Khí co2 có khả năng ngăn cản sự cháy nên đã được sử dụng phổ biến trong các ứng dụng chữa cháy. Tuy nhiên, không phải đám cháy nào cũng có thể sử dụng khí co2 để dập tắt được. Vậy khí co2 không dùng để dập tắt đám cháy nào? Đây có lẽ cũng là thắc mắc của nhiều người, đặc biệt là những ai mới trang bị bình chữa cháy hoặc đang tìm hiểu về các chất chữa cháy thông dụng.
- Xem thêm: Giá bán bình chữa cháy các loại bình chữa cháy có kiểm định an toàn pccc bao nhiêu?
- Tham khảo: Bình chữa cháy chỉ vạch vàng nói lên điều gì?
Khí co2 có thể dập tắt đám cháy nào hiệu quả
Tác dụng chữa cháy chủ yếu của khí co2 là làm loãng không khí, khiến cho nồng độ oxy giảm nhanh và đám cháy không thể duy trì sự cháy. Với nguyên lý này, khí co2 có thể sử dụng để dập tắt hiệu quả nhiều loại đám cháy khác nhau như:
- Đám cháy loại B: bắt nguồn từ các lỏng như xăng, dầu, hóa chất,…
- Đám cháy loại C: bắt nguồn từ các chất khí như metan, gas, axetilen,…
- Đám cháy loại E: bắt nguồn từ các thiết bị điện, điện tử, vi mạch
Khi chữa cháy, khí co2 tan nhanh trong không khí và không để lại dấu vết hay chất cặn nên giữ sạch sẽ cho không gian và không làm hư hỏng các thiết bị, đặc biệt là các thiết bị điện điện tử. Do đó, các loại bình chữa cháy khí CO2 luôn là sự lựa chọn ưu tiên cho các phòng thí nghiệm, phòng máy, văn phòng công ty,…
Khí co2 không dùng để dập tắt đám cháy nào?
Mặc dù khí co2 có thể sử dụng hiệu quả cho nhiều loại đám cháy khác nhau nhưng đối với đám cháy chất rắn thì không nên sử dụng khí co2. Nguyên nhân là vì khí co2 có thể tác dụng với các kim loại nóng đỏ hoặc than hồng để tạo ra khí CO có tính độc cao gây nguy hiểm đến con người. Thậm chí nếu nồng độ khí CO quá cao có thể gây ra nổ rất nguy hiểm.
Tại sao không dùng co2 dập tắt đám cháy mg
Magie (mg) là một kim loại kiềm có tính khử mạnh và có thể cháy được trong khí co2. Do đó, người ta sẽ không dùng khí co2 để dập tắt các đám cháy từ mg.
Phương trình mô tả quá trình cháy của mg trong co2 như sau: CO2 + Mg -> MgO + CO.
Khí CO sau khi tạo ra có thể tiếp tục tác dụng với mg theo phương trình: CO + Mg -> MgO + C (muội than).
Dùng co2 để dập tắt đám cháy mg và al
Nhôm (al) cũng là một kim loại kiềm có tính khử mạnh giống như mg và cũng có thể cháy trong khí co2 nên sẽ không dùng khí co2 để dập tắt các đám cháy bắt nguồn từ kim loại này. Thay vào đó, có thể sử dụng chất chữa cháy dạng bột khô dạng ABC để chữa cháy cho các đám cháy từ mg và al.
Bình co2 có nổ không?
Bình co2 được thiết kế với phần vỏ thép rất dày nên cho phép nó có thể chịu được áp suất cao trong bình. Tuy nhiên, áp suất này có gia tăng do nhiều nguyên nhân như để gần nguồn nhiệt lớn, để nơi nắng nóng chiếu trực tiếp, vi va đập mạnh,…và khi áp suất vượt qua ngưỡng chịu đựng của vỏ bình thì sẽ phá vỡ lớp vỏ bình gây ra nổ.
Ngoài ra, nếu vỏ bình bị xuống cấp cũng khiến cho khả năng chịu áp lực bị giảm sút và có thể bị nổ nếu không chịu được áp suất trong bình. Do đó, cần thường xuyên kiểm tra bình để có thể bảo trì, bảo dưỡng kịp thời bình hoặc thay mới khi cần thiết.
Các nguyên tắc an toàn khi sử dụng bình Co2 chữa cháy
Bình co2 chữa cháy có trọng lượng nặng và khí co2 có nhiệt độ rất lạnh xuống tới -79 độ C có thể gây bỏng lạnh cho da người nếu như xịt phải. Do đó, cần thực hiện các nguyên tắc an toàn khi sửu dụng bình co2 chữa cháy để đảm bảo an toàn cho bản thân cũng như những người xung quanh.
- Học kỹ cách sử dụng bình chữa cháy co2 và tiến hành thực hành thực tế thông qua các lớp tập huấn để có kinh nghiệm trong việc sử dụng bình
- Không sử dụng bình khi có vấn đề về sức khỏe hoặc không đủ khả năng để nâng bình khi chữa cháy
- Không nên sử dụng bình co2 để chữa cháy ngoài trời vì gió có thể làm đổi hướng xịt hoặc thậm chí thổi ngược vào người
- Cần dự phòng lối thoát nếu như muốn chữa cháy tại những khu vực phòng kín vì khí co2 có thể khiến bạn bị ngạt
- Tránh sử dụng bình co2 để chữa cháy các kim loại kiềm, kiềm thổ, than cốc, củi, gỗ,…vì có thể khiến đám cháy lớn hơn và gây ra khí độc
- Khi phun phải cầm tay vào phần nhựa của loa phun, không được cầm vào phần kim loại và tránh phun vào người vì nó có thể gây ra bỏng lạnh
- Cất giữ bình co2 ở nơi mát mẻ, thoáng đãng, tránh ánh nắng mặt trời và các nguồn nhiệt trực tiếp. Để bình ở nơi dễ tìm thấy và dễ lấy
- Thường xuyên kiểm tra bình và tiến hành bảo trì bình ngay khi phát hiện những hư hỏng trên bình để đảm bảo tính an toàn khi sử dụng
Trên đây là một số thông tin về khí co2 cũng như giải đáp về khí co2 không dùng để dập tắt đám cháy nào. Hy vọng những thông tin này sẽ có ích cho bạn cũng như giúp bạn hiểu rõ hơn về các tính chất của loại khí này và có những biện pháp an toàn hơn trong việc sử dụng các loại bình chữa cháy khí co2.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!