Mã vạch 888 của nước nào trên thế giới hiện nay?

Hầu hết nước nào cũng có một mã số mã vạch riêng của từng quốc gia để người dùng có thể dễ dàng phân biệt được hàng hóa xuất xứ nguồn quốc từ quốc gia nào. Bài viết sau đây của Luật sư X sẽ cung cấp thông tin cho bạn về vấn đề Mã vạch 888 của nước nào?

Căn cứ pháp lý

Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2019

Nghị định 119/2017/NĐ-CP

Mã vạch 888 của nước nào?

Mã vạch giống như một chứng minh thư của hàng hóa. Thông qua mã vạch chúng ta có thể biết chính xác nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa. Tùy vào quốc gia và vùng lãnh thổ mà quy định về mã vạch sẽ khác nhau. Mã vạch của hàng hóa sẽ bao gồm hai phần, bao gồm: mã số của hàng hóa để con người nhận diện và mã vạch để các loại máy quét đọc nhận diện. Vậy mã vạch 888 của nước nào?

Đầu mã vạch 888 của nước nào?

Mã vạch 888 là của Singapore. Đây là quốc gia duy nhất sở hữu mã vạch này. Cách xem mã vạch bạn chỉ cần biết 3 số đầu là mã quốc gia và số thứ 4 tiếp theo chính là mã doanh nghiệp.

Người tiêu dùng thường áp dụng cách tính “tổng chẵn nhân ba cộng một” để xác nhận độ thật giả của sản phẩm. Lấy tổng của các con số hàng chẵn nhân 3 cộng với tổng với các chữ số hàng lẻ (trừ số thứ 13 ra, số thứ 13 là số để kiểm tra, đối chiếu).

Mã vạch là gì?

Mã vạch (MV) là là một dãy các vạch và khoảng trống song song xen kẽ được thiết kế theo một nguyên tắc mã hoá nhất định để thể hiện mã số hoặc cả chữ lẫn số dưới dạng các thiết bị đọc có gắn đầu Laser (Scanner) nhận và đọc được còn còn gọi là thiết bị quét quang học.

Tại sao phải đăng ký mã vạch cho sản phẩm?

Hiện nay, pháp luật không quy định bắt buộc các chủ thể phải thực hiện đăng ký mã vạch cho sản phẩm của mình. Vậy tại sao phải đăng ký mã vạch cho sản phẩm? Đơn giản, vì chính những lợi ích mà thủ tục này mang lại.

Đăng ký mã vạch chính là căn cứ pháp lý để xác định việc in ấn mã vạch lên sản phẩm là hợp pháp. Tuy việc đăng ký sử dụng mã vạch không bắt buộc nhưng các doanh nghiệp muốn sử dụng mã vạch cho sản phẩm vẫn phải có sự đồng ý; cho phép bằng cách cấp giấy chứng nhận của cơ quan nhà nước. Nếu không có khi bị kiểm tra, doanh nghiệp sẽ bị xử lý theo Nghị định 119/2017/NĐ-CP.

Một số lưu ý về ý nghĩa của dấu mã vạch trên bao bì sản phẩm

Nên sử dụng mã vạch để kiểm tra, đối chiếu độ chính xác các thông tin ghi trên sản phẩm khi cảm thấy không tin tưởng. Với các sản phẩm không ghi “Made in …, Made by …” hoặc ghi bằng ngôn ngữ quốc gia không đọc được việc dùng mã vạch để xác định thông tin là rất cần thiết.

Mã vạch do cơ quan có thẩm quyền cấp tương ứng với từng sản phẩm, nhìn chung là 1 dấu hiệu khó làm giả. Tuy nhiên không có gì tuyệt đối, trong thực tế với kỹ thuật ngày càng tinh vi nhiều loại hàng hóa được làm giả, làm nhái “từ đầu đến chân” không bỏ sót 1 chi tiết nào thì mã vạch cũng không phải là ngoại lệ.

Điều kiện về hồ sơ đăng ký mã vạch

Để đăng ký mã vạch, khách hàng cần chuẩn bị hồ sơ với những giấy tờ sau:

  • Bản đăng ký sử dụng mã vạch.
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, thương mại (Bản sao) hoặc Quyết định thành lập đối với các tổ chức khác (Bản sao).
  • Bảng Đăng ký danh mục sản phẩm sử dụng mã GTIN.
  • Phiếu đăng ký thông tin cơ sở dữ liệu của GS1 Việt Nam.

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ

Doanh nghiệp phải nộp hồ sơ tại 1 trong các cơ quan sau:

  • Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (TCDLCL).
  • Trung tâm Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam.
  • Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

Điều kiện về thủ tục đăng ký mã số mã vạch

Trình tự đăng ký mã vạch

Bước 1: Doanh nghiệp soạn thảo và nộp hồ sơ đăng ký sử dụng mã vạch.

Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ đăng ký sử dụng mã vạch.

Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền thẩm định hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã vạch.

Bước 4: Cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn sử dụng mã số, mã vạch.

Thời hạn đăng ký mã vạch

Trong 15 ngày kể từ khi nhận hồ sơ hợp lệ, Tổng cục TCDLCL tiến hành thẩm định hồ sơ

Nếu hồ sơ hợp lệ sẽ được cấp mã số, vào sổ đăng ký, lưu vào ngân hàng mã số quốc gia và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng MV.

Nếu hồ sơ không hợp lệ, Tổng cục TCDLCL sẽ ra thông báo cho doanh nghiệp, đề nghị doanh nghiệp hoàn thiện.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi được cấp, Giấy chứng nhận quyền sử dụng MV sẽ được gửi cho tổ chức/doanh nghiệp thông qua các tổ chức tiếp nhận hồ sơ.

Có thể bạn quan tâm

  • Nên đăng ký bảo hộ logo dưới dạng nhãn hiệu hay bản quyền?
  • Mua bản quyền theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ hiện nay
  • Nhãn hiệu nổi tiếng có cần đăng ký bảo hộ không?

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Mã vạch 888 của nước nào?”. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ của Luật sư X hãy liên hệ: 0833 102 102. Bên cạnh đó, nếu bạn muốn tư vấn về việc đăng ký bảo vệ thương hiệu, hãy liên hệ ngay với Luật sư X để được giải đáp thắc mắc.

Câu hỏi thường gặp