Bản đồ huyện Lục Ngạn hay bản đồ hành chính các xã tại huyện Lục Ngạn, giúp bạn tra cứu thông tin về vị trí tiếp giáp, ranh giới, địa hình thuộc địa bàn khu vực này.
Chúng tôi BANDOVIETNAM.COM.VN tổng hợp thông tin bản đồ quy hoạch và điều kiện kinh tế của khu vực huyện Lục Ngạn tại tỉnh Bắc Giang mới nhất năm 2022. Hi vọng những thông tin này sẽ hữu ích đến bạn.
Giới thiệu vị trí địa lý huyện Lục Ngạn tại tỉnh Bắc Giang
Là một huyện miền núi thuộc tỉnh Bắc Giang, huyện Lục Ngạn có địa hình đồi và núi xen lẫn với có diện tích đất tự nhiên 1.012 km² chia làm 29 đơn vị hành chính, gồm 01 thị trấn Chũ và 28 xã: Biển Động, Biên Sơn, Cấm Sơn, Đèo Gia, Đồng Cốc, Giáp Sơn, Hộ Đáp, Hồng Giang, Kiên Lao, Kiên Thành, Kim Sơn, Mỹ An, Nam Dương, Phì Điền, Phong Minh, Phong Vân, Phú Nhuận, Phượng Sơn, Quý Sơn, Sa Lý, Sơn Hải, Tân Hoa, Tân Lập, Tân Mộc, Tân Quang, Tân Sơn, Thanh Hải, Trù Hựu. Trong đó, Trung tâm huấn luyện Cấm Sơn nằm trên địa bàn huyện và không thuộc về xã nào.
Tiếp giáp địa lý: huyện Lục Ngạn nằm ở phía đông tỉnh Bắc Giang, cách thành phố Bắc Giang 40 km về phía đông thuộc vùng Đông Bắc Bộ và có vị trí địa lý:
- Phía đông giáp huyện Sơn Động
- Phía tây và phía nam giáp huyện Lục Nam
- Phía bắc giáp huyện Chi Lăng và huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.
+ Diện tích và dân số: Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Lục Ngạn là 1.012 km² (diện tích tự nhiên lớn nhất tỉnh Bắc Giang), dân số năm 2019 khoảng 226.540 người. Mật độ dân số đạt 223 người/km².
Địa hình: Huyện Lục Ngạn là một huyện miền núi địa hình chia cắt thành hai vùng rõ rệt là vùng núi và vùng đồi thấp
Địa hình vùng núi cao: chiếm gần 60% diện tích tự nhiên toàn huyện; bao gồm 12 xã là Sơn Hải, Cấm Sơn, Tân Sơn, Hộ Đáp, Phong Minh, Sa Lý, Phong Vân, Kim Sơn, Phú Nhuận, Đèo Gia, Tân Lập, Tân Mộc. Vùng này địa hình bị chia cắt mạnh, độ dốc khá lớn, độ cao trung bình từ 300- 400 m, nới thấp nhất là 170 m so với mực nước biển.
Địa hình vùng đồi thấp: bao gồm 17 xã còn lại và 1 thị trấn. Diện tích chiếm trên 40% diện tích toàn huyện. Địa hình có độ chia cắt trung bình với độ cao trung bình từ 80 – 120 m so với mực nước biển. Đất đai trong vùng phần lớn là đồi thoải, một số nơi đất bị xói mòn, thường thiếu nguồn nước tưới cho cây trồng. Nhưng ở vùng này đất đai lại thích hợp với trồng các cây ăn quả như: hồng, nhãn, vải thiều…
Đặc biệt là cây vải thiều, Huyện Lục Ngạn đã và đang phát triển thành một vùng chuyên canh vải thiều lớn nhất miền Bắc, đồng thời tiếp tục trồng cây lương thực, phát triển công nghiệp chế biến hoa quả. Trong tương lai còn có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái kiểu miệt vườn.
Bản đồ hành chính huyện Lục Ngạn mới nhất
Thông tin cơ bản huyện Lục Ngạn tại tỉnh Bắc Giang
Thời Lý – Trần, huyện có tên là Na Ngạn, gồm địa bàn 2 huyện Lục Ngạn và Lục Nam ngày nay.
Thời kỳ thuộc Minh chia làm 2 huyện Lục Nam và Na Ngạn thuộc châu Lạng Giang, phủ Lạng Thương.
Đến thời Lê đổi thành Lục Ngạn thuộc phủ Lạng Giang.
Thời kỳ Pháp thuộc (1889), thực dân Pháp tách tả ngạn sông Thương thành 3 huyện: Hữu Lũng, Lục Ngạn, Bảo Lộc.
Tháng 9 năm 1891, thực dân Pháp đổi thành Đạo quan binh 1 – Phả Lại.
Tháng 10 năm 1895, Toàn quyền Đông Dương thành lập lại huyện Lục Ngạn.
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, bỏ cấp phủ, châu, quận, gọi chung là huyện.
Ngày 21 tháng 1 năm 1957, Thủ trưởng Chính phủ ban hành Nghị định số 24-TTg. Theo đó, điều chỉnh địa giới hành chính hai huyện Lục Ngạn và Sơn Động để thành lập huyện Lục Nam.
Sau khi điều chỉnh, huyện Lục Ngạn có 23 xã: Biển Động, Biên Sơn, Cấm Sơn, Đồng Cốc, Giáp Sơn, Hồng Giang, Kiên Lao, Kim Sơn, Ninh Hộ, Phong Minh, Phong Vân, Phú Nhuận, Phú Thịnh, Phượng Sơn, Tân Hoa, Tân Lập, Tân Mộc, Thanh Sơn, Thống Nhất, Toàn Thắng, Trù Hựu A, Trù Hựu B, Tự Do.
Ngày 20 tháng 7 năm 1957, thành lập thị trấn Chũ, thị trấn huyện lỵ huyện Lục Ngạn trên cơ sở tách phố Chũ thuộc xã Trù Hựu.
Ngày 10 tháng 7 năm 1958, Bộ Nội vụ ra Nghị định số 225-NV. Theo đó:
- Chia xã Cấm Sơn thành hai xã Cấm Sơn và Tân Sơn
- Chia xã Đồng Cốc thành hai xã Đồng Cốc và Tân Quang
- Chia xã Ninh Hộ thành hai xã Ninh Sơn và Hộ Đáp
- Chia xã Kiên Lao thành hai xã Kiên Lao và Kiên Thành.
- Ngày 28 tháng 7 năm 1958, chuyển xã Mỹ An thuộc huyện Lục Nam về huyện Lục Ngạn quản lý.
- Ngày 14 tháng 3 năm 1963, chuyển xã Đèo Gia thuộc huyện Sơn Động về huyện Lục Ngạn quản lý.
- Sau đó, một số xã lại được đổi tên: Ninh Sơn thành Sơn Hải, Phú Thịnh thành Phì Điền, Thanh Sơn thành Thanh Hải, Thống Nhất thành Quý Sơn, Toàn Thắng thành Nghĩa Hồ, Trù Hựu A thành Trù Hựu, Trù Hựu B thành Nam Dương, Tự Do thành Sa Lý.
Ngày 30 tháng 1 năm 1985, giải thể xã Kim Sơn, địa bàn sáp nhập vào xã Biển Động và trường bắn TB1. Tuy nhiên, đến ngày 19 tháng 10 năm 1993, xã Kim Sơn được tái lập trên cơ sở 1 xóm đã cắt về xã Biển Động và phần diện tích do trường bắn TB1 bàn giao lại.
Ngày 7 tháng 10 năm 1995, mở rộng thị trấn Chũ trên cơ sở sáp nhập 184 ha và 844 người thuộc xã Trù Hựu (gồm làng Chũ, làng Nhật Đức và các hộ dân cư thuộc xã Trù Hựu đang sống xen cư trên địa bàn thị trấn Chũ).
Ngày 5 tháng 6 năm 2013, thị trấn Chũ mở rộng được công nhận là đô thị loại IV.
Ngày 1 tháng 1 năm 2020, sáp nhập xã Nghĩa Hồ vào thị trấn Chũ.
Huyện Lục Ngạn có 1 thị trấn và 28 xã như hiện nay.
Xem thêm: Bản đồ quy hoạch sử dụng đất Huyện Lục Ngạn mới nhất
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!