Tinh chất mầm đậu nành là gì? Những ai Nên và Không nên sử dụng?

Tinh chất mầm đậu nành và những công dụng tuyệt vời với cơ thể đã được khoa học chứng minh qua nhiều nghiên cứu. Giải pháp bổ sung nội tiết tố nữ estrogen từ tinh chất mầm đậu nành (TCMĐN) thường được sử dụng cho phụ nữ bước vào tuổi 35+ lâu nay được quảng bá như là “thần dược”. Tuy nhiên, cũng cần hết sức thận trọng khi sử dụng vì nó có thể dẫn đến một số tác hại khôn lường cho chị em.

Đậu nành nảy mầm là nguyên liệu để tách tinh chất mầm đậu nành

Trường hợp nào ĐƯỢC dùng tinh chất mầm đậu nành?

Đối tượng có thể dùng tinh chất mầm đậu nành: Phụ nữ độ tuổi 18 trở lên

  • Nữ giới chức năng sinh lý giảm sút, khô âm đạo, da khô sạm, bắt đầu xuất hiện nám.
  • Nữ giới tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh có các triệu chứng: da nhăn, sạm, nám, sắc mặt không tươi nhuận, tóc khô xơ, dễ rụng, bốc hỏa, mất ngủ, tích mỡ bụng, loãng xương
  • Nữ giới nhiều mụn trứng cá, da mặt xuất hiện tàn nhang.
  • Nữ giới ngực nhỏ cần cải thiện kích cỡ vòng 1.
  • Nữ giới bị rối loạn nội tiết tố, thiếu hụt Estrogen, bị bệnh Đa nang buồng trứng…

Trường hợp KHÔNG được dùng tinh chất mầm đậu nành?

Trường hợp có bệnh u xơ tử cung, u xơ tuyến vú, u lạc nội mạc tử cung mình khuyên không nên dùng.

Phụ nữ mang thai, cho con bú có dùng được tinh chất mầm đậu nành không?

Tinh chất mầm đậu nành là sản phẩm được chiết xuất hoạt chất isoflavon từ mầm đậu nành nên an toàn. Tuy nhiên về mặt y đức với phụ nữ mang thai hay cho con bú không nên dùng bất kỳ sản phẩm gì mà không được BS chỉ định. Các nhà dinh dưỡng cũng khuyên chỉ nên ăn uống bình thường, những thực phẩm quen thuộc thôi, thực phẩm lạ cũng không nên dùng, thậm chí các dạng bổ sung vitamin cũng không tự tiện dùng bừa bãi. Do đó tốt nhất các mẹ cứ nên để lúc bé còn bú ít hoặc cai sữa rồi hãy dùng. Vì công việc làm đẹp này không cháy nhà chết người gì cả, từ từ thực hiện cũng không sao.

TÁC HẠI khôn lường khi sử dụng tinh chất mầm đậu nành không đúng cách

Thúc đẩy sự phát triển ung thư vú

TCMĐN chứa các chất isoflavone denistein và daidzein – một hợp chất thực vật giống estrogen ở người. Các hợp chất này gây ức chế hoạt động của estrogen và tác động phụ đến các mô khác nhau của con người. Ngoài ra, chất Phytoestrogens trong đậu nành có thể phá vỡ chức năng nội tiết, gây vô sinh và thúc đẩy sự phát triển của bệnh ung thư vú.

“Việc tự ý sử dụng hormone thay thế (HRT) từ tinh chất mầm đậu nành hay bất cứ các loại hạt, cây nào khác nếu chưa được chứng minh lâm sàng bằng khoa học thì các chị em ở tuổi “xế chiều” cần phải lưu ý. Chị em nên đến các cơ sở y tế hay bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn. Nếu không thì nguy cơ tìm “thần dược” lại rước họa vào thân” – Tiến sĩ, Bác sĩ Lê Sỹ Sâm – Trưởng Khoa Ung bướu, Bệnh viện Thống Nhất khuyến cáo.

Đậu nành nảy mầm là nguyên liệu để tách tinh chất mầm đậu nành, estrogen
Đậu nành nảy mầm là nguyên liệu để tách tinh chất mầm đậu nành

Theo tờ tuần san y khoa tổng quan, The Lancet, trong một bài viết về Ung thư vú và liệu pháp hormone thay thế đã đưa ra một nghiên cứu ở Anh, cho rằng, việc dùng HRT cho phụ nữ 50-64 tuổi tại Anh trong các thập niên qua đã làm tăng thêm 20000 ca ung thư vú, 15000 ca ở người dùng phối hợp oestrogen-progestagen.

Việc dùng HRT hiện nay có mối liên kết với sự gia tăng nguy cơ mắc và tử vong do ung thư vú; tác động này mạnh ở nhóm phối hợp cả oestrogen-progestagen hơn là các kiểu HRT khác.

Gây sảy thai hoặc vô sinh đối với phái nữ

Các nghiên cứu mới đây đã chứng minh, đậu nành có chứa nhiều genistein – hormone có thể tương đương với estrogen trong cơ thể phụ nữ, làm ảnh hưởng quá trình trưởng thành của trứng. Khi trứng kết hợp với tinh trùng, hình thành phôi thì chất này gây khó khăn cho sự phát triển của phôi và là nguyên nhân gây sảy thai hoặc vô sinh.

Đặc biệt, một nghiên cứu cho biết khi phụ nữ dùng nhiều isoflavine đậu nành (>40mg/ngày) thì khả năng trong suốt cuộc đời để có một con bị giảm đi 3% so với phụ nữ dùng đậu nành ít hơn (<10mg/ngày), dùng nhiều isoflvone đậu nành trong chế độ ăn có ảnh hưởng đáng kể đến khả năng sinh sản.

Lợi ích của Isoflavone, estrogen
Lợi ích của Isoflavone

Làm giảm khả năng hấp thu sắt

Nghiên cứu về đậu nành, phylate, và hấp thu sắt ở người được đăng tải trên The American journal of Clinical nutrition (Một tờ tạp chí về dinh dưỡng lâm sàng của Mỹ); Người ta thấy rằng acid phytic là yếu tố ức chế chính việc hấp thu sắt trong chiết xuất protein đậu nành.

Sử dụng các sản phẩm chiết xuất từ tinh chất đậu nành trong thời gian dài có thể sẽ khiến cơ thể bị thiếu máu do thiếu sắt.

Không giúp cải thiện triệu chứng tiền mãn kinh

Trong bài nghiên cứu “Phytoestrogens trong điều trị triệu chứng vận mạch mãn kinh” đã nêu rõ không có bằng chứng thuyết phục nào cho thấy việc bổ sung phytoestrogen có trong tinh chất đậu nành có hiệu quả làm giảm tần suất hay mức độ của bốc hỏa và đổ mồ hôi đêm trên phụ nữ gần mãn kinh hay sau mãn kinh.

​Tiến sĩ, Bác sĩ Lê Sỹ Sâm – Trưởng Khoa Ung bướu, Bệnh viện Thống Nhất cho biết:

Nhiều nghiên cứu độc lập gần đây từ các nước như Mỹ, Nhật, Pháp, Anh,… được công bố, chỉ ra nhiều vấn đề về tác dụng có lợi cũng như có bất lợi của phytoestrogen có trong đậu nành, mầm đậu nành (Chất có nguồn gốc thực vật Phytoestrogen trong đậu nành có tác dụng như estrogen, là một nội tiết tố sinh dục ở nữ).

Tuy nhiên, tác dụng của phytoestrogen là rất yếu. Trong ung thư vú, khối u ác tính của mô tuyến vú có hai loại, một loại u phát triển mà không “phụ thuộc oestrogen”, và một loại u thì “phụ thuộc oestrogen” tức là u ác tính này phát triển nhanh và mạnh khi có nội tiết tố oestrogen. Vì vậy trong điều trị ung thư vú, khi u đã được phẫu thuật, hóa trị bổ trợ hoặc xạ trị tùy theo giai đoạn bệnh thì bước điều trị tiếp theo cho khối u phụ thuộc oestrogen là các thuốc kháng lại thụ thể oestrogen bằng đường uống ngay sau đó (gọi là liệu pháp nội tiết trong ung thư vú). Tinh chất phytoestrogen có trong đậu nành như đã trình bày là có tác dụng như estrogen, khi kết hợp với thụ thể estrogen sẽ thúc đẩy sự phát triển những u vú phụ thuộc estrogen.

Trên phương diện bằng chứng thực nghiệm trên thú, trong ống nghiệm, và những bằng chứng về dịch tễ học cũng cho thấy mối liên quan giữa ung thư vú với chế độ ăn uống có nhiều chất phytoestrogen trong đậu nành (Adlercreutz 2003 , Ziegler 2004), theo đó thì nồng độ tương đối cao của phytoestrogen trong đậu nành đã có hiệu quả làm giảm ung thư vú (Adlercreutz 2003). Tuy nhiên cho đến nay, vẫn chưa có bằng chứng kết luận rằng trong chế độ ăn uống có nồng độ cao của tinh chất phytoestrogen trực tiếp liên quan đến sự giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư vú. Nhiều nghiên cứu đã được xem xét và tổng kết trong một bài nghiên cứu lớn có uy tín với chủ đề là “Phytoestrogen trong đậu nành thúc đẩy nhanh bệnh ung thư vú hay bảo vệ cho bệnh nhân ung thư vú?” Qua đó bài nghiên cứu cũng đã tóm lại rằng các bằng chứng thực nghiệm đã cho thấy phytoestrogen đã thúc đẩy tiến triển bệnh ung thư vú với liều rất cao.

Tóm lại là tác dụng của phytoestrogen có trong mầm đậu nành (cụ thể là chất Isoflavon) lên sự thúc đẩy tiến triển của bệnh ung thư vú hay ngăn ngừa bệnh ung thư vú là phụ thuộc vào nồng độ chất phytoestrogen đưa vào cơ thể. Gần đây hơn, một số tạp chí khoa học về y khoa đã công bố những kết quả nghiên cứu cụ thể, rõ ràng hơn về hệ quả của việc tiêu thụ liều cao phytoestrogen từ mầm đậu nành có khả năng gây phá vỡ chức năng nội tiết, có thể gây vô sinh và thúc đẩy ung thư vú ở phụ nữ trưởng thành. Tuy nhiên, các cảnh báo đưa ra ít khi nêu rõ về cơ chế tác động của nó nên không nhiều người hiểu được và cảm thấy lo lắng.

Bác sĩ Bạch Thị Cúc- Bệnh viện ung bướu TPHCM cho biết:

Mặc dù chưa có những nghiên cứu cụ thể với tinh chất mầm đậu nành tại Việt Nam song nhưng nghiên cứu từ các chuyên gia nước ngoài mà chúng tôi được tham khảo cho thấy nó có nhiều tác hại.

Chất Genistein có trong đậu nành tinh chiết cũng có thể kích thích tế bào ung thư vú loại phụ thuộc estrogen. Thực tế chất genistein đã kích thích tăng trưởng tế bào ung thư vú phụ thuộc estrogen trên cơ thể sống tỉ lệ thuận với liều. Protein đậu nành chứa genistein đã làm tăng trưởng bướu phụ thuộc estrogen tỉ lệ thuận theo liều. Sự tăng sinh tế bào nhiều nhất ở bướu các động vật nhận estrogen hay genistein mà các nghiên cứu từ đồng nghiệp chỉ ra từ 150 và 300 ppm. Biểu hiện pS2 tăng lên trong bướu ở động vật dùng genistein từ 150 và 300 ppm.

Cách đây cả chục năm, một nghiên cứu của Mỹ cũng đã kết luận, nếu một phụ nữ sử dụng khoảng 45mg tinh chất mầm đậu nành (đậu tương)/ngày, thì sau 1 tháng sẽ xuất hiện những triệu chứng tương tự như đang dùng thuốc tamoxifen (một loại kháng estrogen chuyên dùng cho phụ nữ bị ung thư vú).

Một nghiên cứu khác sau đó cũng khẳng định, hấp thụ estrogen có trong đậu nành sẽ gây cản trở hoạt động của tuyến nội tiết, tương tự như khi phụ nữ mắc bệnh ung thư vú dùng thuốc tamoxifen.

Đó là chưa kể, Phytoestrogens đậu nành phá vỡ chức năng nội tiết và có khả năng gây vô sinh.

Hồng Ánh VinaOrganic tổng hợp