Hươu Cao Cổ ăn gì? Ngủ như thế nào? Có bao nhiêu đốt sống cổ?

Hươu cao cổ là loại động vật chuyên ăn cỏ, chúng thường sống ở các đồng cỏ và các triền núi phân bổ khắp thế giới. Mặc dù nổi tiếng là vậy nhưng không phải ai cũng biết hết những điều thú vị về chúng. Bài viết hôm nay của chúng tôi sẽ tổng hợp đầy đủ thông tin về những chú hươu cổ dài này

1. Nguồn gốc về hươu cao cổ

Hươu cao cổ mệnh danh là loài động vật có chiếc cổ dài nhất giống y tên gọi của chúng. Hình ảnh hươu cao cổ vô cùng thân thuộc với con người nhất là với các em nhỏ.

Những chú hươu cao cổ được làm thành đồ chơi, gấu bông hay cả trong những bộ phim hoạt hình.

hươu cao cổ

Hươu cao cổ có tên tiếng anh khoa học là Giraffa. Loài hươu cao cổ thuộc dòng động vật có vú và thuộc bộ móng Guốc chẵn. Hươu cao cổ được tìm thấy, miêu tả và đặt tên bởi Brisson vào năm 1762.

Hươu cao cổ được là loài động vật ăn cỏ có kích thước lớn nhất. Trong họ hươu cao cổ có khoảng 11 loài, tuy nhiên đã có khoảng 7 loài bị tuyệt chủng từ thời tiền sử.

2. Đặc điểm của con hươu cao cổ

Hươu cao cổ là loài động vật ăn cỏ di chuyển bằng 4 chân. Cơ thể của chúng rất săn chắc, cao lớn – xếp vào dòng những loài động vật cao nhất của thế giới.

Một chú hươu cao cổ trưởng thành có chiều cao lên đến 4.8 – 5.5 mét, cân nặng của chúng dao động khoảng 1.300kg đối với hươu đực.

Hươu cao cổ cái chỉ nặng khoảng 800 – 850kg. Chú hươu cao cổ nặng nhất thế giới có cân nặng là 2.000kg và cao 5,87 mét.

Hươu cao cổ có phần thân săn chắc, chiếc cổ cao – dài hơn so với tỷ lệ phần thân của chúng. Chiếc đầu nhỏ hơn so với tỷ lệ thân hình của chúng rất nhiều.

Phần mõm của hươu cao cổ dài và nhọn. Hàm chắc khỏe, răng hàm và răng cửa của chúng rất phát triển và cứng. Mắt to và có mi mắt có thể đóng mở mắt liên tục.

Đôi tai có kích cỡ trung bình và hơi vểnh lên. Trải dọc phần cổ của chúng là một chiếc bờm gần giống với chiếc bờm của những chú ngựa.

4 chân của hươu cao cổ rất khỏe và chia thành những móng guốc lớn. Đuôi dài và có lông ở phía cuối. Phần cổ của những chú hươu có thể dài đến 2.4m.

xem hươu cao cổ

Toàn thân của những chú hươu cao cổ được bao phủ bởi những đốm màu không đều.

Màu sắc xen kẽ nhau giữa màu vàng, đen và được phân chia bởi màu trắng, trắng sữa hoặc vàng nâu. Trên lớp da là một lớp lông mỏng bao phủ toàn bộ cơ thể.

🔥🔥🔥 XEM NGAY: Địa chỉ bán mèo ba tư giá rẻ nhất Hà Nội

3. Hươu cao cổ ngủ như thế nào?

Sở hữu một chiếc cổ dài quá cỡ so với cơ thể, vì vậy, hươu cao cổ thường rất vất vả trong khi ngủ, cũng như uống nước.

Theo nghiên cứu từ những chuyên gia, hươu cao cổ là loài động vật có thời gian ngủ ít nhất trên thế giới. Trung bình, 1 ngày chúng chỉ ngủ khoảng 20 đến 30 phút.

Hươu cao cổ ngủ như thế nào

Khi còn nhỏ, hươu thường gập chân dưới phần thân và đặt phần đầu lên lưng khi ngủ.

Tuy nhiên, khi trưởng thành, loài hươu thường có tư thế ngủ đứng. Lúc này, chúng thường rơi vào trạng thái nửa tỉnh nửa mơ để cảnh giác những mối nguy hiểm xung quanh.

🌟🌟🌟 THAM KHẢO: Chim chào mào

4. Hươu cao cổ có bao nhiêu đốt sống cổ

Nghe có vẻ rất vô lý, tuy nhiên, sự thật thì loài hươu cao cổ chỉ có 7 đốt sống cổ.

Đây là đặc điểm chung của tất cả các loài động vật có vú như: Hổ, báo, hươu cao cổ,… và ngay cả con người cũng vậy.

Hươu cao cổ có bao nhiêu đốt sống cổ

Theo như phân tích từ các chuyên gia, việc kích thước cũng như chiều dài hoàn toàn không làm biến đổi về số đốt sống cổ của loài hươu.

3. Tập tính Sinh sản ở hươu cao cổ

Hươu cao cổ là loài sinh sản bằng hình thức đẻ con và phải có sự giao phối giữa con đực và con cái.

Thời gian mang thai của hươu cao cổ cái là khá dài, thường phải mất từ 400 – 460 ngày thì hươu cao cổ con mới được sinh ra.

Hươu cao cổ khi sinh con thường gặp bất lợi do đôi chân quá dài – có những trường hợp hươu con bị chết do bị rơi với độ cao quá lớn.

Hươu con sau khi sinh ra đã có hình dáng cơ thể giống với hươu trưởng thành. Những chú hươu cao cổ con khi sinh ra đã cao đến 1.7 mét.

Chỉ sau khoảng vài giờ sinh, những chú hươu cao cổ con có thể tự đi được và chạy xung quanh khu vực sống.

Hươu cao cổ cái bắt đầu chu kỳ sinh sản khi chúng được khoảng 5 tuổi, con đực khoảng 8 tuổi.

hươu cao cổ con

♻️♻️♻️ NÊN ĐỌC: Lấy tổ chim yến có ác không

4. Môi trường sống của hươu cao cổ

Môi trường sống lý tưởng của những chú hươu cao cổ chính là ở những đồng cỏ thảo nguyên và các khu rừng cây.

Chúng là dòng sống thành từng bầy đàn, chúng thường sống thành nhóm khoảng 8 – 10 con và giao tiếp cùng với nhau thông qua các tiếng kêu.

Hươu cao cổ là loài di cư, bởi khi mùa mưa lượng thức ăn dồi dào, tại hầu hết các đồng cỏ, thảo nguyên các bạn đều dễ dàng bắt gặp những chú hươu cao cổ đang ăn lá cây.

Khi đến mùa khô, chúng thường có xu hướng di chuyển đến các khu rừng cây bụi, rừng rậm mở….

Hươu cao cổ được tìm thấy nhiều nhất ở khu vực Nam Phi, rải rác từ khu vực miền tây cho đến miền đông của châu Phi.

Tại các châu lục khác cũng có xuất hiện hươu cao cổ nhưng số lượng không nhiều.

🔔🔔🔔 CHI TIẾT: Rùa tai đỏ có ăn được không

5. Hươu cao cổ ăn gì?

Hươu cao cổ là loài động vật chuyên ăn thực vật. Chúng có đặc điểm ăn giống với trâu, bò… đó chính là thói quen nhai lại.

Thức ăn sau khi đã xuống đến dạ dày, chúng có thể ợ lên miệng để nhai lại rồi mới tiếp tục tiêu hóa. Hươu cao cổ có thể ăn được cả thực vật dưới đất và thực vật thân cao.

Thức ăn yêu thích của chúng chủ yếu là cỏ và lá cây. Khi vào mùa hanh khô, số lượng lá cây ít đi chúng có thể ăn được cả vỏ cây.

Hươu cao cổ là loài động vật có kích thước cơ thể lớn, điều này khiến cho lượng tiêu thụ thức ăn trong ngày của chúng là vô cùng cao.

Trung bình, một ngày hươu cao cổ có thể tiêu thụ khoảng 34kg lá cây.

💠💠💠 HƯỚNG DẪN: Kỹ thuật nuôi gà Đông Tảo

6. Mối quan hệ giữa hươu cao cổ và các tác nhân

Môi trường sống của hươu cao cổ là ở trong rừng rậm và những cánh đồng thảo nguyên. Chính vì vậy, hươu cao cổ có mối quan hệ mật thiết với thực vật, động vật trong rừng và cả con người.

hươu cao cổ đo chiều cao

Hươu cao cổ và thực vật

Thức ăn của hươu cao cổ chủ yếu là thực vật, giữa hươu và thực vật có mối quan hệ tương quan. Lá cây là thực phẩm chủ yếu của hươu cao cổ.

Khi hươu cao cổ ăn lá, đây là tác nhân giúp kích thích sự phát triển của cây, cùng với đó là tạo ra vòng eo cho những cây quá to.

Hươu cao cổ và các loài thú rừng

Hươu cao cổ là loài động vật ăn cỏ có tính cách hiền lành. Khi sinh sống trong rừng không tránh khỏi việc đe dọa từ những loài thú chuyên ăn thịt.

Hươu cao cổ thường là thức ăn của những loài ăn thịt lớn như sư tử, hổ, chó sói và linh cẩu.

Ngoài những mối đe dọa, chúng còn gặp phải mối đe dọa ở dưới nước đến từ những con cá sấu (khi chúng đến các bờ sông để uống nước).

Đây là một trong những nguyên nhân gây sụt giảm số lượng cá thể loài hươu cao cổ.

Hươu cao cổ và con người

Con người là một trong những tác nhân gây sụt giảm nghiêm trọng số lượng của hươu cao cổ hiện nay.

Hiện nay, những chú hươu trở thành mục tiêu của những thợ săn chuyên nghiệp. Tại sao hươu cao cổ lại bị săn bắt nhiều như vậy?

hươu cao cổ giao phối

Hươu cao cổ được cho là một trong những vị thuốc quý. Hơn nữa, mọi bộ phận trên cơ thể của chúng đều có thể sử dụng vào hầu hết mục đích của con người.

Hươu cao cổ sau khi được đánh bắt sẽ được phục vụ trong ngành y tế, thực phẩm, trang sức và đồ thủ công mỹ nghệ.

Vì việc khai thác trái phép không tuân thủ quy định đã khiến số lượng cá thể hươu cao cổ trong tự nhiên suy giảm nghiêm trọng.

Để khắc phục điều này, chính phủ của các quốc gia cần làm thật nghiêm đối với những người đánh bắt trái phép hươu cao cổ.

Hơn nữa, phải có những chính sách để bảo tồn hươu cao cổ, bởi một số loài đang trên đà tuyệt chủng.

Không chỉ có săn bắt, việc con người tác động xấu đến môi trường khiến hàng năm xảy ra nhiều nạn cháy rừng.

Điều này làm giảm đáng kể số lượng loài hươu cao cổ sống trong môi trường tự nhiên.

⚠️⚠️⚠️ BẠN BIẾT GÌ VỀ: Ong Bắp Cày

7. Những điều thú vị khác về hươu cao cổ

+ Ở cự ly gần, hươu cao cổ có thể chạy rất nhanh, chúng có thể đạt vận tốc khoảng 60km/h. Tuy nhiên, khi chạy cự ly dài, hươu cao cổ chỉ có thể đạt được tốc độ khoảng 16km/h.

+ Mặc dù, có đôi chân rất dài, tuy nhiên đôi chân này không hề cân xứng với chiếc cổ. Điều này khiến hươu thường gặp nguy hiểm khi cúi xuống.

Những điều thú vị khác về hươu cao cổ

+ Hươu cao cổ rất ít khi uống nước, thông thường, sau khoảng 2 đến 3 ngày chúng sẽ uống nước 1 lần. Còn lại, chúng sẽ hấp thụ nước thông qua các loài thực vật mà chúng ăn.

+ Hươu cao cổ rất ít khi thay đổi tư thế, chúng có thể đứng ngay trong lúc ngủ hay sinh con.

+ Chỉ khoảng 3 đến 4 tiếng sau khi sinh, hươu con đã có thể đứng dậy và đi lại, sau 1 tháng, chúng đã có thể ăn những chiếc lá đầu tiên.

+ Loài hươu cao cổ ngủ rất ít, chúng chỉ chợp mắt khoảng 20” mỗi ngày.

Trên đây là toàn bộ thông tin những chú hươu cao cổ – loài động vật có chiếc cổ dài nhất ở trên thế giới. Hy vọng rằng, sau khi đọc xong bài viết này, các bạn sẽ có thêm nhiều thông tin bổ ích về loài động vật này.