Lá cây nhàu có tác dụng gì và cách sử dụng lá nhàu trị bệnh huyết áp, đau lưng, xương khớp ra sao? Từ lâu, công dụng của cây nhàu rừng đã được y học chứng minh và xem đây là một liều thuốc quý. Hãy cùng theo dõi nội dung bài viết sau đây của Hương Thanh Noni để biết thêm về công dụng của lá nhàu nhé.
Lá cây nhàu có tác dụng gì?
Lá cây nhàu rừng là cây thuốc có màu xanh, chứa thành phần có nhiều công dụng trong việc phòng ngừa và chữa bệnh, tuy nhiên để phát huy được hết tác dụng của bài thuốc quý này thì bạn cần sử dụng đúng cách. Quả nhàu có hình bầu dục, có màu xanh giặc vàng già. Mời bạn tham khảo và tìm hiểu một số tác dụng chữa bệnh chính cũng như cách dùng lá nhàu chuẩn y học trong phần dưới đây nhé.
>>> Xem thêm: Lá nhàu trị đau lưng và cách sử dụng cây thuốc hiệu quả
Giảm đau nhức xương khớp, khỏe gân cốt
Theo các chuyên gia của y học cổ truyền và y học hiện đại chứng minh thành phần của lá nhàu có tác dụng đối với bệnh nhân xương khớp là rất tốt. Nên nếu bạn đang mắc các bệnh về xương khớp như đau vai gáy, đau lưng, viêm khớp dạng thấp,…thì hoàn toàn có thể dùng lá nhàu chữa trị.
Mỗi ngày bạn chỉ cần dùng một nắm lá nhàu tươi, được hái vào buổi sớm và rửa sạch, sắc nước uống, uống mỗi ngày sẽ có hiệu quả tốt trong điều trị bệnh xương khớp. Hoặc nếu bạn không thích uống nước lá nhàu thì có thể nấu canh để ăn.
Ngoài ra, sử dụng lá nhàu rang muối lót giường cũng là phương pháp dùng lá nhàu được nhiều bệnh nhân mắc bệnh xương khớp ứng dụng, làm giảm các triệu chứng và các cơn đau xương khớp.
Hỗ trợ điều trị kiết lỵ, tiêu chảy, cảm sốt
Lá nhàu có vị đắng, rất khó ăn nên có nhiều người không thích bài thuốc này. Nhưng thuốc đắng giã tật, lá nhàu là một vị thuốc điều trị tiêu chảy, cảm sốt, kiết lỵ, nhuận tràng, lợi tiểu, điều kinh, chữa đau lưng và cải thiện hệ thần kinh, chống oxy hóa rất tốt.
Đối với bệnh nhân bị kiết lỵ hoặc tiêu chảy thì lá nhàu có được dùng để ổn định hoạt động hệ tiêu hóa, diệt những vi khuẩn gây hại trong đường ruột để giúp hệ tiêu hóa vận hành trơn tru hơn. Y học hiện đại còn chứng minh rằng, trong lá nhàu có thành phần dinh dưỡng và chất xơ giúp kích thích nhu động ruột từ đó làm cho hệ tiêu hóa ổn định hơn, tăng cường hệ miễn dịch khi sử dụng.
Nếu không tìm được lá nhàu thì bạn có thể dùng quả nhàu chấm muối để ăn. Trái nhàu chấm muối cũng có tác dụng rất tốt đối với bệnh kiết lỵ và sức khỏe
Đối với bệnh nhân bị cảm sốt thì lá nhàu có đặc tính giải cảm, vị thanh mát. Khi dùng lá nhàu bệnh cảm sẽ được trị khỏi nhanh chóng hơn.
Có 2 cách dùng thực hiện lá nhàu chữa trị tiêu chảy, kiết lỵ và cải thiện triệu chứng sốt và giảm sốt như sau:
- Nấu từ 3 – 6 lá nhàu tươi với 500ml nước, cho đến khi còn 200ml nước là được. Uống mỗi ngày 2 lần, dùng liên tục từ 2 – 5 ngày thì bệnh tình sẽ thuyên giảm.
- Ăn lá nhàu non bằng cách ăn sống hay luộc đều được.
- Nấu 12g lá nhàu cùng 10g cỏ sữa, lấy nước uống hàng ngày, tốt nhất nên dùng nóng.
- Bạn có thể dùng lá nhàu phơi khô sắc nước uống mỗi ngày để tăng cường sức khỏe.
Uống nước lá nhàu có tác dụng gì? Giúp diệt khuẩn lao
Dù công dụng của lá nhàu rừng trong việc điều trị bệnh lao cần phải nghiên cứu thêm. Tuy nhiên, lá nhàu thực sự có tác dụng tốt đối với người bệnh lao.
Người bệnh lao nên dùng lá nhàu sắc nước uống mỗi ngày để giảm vi khuẩn lao trong cơ thể. Nhờ đó, bệnh trạng sẽ ổn định hơn, không bị biến chứng và đe dọa đến tính mạng.
Hỗ trợ điều trị mụn nhọt
Nhờ dược tính thanh mát nên ngoài khả năng trị cảm sốt thì lá nhàu còn là vị thuốc trị mụn nhọt rất tốt. Bởi có nhiều nguyên nhân gây ra mụn cho cơ thể, trong đó có 2 nguyên chính là vi khuẩn gây mụn và do nóng trong người.
Khi chúng ta bị nóng trong người, cơ thể sẽ tích tụ độc tố khiến cho mụn nhọt xuất hiện. Nếu không kịp thời thanh nhiệt thì mụn sẽ mọc ngày càng nhiều.
Các hợp chất của lá nhàu có tác động giải độc, thanh nhiệt, ngăn tình trạng mụn hình thành trên da, hạn chế để lại sẹo.
Bạn chỉ cần giã nhuyễn lá nhàu và đắp chúng lên da, chỗ bị mụn. Kiên trì một thời gian thì chỗ bị mụn sẽ lên da non, trả lại cho bạn làn da trắng hồng. Đồng thời, nên kết hợp dùng nước sắc lá nhàu để thanh nhiệt từ trong ra ngoài.
Vì sao có nhiều người tin dùng lá nhàu trị bệnh?
Hiện nay, con người càng ngày càng thích những vị thuốc thuộc về thiên nhiên nguyên chất 100%. Thay cho những loại thực phẩm chức năng hay tây y mang lại hiệu quả tức thì.
Việc sử dụng các loại thuốc có tác dụng nhanh sẽ gây ra nhiều nguy cơ tiềm ẩn cho cơ thể như rối loạn tiêu hóa, táo bón,…Trong khi các bài thuốc Đông Y sẽ mang lại cảm giác từ từ, hoàn toàn không gây tác dụng phụ.
Vì lẽ đó, những bài thuốc hay từ cây nhàu rừng ngày càng được nhiều người biết đến và tin tưởng lựa chọn.
Lá nhàu làm món gì ngon?
Bên cạnh việc làm thuốc chữa bệnh thì từ rất lâu, ông bà ta đã biết tận dụng lá nhàu để làm nên những món ăn thơm ngon bổ dưỡng:
Rắn trun xào lá nhàu
Một món ăn ngon lại có tác dụng điều trị đau lưng rất hiệu quả đó là rắn trun xào lá nhàu:
- Làm sạch rắn trun và lá nhàu, đặt 2 nguyên liệu lên thớt và dùng chai lăn thật mạnh qua. Cách làm này sẽ khiến thịt rắn và lá nhàu hòa quyện vào nhau, tạo vị ngọt hơn.
- Phi thơm tỏi và cho thịt rắn vào xào cho đến khi thơm thì cho các gia vị cần thiết vào. Đun cho đến khi thịt rắn chín là ăn được.
Ếch om lá nhàu
Nguyên liệu:
- Thịt ếch: 1kg
- Lá nhàu: 200g
- Các gia vị thơm như ớt, sả, gừng
- Gia vị: đường, muối,..
- Nước cốt dừa
Cách chế biến
- Làm sạch phần thịt ếch và tẩm ướp gia vị cho vừa ăn. Để trong vòng 20 – 30 phút cho thịt ngấm đều gia vị.
- Rửa sạch lá nhàu, để ráo nước và thái nhỏ miếng vừa ăn.
- Xào thịt ếch cho săn lại, đến khi gần chín thì cho lá nhàu vào. Đun thêm 1 phút và đổ nước cốt dừa vào sao cho ngập thịt ếch.
- Hầm thêm 20 phút nữa cho đến khi thịt mềm là được.
Cá điêu hồng hấp lá nhàu
Để làm món cá diêu hồng hấp lá nhàu trị đau lưng thì bạn cần chuẩn bị: cá diêu hồng, lá nhàu non, hành lá, gia vị,..
Cách nấu:
- Phi thơm hành tỏi và cho các diêu hồng vào để khử mùi tanh, ngoài ra bạn có thể cho thêm ít gừng và rượu trắng.
- Rửa sạch lá nhàu và đem cắt mỏng cho vào nồi.
- Đun đến khi cá chín là có thể dùng được.
Thịt băm gói lá nhàu hấp
Món ăn thịt băm cuốn lá nhàu rất ngon lại có tác dụng tốt cho sức khỏe, cách làm lại đơn giản như sau:
- Chuẩn chị 500g thịt bằm, gia vị, rau thơm, 200g lá nhàu,..
- Rửa sạch lá nhàu và trần qua nước nóng.
- Ướp thịt bằm cùng các gia vị sao cho hợp với khẩu vị của gia đình.
- Cuốn thịt bằm cùng lá nhàu sau đó mang đi hấp tầm 20 – 30 phút là chín.
Lá nhàu miền Bắc gọi là lá gì?
Cây nhàu thường xuất hiện ở các vùng miền Trung và miền Nam Việt Nam. Ở miền Bắc cây nhàu rất ít xuất hiện, người miền Bắc thường gọi cây nhàu là nhàu núi, nhàu rừng, quả ngao, cây ngao…và họ rất ưa chuộng loại dược liệu này.
Công dụng của cây nhàu từ lâu đã được khẳng định và khai thác trong nhiều bài thuốc Đông y. Điều trị các bệnh như đau lưng, ung thư, tiểu đường, cao huyết áp. Các bộ phận của cây nhàu đều có tác dụng chăm sóc và hôc trợ trị nhiều bệnh.
Tuy nhiên, chúng tôi khuyên rằng, nếu bệnh lý của bạn nghiêm trọng thì nên kết hợp cả Đông và Tây y để điều trị đạt được hiệu quả tốt nhất nhé. Lá nhàu và các sản phẩm từ trái nhàu chỉ mang tính chất hỗ trợ điều trị bệnh, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Hy vọng qua bài viết trên của Hương Thanh Noni đã giúp bạn trả lời được câu hỏi lá cây nhàu có tác dụng gì. Chúc bạn áp dụng thành công và có một sức khỏe thật tốt.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!