Zinc gluconate (Kẽm gluconat): Tác dụng và liều dùng

Zinc Gluconate hay kẽm gluconat là một trong những vi chất dinh dưỡng quan trọng đối với cơ thể con người. Cơ thể nếu thiếu chúng sẽ gây tác động xấu tới sức khỏe, sự phát triển thể chất (ở trẻ nhỏ), suy giảm hệ miễn dịch…

Kẽm gluconate là thuốc gì?

Kẽm gluconate, zinc gluconate là một dạng muối của nguyên tố kẽm. Trong tự nhiên kẽm là một loại khoáng chất, còn trong cơ thể con người, kẽm là nguyên tố vi lượng thiết yếu đóng vai trò quan trọng tham gia vào nhiều quá trình sinh học của cơ thể, tăng cường hệ thống miễn dịch…(1)

Dạng bào chế và hàm lượng kẽm Zinc Gluconate

Kẽm zinc gluconate được bào chế dưới dạng viên ngậm, viên uống, thuốc bột pha uống hoặc siro. Trong đó, hàm lượng kẽm chứa trong thuốc ở dạng viên ngậm là 10mg và 23mg; còn hàm lượng kẽm chứa trong viên uống bao gồm 10mg, 15mg, 22mg, 25mg, 30mg, 50mg, 60mg, 78mg và 100mg.

Kẽm gluconat có tác dụng gì?

Kẽm là một trong những vi chất dinh dưỡng, nguyên tố vi lượng thiết yếu. Vậy kẽm gluconat có tác dụng gì? Các chuyên gia cho biết chúng hoạt động như một chất chống oxy hóa, tham gia vào nhiều quá trình sinh học của cơ thể, giúp tăng cường hệ miễn dịch, thúc đẩy và cải thiện quá trình tăng trưởng ở trẻ nhỏ… (2). Cụ thể:

kẽm zinc gluconate

Kẽm đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe con người

Tác dụng chính của kẽm zinc gluconate

Điều trị các bệnh lý thiếu kẽm cũng như phòng ngừa tình trạng cơ thể thiếu kẽm (trong trường hợp chế độ ăn uống hàng ngày không cung cấp đủ kẽm, hay người bị tiêu chảy nặng khiến ruột khó hấp thu dinh dưỡng từ thực phẩm, người vừa trải qua một cuộc phẫu thuật kéo dài, người bị xơ gan, người nghiện rượu…) qua đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch để giúp người bệnh nhanh chóng bổ sung được lượng kẽm cần thiết.

Các tác dụng bổ sung của kẽm gluconat đối với một số bệnh lý khác

  • Bệnh mụn trứng cá: Kẽm gluconat có trị mụn không? Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, ở những người bị mụn trứng cá thường có nồng độ kẽm trong da và máu khá thấp. Do đó, để cải thiện tình trạng chuyên gia khuyên người bệnh nên uống viên kẽm bổ sung sẽ hiệu quả hơn so với việc bôi da bằng thuốc mỡ có chứa kẽm.
  • Chứng biếng ăn: Ở trẻ nhỏ, trẻ lứa tuổi thanh thiếu niên, người lớn nếu cơ thể thiếu kẽm sẽ dẫn đến tình trạng biếng ăn tâm thần. Vì vậy, những người mắc chứng biếng ăn cần uống bổ sung kẽm để thúc đẩy quá trình tăng cân, đồng thời hỗ trợ điều trị chứng trầm cảm – một trong những nguyên nhân gây biếng ăn.
  • Các bệnh cảm lạnh, nhiễm trùng đường hô hấp trên và dưới: Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc người bệnh bị cảm lạnh nếu dụng viên ngậm có chứa kẽm gluconate sẽ giúp giảm triệu chứng, rút ngắn thời gian bị bệnh. Bên cạnh đó, kẽm còn giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh nhiễm trùng, bệnh cúm, bệnh sốt rét, các bệnh do ký sinh trùng gây nên.
  • Bệnh tiêu chảy: Zinc Gluconate có tốt không với những người mắc tiêu chảy? Câu trả lời là có. Theo chuyên gia, việc uống viên kẽm gluconatekịp thời sẽ giúp giảm mức độ nghiêm trọng cũng như rút ngắn thời gian bị tiêu chảy, nhất là ở những người bị thiếu kẽm hoặc suy dinh dưỡng. Đối với phụ nữ mang thai và phụ nữ sau sinh, việc cung cấp đầy đủ kẽm cho cơ thể cũng giúp làm giảm thiểu tỷ lệ mắc tiêu chảy ở trẻ sơ sinh.
  • Các vấn đề bệnh lý liên quan đến thị lực: Bao gồm thoái hóa điểm vàng (một tình trạng mất thị lực liên quan đến tuổi tác), bệnh quáng gà, đục thủy tinh thể… Theo đó, những người bổ sung kẽm đầy đủ trong chế độ ăn uống hàng ngày sẽ cải thiện được tình trạng hoặc giảm nguy cơ cao mắc các vấn đề liên quan đến thị lực này.

kẽm gluconat có tác dụng gì

Bổ sung đầy đủ kẽm trong chế độ ăn hàng ngày có thể phòng ngừa và cải thiện các vấn đề về thị lực

  • Các tình trạng bỏng da hăm tã, loét chân do tiểu đường: Những vết thương do bỏng da gây nên sẽ được cải thiện, thậm chí chữa lành khi dùng kẽm cùng các khoáng chất khác tiêm vào tĩnh mạch. Còn uống kẽm sẽ giúp rút ngắn thời gian hồi phục, đặc biệt ở những người bị bỏng nặng. Đối với trẻ bị hăm tã, việc uống zinc gluconate và dùng kẽm oxit dán lên vết hăm tã sẽ cải thiện và tăng tốc độ chữa lành. Đối với người bị loét chân do tiểu đường, dùng gel chứa kẽm hyaluronate có thể giúp vết loét chân lành nhanh hơn.
  • Hệ thống miễn dịch: Việc bổ sung kẽm đầy đủ sẽ giúp cơ thể nâng cao hệ thống miễn dịch phòng tránh bệnh hiệu quả, đặc biệt đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bổ sung kẽm đầy đủ sẽ giúp tăng trưởng theo chuẩn, luôn khỏe mạnh.
  • Các bệnh lý khác: Đó là bệnh Wilson, rối loạn tăng động giảm chú ý, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, u trực tràng và đại tràng, hen suyễn, viêm loét đại tràng, loét miệng, hội chứng kém hấp thụ, huyết áp cao… việc bổ sung kẽm đúng liều theo khuyến nghị kết hợp với điều trị sẽ giúp ngăn ngừa, cải thiện tình trạng bệnh cũng như giảm nguy cơ tái phát bệnh.

Ai cần bổ sung thuốc kẽm Zinc Gluconate?

Tùy từng độ tuổi, giới tính, tình trạng sức khỏe, nếu cung cấp cho cơ thể đủ kẽm theo liều dùng khuyến nghị hàng ngày sẽ luôn khỏe mạnh, nâng cao hệ miễn dịch, phòng tránh bệnh tật cũng như ngăn ngừa nguy cơ cao/ hoặc nguy cơ tái phát bệnh.

Ngược lại, nếu cơ thể thiếu kẽm sẽ dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe như tình trạng chậm tăng trưởng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, hệ miễn dịch suy giảm, nguy cơ mắc nhiều bệnh cũng như kéo dài thời gian phục hồi sức khỏe.

Theo đó, chuyên gia khuyên các đối tượng là những người ăn chay, phụ nữ mang thai và cho con bú, người hấp thụ kẽm kém, người bị suy dinh dưỡng và biếng ăn, những người mắc các bệnh lý mãn tính (tiểu đường, huyết áp cao, u trực tràng…), người lớn tuổi, người bị các vấn đề ngoài da (bỏng, lở loét, mụn trứng cá…), người mắc tiêu chảy, mắc các bệnh lý nhiễm trùng liên quan đến vấn đề hô hấp… cần cung cấp đủ lượng kẽm cơ thể.

Thuốc kẽm gluconat loại nào tốt nhất?

Nếu bạn cần bổ sung kẽm và phân vân không biết loại nào tốt nhất để sử dụng có thể tham khảo một số sản phẩm gợi ý dưới đây:

1. Viên uống Zinc Gluconate Nhất Nhất

Sản phẩm bổ sung kẽm cho người thiếu kẽm do khẩu phần ăn hàng ngày không đáp ứng đủ nhu cầu kẽm. Ngoài ra, viên uống Zinc Gluconate Nhất Nhất còn giúp tăng cường sức đề kháng, tăng cường quá trình chuyển hóa, nâng cao hệ miễn dịch.

Viên uống Zinc Gluconate Nhất Nhất

Viên uống kẽm gluconate Nhất Nhất vừa bổ sung kẽm, vừa giúp nâng cao hệ miễn dịch

Sản phẩm có xuất xứ tại Việt Nam, hộp đóng gói 20 viên nén, giá bán trên thị trường 60.000 đồng, phù hợp sử dụng cho cả trẻ em và người lớn.

2. Viên uống kẽm Swanson Zinc Gluconate 50mg

Sản phẩm bổ sung kẽm, tăng cường hệ miễn dịch, sức khỏe thị lực, chức năng tuyến tiền liệt và nâng cao hoạt động chống quá trình oxy hóa của cơ thể…

Viên uống kẽm Swanson Zinc Gluconate 50mg có xuất xứ từ Mỹ, hộp đóng gói 250 viên nang, giá bán trên thị trường 600.000 đồng dành cho người lớn, không bao gồm phụ nữ mang thai và cho con bú.

3. Viên uống bổ sung kẽm Puritan’s Pride Zinc Gluconate 25mg

Sản phẩm bổ sung hàm lượng kẽm thiếu hụt cho cơ thể do chế độ ăn hàng ngày không đáp ứng đủ. Bên cạnh đó, viên kẽm Puritan’s Pride Zinc Gluconate 25mg còn giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, hỗ trợ hệ thần kinh khỏe mạnh phòng tránh trầm cảm, giúp giảm rụng tóc, mụn trứng cá, thúc đẩy quá trình hồi phục vết thương diễn ra nhanh hơn, duy trì sức khỏe tốt, hỗ trợ khả năng sinh sản cho cả nam lẫn nữ…

Sản phẩm có xuất xứ từ Mỹ, hộp đóng gói 100 viên, giá bán trên thị trường 300.000 đồng, phù hợp cho nam và nữ ở độ tuổi trưởng thành muốn tăng cường sức khỏe sinh sản, người có hệ miễn dịch kém, người thiếu kẽm cho chế độ ăn uống nghèo nàn. Cần thận trọng khi sử dụng cho trẻ em và phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú, tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

4. Viên uống bổ sung kẽm Zinc Gluconate 50mg

Loại viên uống bổ sung kẽm này không chỉ cung cấp kẽm cho cơ thể mà còn giúp phòng ngừa và cải thiện các vấn đề về sức khỏe khác do thiếu kẽm gây ra. Đồng thời sản phẩm cũng giúp phục hồi vết thương nhanh chóng, kích thích vị giác mang đến cảm giác ăn ngon miệng, tăng cường và nâng cao hệ miễn dịch, duy trì hệ thần kinh khỏe mạnh…

Sản phẩm có xuất xứ từ Mỹ, hộp đóng gói 250 viên, giá bán trên thị trường 408.000 đồng, tốt cho những người mắc bệnh tiêu hóa, người ăn chay trường, phụ nữ mang thai và cho con bú, người bị bệnh hồng cầu lưỡi liềm, người nghiện rượu bia..

Hướng dẫn cách bổ sung và điều trị bệnh bằng kẽm gluconat

Kẽm đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe con người, nhưng loại nguyên tố vi lượng này cơ thể không tự tổng hợp được do đó cần bổ sung từ nguồn bên ngoài. Theo đó, nguồn bổ sung kẽm tốt nhất là từ các thực phẩm tự nhiên giàu kẽm (thịt gia cầm, cá, thịt đỏ…) trong chế độ ăn uống hàng ngày.

thực phẩm tự nhiên là nguồn bổ sung kẽm tốt nhất

Các thực phẩm tự nhiên là nguồn bổ sung kẽm tốt nhất cho cơ thể

Tuy nhiên trong một số trường hợp, cần phải bổ sung kẽm từ thuốc kẽm gluconat để cung cấp đủ cho cơ thể. Khác với việc bổ sung kẽm từ thực phẩm, bổ sung kẽm từ thuốc cần phải đúng liều lượng khuyến nghị và phải tuân theo chỉ định/ hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn sức khỏe. Vì vậy, chuyên gia khuyên mọi người không được tự ý bổ sung kẽm, bởi nếu bổ sung dư thừa sẽ gây nhiều tác hại xấu đến sức khỏe như suy giảm miễn dịch, buồn nôn, tiêu chảy, đau quặn bụng, nhức đầu…

Để bổ sung kẽm gluconat cho cơ thể hoặc dùng để điều trị các bệnh thông thường như cảm lạnh đúng cách, phát huy hiệu quả tối đa mọi người cần lưu ý những vấn đề sau:

Liều lượng sử dụng kẽm gluconat cho người lớn và trẻ em

– Với người lớn:

  • Bổ sung kẽm cho cơ thể bằng đường uống: uống 1 viên/ngày hoặc sử dụng thuốc theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
  • Trường hợp điều trị cảm lạnh (sử dụng thuốc ngay khi xuất hiện triệu chứng): ngậm 1 viên trong miệng sau mỗi 2 – 4 tiếng. Liều ngậm tối đa 6 viên/ngày.

– Với trẻ em:

  • Bổ sung kẽm cho cơ thể: tùy vào mức độ cơ thể thiếu kẽm mà có liều lượng (tính theo nguyên tố vi lượng kẽm) bổ sung phù hợp, trường hợp này cần tham khảo ý kiến của chuyên gia.
  • Điều trị cảm lạnh, sử dụng 1 viên ngậm sau mỗi 2 – 4 tiếng. Liều ngậm tối đa 4 – 6 viên/ngày tùy theo độ tuổi.

Cách dùng kẽm gluconat cho người lớn và trẻ em

– Cần đọc kỹ hàm lượng kẽm nguyên tố chứa trong sản phẩm thuốc kẽm gluconat trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn, tránh quá liều. Trường hợp dùng thuốc quá liều sẽ dẫn đến các triệu chứng tiêu chảy, đau đầu, nôn/ buồn nôn, biếng/ lười ăn…

– Cần nhớ khi sử dụng thuốc kẽm gluconat dạng viên ngậm, viên ngậm:

  • Viên kẽm gluconat uống: dùng chung kẽm gluconat với thức ăn để tránh đau bao tử (dạ dày) hoặc có thể dùng ngày sau bữa ăn để tăng hấp thu kẽm
  • Viên kẽm gluconat ngậm: không nhai, ngậm trong miệng đến khi tan. Sau 15 phút ngậm thuốc không nên ăn hoặc uống

Liều dùng Zinc Gluconate bao nhiêu là đủ?

Tùy độ tuổi, giới tính, tình trạng sức khỏe mà các chuyên gia khuyến nghị liều dùng zinc gluconate phù hợp, an toàn cho mỗi đối tượng. Cần lưu ý đến lượng nguyên tố kẽm chứa trong thuốc kẽm zinc gluconate để bổ sung cho đúng. Ví dụ thuốc kẽm gluconat 70mg sẽ chứa khoảng 10mg.

Liều dùng Zinc Gluconate bao nhiêu là đủ?

Tùy tình trạng thiếu kẽm chuyên gia sẽ chỉ định liều lượng bổ sung zinc gluconate phù hợp

Theo đó, liều dùng zinc gluconate khuyến nghị ở người lớn là từ 105 – 350mg kết hợp với chế độ ăn uống các thực phẩm tự nhiên giàu chất sắt, còn ở trẻ nhỏ là từ 7 – 10mg kẽm/ngày, tương đương kẽm gluconate 70mg.

Kẽm gluconat uống khi nào?

Bên cạnh tuân thủ liều lượng kẽm bổ sung theo khuyến nghị của chuyên gia y tế, để đảm bảo cơ thể hấp thụ loại vi chất dinh dưỡng này tối đa, phát huy tác dụng hiệu quả cần uống chúng trong bữa ăn (để tránh dạ dày đầy, hay dạ dày bị rối loạn do thuốc) hoặc dùng sau bữa ăn để tăng hấp thu kẽm, bởi lượng chất đạm và axit amin có trong thức ăn.

Trong trường hợp đang điều trị bệnh hoặc có sử dụng một số loại thuốc (kháng sinh nhóm tetracyclin, quinolon), sữa có chứa sắt, đồng, canxi… cần uống kẽm cách xa chúng 2 tiếng đồng hồ để tránh các tương tác hóa học, cạnh tranh hấp thu sau khi uống.

Tác dụng phụ của kẽm gluconat có thể gặp phải

Mặc dù kẽm gluconat có nhiều công dụng đối với sức khỏe, tuy nhiên, một số trường hợp có thể gặp phải tác dụng phụ trong quá trình/ hoặc sau khi sử dụng. Dưới đây là một số “cảnh báo” tác dụng phụ có thể gặp phải bạn cần biết để tránh hoang mang, lo lắng nếu khi sử dụng kẽm gluconat dạng viên uống, viên ngậm…

  • Tác dụng phụ trên hệ tiêu hóa: Có thể kể đến là tình trạng tiêu chảy, buồn nôn/ nôn ói, khô miệng, rối loạn tiêu hóa, miệng có mùi vị khó chịu, đau dạ dày… Trong đó, miệng có mùi vị khó chịu chiếm phần lớn, khoảng 80% tác dụng phụ gặp trên hệ tiêu hóa.
  • Tác dụng phụ trên hệ nội tiết: Đó là giảm HDL-C (lipoprotein trọng lượng phân tử cao) do kẽm gluconat làm giảm LDL-C (lipoprotein trọng lượng phân tử thấp) tình trạng này thường gặp ở nam giới.
  • Tác dụng phụ trên hệ thần kinh: Việc bổ sung kẽm gluconat gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh khá hiếm gặp hơn so với hệ tiêu hóa và hệ nội tiết. Trường hợp tác dụng phụ xảy ra, người dùng sẽ cảm thấy đau đầu, chóng mặt.

Trên là các tác dụng phụ có thể gặp ở mọi người khi bổ sung kẽm gluconat, và các triệu chứng trên sẽ hết khi ngưng sử dụng thuốc. Dù vậy, ở một số người có thể gặp các phản ứng dị ứng như nổi mề đay, phát ban, ngứa, da đỏ, sưng mặt/ hoặc môi/ hoặc lưỡi/ hoặc họng, khó thở, nuốt hoặc nói chuyện khàn giọng bất thường… Nếu rơi vào các trường hợp trên, chuyên gia khuyên bạn nên đi khám bác sĩ ngay lập tức để được hỗ trợ xử trí kịp thời.

Tác dụng phụ của kẽm gluconat, dị ứng

Một số trường hợp bổ sung thuốc kẽm zinc gluconate có thể bị dị ứng nổi mẩn ngứa

Những lưu ý khi dùng kẽm Zinc Gluconate

Cần nhắc lại rằng, việc bổ sung kẽm cho cơ thể tốt nhất vẫn nên đến từ chế độ ăn uống hàng ngày. Đó là tăng cường ăn các thực phẩm tự nhiên chứa kẽm như thịt, các loại đậu, các loại hạt, sữa, hải sản… Nếu cần phải bổ sung thuốc kẽm gluconate cho cơ thể, bạn cần nắm rõ:

Không được tự ý bổ sung thuốc kẽm gluconate, khi sử dụng nên tham khảo ý kiến bác sĩ để chọn loại thuốc phù hợp cũng như liều dùng, cách dùng và thời gian dùng để tránh gặp các nguy cơ sức khỏe xấu. Đặc biệt là các đối tượng: trẻ nhỏ dưới 12 tuổi, người bị dị ứng với kẽm, phụ nữ mang thai và mẹ sau sinh cho con bú sữa mẹ.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc kẽm, nếu trẻ nhỏ cần bổ sung thuốc kẽm zinc gluconate bố mẹ nên chọn loại dễ uống, dễ hấp thu là cốm pha hoặc siro.

Trong quá trình sử dụng thuốc kẽm, nếu gặp bất cứ tác dụng phụ hoặc phản ứng dị ứng như tiêu chảy, khó thở, nổi mề đay, phát ban, ngứa, nuốt khó… kéo dài hơn 3 ngày cần uống nhiều nước lọc, ngưng sử dụng thuốc và sắp xếp đi gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Khi bổ sung thuốc kẽm cần chú ý đến các loại thuốc khác đang sử dụng để tránh tương tác hoặc kém hấp thu thuốc. Tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ để dùng thuốc kẽm zinc gluconate an toàn và đạt hiệu quả cao.