Móng tay bị gãy: Chuyện nhỏ hay dấu hiệu bệnh tật? • Hello Bacsi

Bệnh vẩy nến có thể chỉ ảnh hưởng tới móng tay của bạn, nhưng đôi khi cũng có thể tác động đến những vùng khác nhau trên cơ thể. Dù là ở bộ phận nào, nếu phát hiện mình bị vẩy nến, bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ da liễu để được tư vấn điều trị kịp thời.

>>> Bạn có thể quan tâm: 12 bí quyết chăm sóc móng chị em nhất định phải biết

5. Thiếu máu

móng tay bị gãy

Móng tay hay bị gãy là thiếu chất gì? Cơ thể bạn cần chất sắt để tạo ra các tế bào hồng cầu khỏe mạnh có khả năng vận chuyển oxy đến các mô. Nếu bị thiếu sắt, nguy cơ bạn bị thiếu máu là rất cao. Việc thiếu máu có thể dẫn đến tình trạng móng tay bị gãy. Trong thai kỳ, mẹ bầu có nhiều khả năng bị thiếu máu hơn bình thường, vì vậy cũng dễ bị gãy móng hơn.

Bên cạnh việc móng tay bị gãy, hàm lượng sắt trong máu thấp cũng có thể dẫn đến các tình trạng:

  • Mệt mỏi
  • Dễ bị hụt hơi
  • Da tái
  • Bàn tay và chân luôn lạnh
  • Lưỡi sưng và đau
  • Lở miệng
  • Móng tay nhợt nhạt

Móng tay gãy thiếu chất gì? Nếu bạn nghĩ rằng mình đang bị thiếu máu, hãy đến gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Bạn cũng có thể bổ sung sắt mỗi ngày thông qua các thực phẩm giàu sắt và dùng viên uống chứa sắt. Nếu bị thiếu máu nghiêm trọng, bạn có thể cần truyền máu hoặc truyền dịch tĩnh mạch.

>>> Tìm hiểu thêm: Mẹo “xử lý” móng tay bị ngả vàng

6. Bệnh tuyến giáp

Móng tay mỏng dễ gãy là bệnh gì? Tuyến giáp là một tuyến nằm ở cổ. Chúng tạo ra các hormone giúp kiểm soát nhiều hoạt động khác nhau của cơ thể, như nhịp thở và nhịp tim, điều hòa nhiệt độ của cơ thể… Nếu tuyến giáp không tạo ra đủ lượng hormone cần thiết, bạn có thể sẽ bị suy giáp.

Nếu hàm lượng hormone tuyến giáp trong cơ thể thấp, bạn cũng có thể gặp phải các triệu chứng khác như:

  • Móng giòn và dễ gãy
  • Sưng bắp chân
  • Sưng vùng quanh mắt
  • Ngứa
  • Tóc thưa và mỏng dần hoặc xuất hiện những mảng hói
  • Da ở lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân có màu vàng cam
  • Phù hoặc sưng mặt

Nếu bạn gặp phải bất kỳ triệu chứng nào kể trên, hãy đến gặp bác sĩ để tiến hành các xét nghiệm và chẩn đoán bệnh kịp thời. Hình thức xét nghiệm máu đơn giản có thể giúp xác định xem liệu tuyến giáp của bạn có đang hoạt động tốt hay không. Nếu gặp vấn đề về tuyến giáp, bạn có thể cần phải sử dụng thuốc mỗi ngày để cung cấp lượng hormone tuyến giáp mà cơ thể cần.

>>> Bạn có thể quan tâm: Đắp móng tay giả: Đẹp thoáng chốc mà nguy cơ nhiễm trùng rất cao!

7. Nhiễm trùng nấm

Nếu bạn có vết nứt hoặc vết thương trên da xung quanh móng tay, nấm có thể xâm nhập vào da và dẫn đến nhiễm trùng. Các triệu chứng của nhiễm nấm móng tay bao gồm:

  • Móng tay bị gãy nứt
  • Móng tay dày lên
  • Đổi màu nơi móng, chẳng hạn như móng tay có màu vàng, trắng hoặc nâu
  • Ngoài ra, các móng chân cũng có thể dễ bị nhiễm nấm hơn do môi trường ẩm ướt, đặc biệt là khi mang giày bịt kín mũi chân

>>> Tham khảo thêm: 9 sai lầm tai hại khi cắt móng tay mà bạn không hay biết

Nên bổ sung gì để ngăn ngừa móng tay bị gãy

Việc cơ thể thiếu sắt, các vitamin và chất dinh dưỡng sẽ khiến móng dễ bị gãy. Vì vậy bạn cần bổ sung thêm một số vitamin từ thức ăn như:

  • Sữa chua giàu sắt, vitamin D: Giúp hấp thu canxi tốt hơn cải thiện tình trạng móng tay
  • Cá: giàu protein bổ trợ sản xuất keratin và collagen (yếu tố quan trọng đối với móng)
  • Các loại hạt: hạt hạnh nhân, óc chó, hạt hướng dương để bổ sung thêm Vitamin E và mangan
  • Trứng cũng giàu vitamin E và D, chất béo,…

Móng tay bị gãy là một tình trạng thường gặp trong đời sống hằng ngày, nhưng đây đôi khi lại là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe mà bạn có thể mắc phải. Nếu móng tay mỏng và thường xuyên bị gãy, bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và tìm ra nguyên nhân gây gãy móng, từ đó có thể điều trị kịp thời.