rốn: 10 cái (khoảng 2 hộp)24. Khăn giấy ướt: 1 hộp lớn/hoặc 2 hộp nhỏ25. Que tăm bông ngoáy tai cho bé: lau nhẹ phía ngoài lỗ tai + vành tai sau khi tắm26. Que bông tiệt trùng: dùng lau cồn vào rốn sau khi tắm27. Nước muối nhỏ mắt, mũi cho trẻ sơ sinh: 10 lọ28. 1 bình xịt nước biển (Sterimar-Pháp) để xịt cho bé hơn 3 tháng: dùng khi sổ mũi hoặc sau khi đi ra ngoài về29. Ống hút mũi: loại có 2 đầu dài, 1 đầu để vào lỗ mũi bé, 1 đầu cho mẹ hút30. Nhiệt kế: đo nhiệt độ cho em bé khi thấy nghi ngờ nóng sốt, hoặc theo dõi sau khi chích ngừa31. Cồn 70 độ (lau rốn sau khi tắm, lúc rốn chưa rụng)32. Thuốc Povidine: thuốc sát trùng, bôi vào rốn khi chưa rụng, thỉnh thoảng khi con bị nổi ít hạt rôm ở mông, mình cũng bôi một vài lần để tránh việc vết rôm vỡ ra gây nhiễm trùng.33. Kem chống hăm (không nên dùng phấn rôm): tốt nhất là chỉ dùng miếng lót cho bé 1-2 tháng đầu, sau đó tập xi tè cho bé+giảm dần miếng lót34. Dầu khuynh diệp/hoặc dầu chàm: nếu em bé ra khỏi nhà, khi về trước khi ngủ nên bôi 1 ít vào lòng bàn chân để tránh bị cảm gió (không được bôi dầu gió cho bé vì nóng rát da)35. Dầu gội+ tắm cho bé36. Dầu baby oil: 1 chai nhỏ (dùng khi em bé bị cứt trâu trên đầu)37. Bô cho bé, nên lựa loại có lưng tựa, bô thấp vừa, tập ngồi bô khi bé biết ngồi A.4. Những đồ linh tinh khác: 38. Rổ chữ nhật cỡ vừa để đầu giường có quai xách dùng để:+ Sắp sẵn những thứ bé cần dùng hàng ngày để thuận tiện thay đồ cho bé ngay trên giường+ Khi tắm cho bé thì đem cả rổ theo luôn: áo, tả vải, miếng lót, vớ tay chân, nón, kem chống hăm,…+ Hoặc khi di chuyển từ bà nội lên bà ngoại hay đi đâu đó40. Chiếu mỏng cho em bé nằm, bằng vải bố: để khi di chuyển em bé trên giường mà em bé đang ngủ thì chỉ cần kéo chiếu xịch qua41. Móc phơi đồ cho em bé: 20 móc cỡ nhỏ, 1 treo phơi đồ linh tinh10 nguyên tắc giúp con có thói quen ăn uống lành mạnh B. Đồ cho mẹ: 1. Áo dài tay cài nút (không nên mặc áo chui đầu vì khó cho bé bú), quần dài: 4-5 bộ2. Vớ chân: 4-5 đôi3. Dép đi trong nhà4. Băng vệ sinh cho bà đẻ: 1 gói (vì vào bệnh viện đã được phát 1 gói rồi)5. Quần lót giấy: vài cái (vì vào bệnh viện cũng được phát 1 gói)6. Sữa bột hoặc sữa tươi7. Ly thủy tinh (pha sữa/nước nóng uống cho mau xuống sữa mẹ) + muỗng8. Nghệ tươi (dùng khi về nhà, bôi mặt+ toàn thân)9. Dầu chàm/dầu khuynh diệp: bôi vào bàn chân, sau tai sau khi tắm cho ấm ngườiC. Đồ có thể không cần mua Trong quá trình chuẩn bị trước khi sinh, không phải thứ nào cũng cần thiết. Dưới đây là những đồ có thể không cần đến khi chuẩn bị trước khi sinh: 1. Đồ xay thức ăn bằng tay: mình thích dùng máy xay sinh tố để xay cháo thành bột ăn dặm hơn vì nhanh2. Bộ chăn gối cho bé: gối kê đầu loại lõm ở giữa không nên dùng vì làm đầu em bé u ra phía sau, chăn cũng chưa cần dùng vì đắp bằng khăn lông tiện hơn, 2 gối ôm nhỏ.Khi em bé biết nghiêng người ôm gối thì gối ôm này đã quá nhỏ rồi, còn trước đó thì để nhiều gối xung quanh em bé wa cũng không tốt, nguy hiểm3. Loại 2 gối ôm có miếng lót nối ở giữa: không nên dùng vì nguy hiểm, em bé còn nhỏ trở mình kẹt vào gối ôm, nhưng không tự mình trở người lại được4. Giường nôi: để em bé nằm chung giường tiện hơn là nằm nôi, thường ít em bé nào chịu nằm nôi5. Giày trẻ sơ sinh: không cần thiết vì em bé dùng vớ chân, ít ra ngoàiLưu ý việc chuẩn bị trước khi sinh càng chi tiết, cụ thể bao nhiêu thì bạn sẽ yên tâm hơn bấy nhiêu. ***Đồ đạc cần thiết cần mang vào viện Đồ cho mẹ – Quần áo: Chỉ nên mang theo một bộ mặc vào ngày ra viện thôi. Khi nằm viện, hàng ngày mẹ được cấp hai bộ quần áo nên không cần thiết phải mang nhiều.- Bỉm quần và băng vệ sinh- Điện thoại- Giấy tờ tùy thân, thẻ bảo hiểm, tiền- Nước Đồ cho bé – Quần áo, tã: Bé cũng chỉ cần một bộ quần áo mặc khi ra viện, vì bệnh viện cung cấp đủ quần áo, tã vải cho bé dùng hàng ngày.- Sữa công thức, bình sữa, dụng cụ cọ rửa bình sữa, nước rửa bình: Phòng trường hợp mẹ chưa kịp về sữa, có thể cho bé ăn thay thế bằng sữa công thức.- Đồ vệ sinh cho bé như nước muối sinh lý, gạc rơ lưỡi, thuốc đánh tưa lưỡi, tuyệt đối không đánh lưỡi cho bé bằng mật ong vì đây là thực phẩm cấm kỵ đối với bé dưới 1 tuổi.- Bỉm cho bé.Chia sẻ kinh nghiệm khi sinh tại bệnh viện phụ sản Trung Ương A.Chọn sinh thường hay sinh dịch vụ 1. Khu sinh thường có bảo hiểmNếu chọn sinh thường có bảo hiểm bạn sẽ tiết kiệm được tối đa chi phí khi được bảo hiểm thanh toán đến 80%.Thông thường sinh ở khu này chi phí hết khoảng 500 ngàn, còn lại là bảo hiểm thanh toán.Tuy nhiên, phòng ốc ở khu sinh thường này không được khang trang, rộng rãi như bên khu dịch vụ, nội thất cũng kém hơn.Có các loại phòng 3 người, 5 người, 12 người. Trong phòng không có nhà vệ sinh riêng, chỉ có duy nhất một nhà vệ sinh chung nhưng không có nước nóng.Phòng cũng không có điều hòa nên nếu những mẹ bầu nào sinh vào mùa hè thì nên cân nhắc chọn sinh ở khu dịch vụ D3. 2. Khu sinh dịch vụKhu sinh dịch vụ mới được sửa sang lại vào năm 2013 nên hiện đại hơn rất nhiều, do đó phí đăng ký sinh ở đây cũng tăng theo.Nếu chọn sinh ở đây, mẹ sẽ tiêu tốn khoảng 12 triệu. Vì giá tương đối cao nên phòng ốc ở đây sạch đẹp, thoáng, có điều hòa, vệ sinh khép kín, có trang bị bình nước nóng. Nếu thấy bài viết hay hãy Like và Chia sẻ cho các mẹ khác cũng biết nhé. Shop Bé Bụ Bẫm xin cảm ơn
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!