Nhân quả của người hứa mà không giữ lời – CsNH – Ô-Hay.Vn

NHÂN QUẢ CỦA NGƯỜI HỨA MÀ KHÔNG GIỮ LỜI

Hứa hẹn với nhau trong cuộc sống, đây là điều cũng hết sức phổ biến. Vì muốn cho người khác tin tưởng, khi sắp thực hiện điều gì đó trong tương lai, mà nhiều người đã dùng lời hứa, giống như là một giấy chứng nhận vô hình để làm cho người kia tin tưởng.

Ví dụ : Quý vị nợ tiền của một số người, sau đó đến hạn trả nợ, họ đến lấy nhưng các vị không có tiền để trả. Thế là hứa chờ vài tháng nữa, sẽ trả.

Hay một ví dụ khác :

Hai người khi lúc trẻ rất yêu nhau, và chàng trai hứa với cô gái là sẽ sống, yêu thương cô gái trọn đời. Thế là cô ta tin tưởng, trót đã trao thân gửi phận, nhưng khi cưới nhau về rồi, thời gian trôi qua cô ấy không còn đẹp nữa. Và anh này ở nơi công sở, lại quen một cô gái khác xinh hơn trẻ hơn, sau đó bỏ vợ theo gái, phản bội lại lời hứa năm xưa.

Hai ví dụ này thì rất thường xảy ra trong cuộc sống ngày nay.

Vậy nếu một người mà

Hay thất hứa thì sẽ bị những quả báo gì ?

1. Lời nói của họ sẽ không còn ai tin tưởng nữa :

Quả báo nhãn tiền đầu tiên dễ nhận thấy đó là Dần dần lời nói của họ sẽ không còn ai tin tưởng nữa.

Tôi thấy nhiều người mượn tiền, trước khi mượn họ hứa nghe đẹp lòng lắm.

Nhưng sau đó chẳng làm theo lời hứa tí nào cả, 10 người hứa thì hết 7, 8 người thất hứa rồi.

Và vì xem thường lời hứa, nên đã vô tình làm cho họ bị mất giá trị trong lời nói.

Dần dần những lời người ấy nói ra, sẽ chẳng còn ai tin nữa.

2. Làm ăn kinh doanh ít thành công :

Vấn đề này tôi thấy trong kinh Đức Phật cũng có dạy :

Nếu một người nào đó mà đến nơi các vị tu hành chân chính, sau đó hứa sẽ cúng cái này cái nọ.

Như sắp tới con sẽ cúng cho thầy để thầy xây chùa, hay con cúng để cho thầy xây tượng,….

Hứa như thế rồi, nhưng khi về nhà, người ấy lại quên luôn lời mình đã hứa, rồi không có thực hiện.

Người mà gieo nhân như thế, thì sau này có làm ăn kinh doanh, khả năng thành công sẽ thấp, suy sụp dần.

Ngược lại với người thất hứa ở trên, thì có một người khác, người ấy cũng đến nơi các vị tu hành chân chính. Và rồi cũng hứa cúng cái này cái nọ.

Nhưng rồi sau đó họ thực hiện, và không những cúng như lời đã hứa, mà họ còn cúng nhiều hơn, vượt hơn con số như đã hứa.

Người mà gieo nhân như thế, thì sau này nếu có làm ăn kinh doanh sẽ rất thành công, và không những thành công rồi, mà còn vượt trội hơn nữa.

3. Trong tương lai, thường gặp những người thất hứa :

Vì các vị đã từng hứa suông, hứa lèo, và thất hứa với nhiều người. Nên sau này bản thân các vị cũng sẽ gặp lại những người họ hứa nhưng không thực hiện với quý vị như thế.

Như hứa yêu thương sau đó phản bội. Hứa trả tiền nhưng chẳng trả, và xù nợ luôn. ……. Kết quả của những lần bị lừa như thế, sẽ làm cho các vị đau khổ, thất vọng hơn. Đây cũng là quả báo vậy.

Còn có một điều mà tôi lưu ý với quý vị nữa, đó là :

Đừng bao giờ hứa hẹn với người đã khuất.

Tôi thấy nhiều vị khi cúng thí thực cho cô hồn, cúng xong rồi, các vị ấy hứa lần sau sẽ cúng tiếp.

Đây là điều không nên, lỡ lần sau mình bận thì như thế nào? Phải là đưa mình vào thế khó hay không?

Do đó với người đã khuất các vị không nên hứa, mà hãy làm luôn chứ đừng có hứa.

Tóm lại :

Phải rất cẩn trọng trong lời hứa, đừng bao giờ hứa suông hứa lèo, hứa cho được việc trước mắt, sau đó lại phản bội chính lời hứa của chính mình.

Đặc biệt là hứa trong tình yêu, hay hứa với những vị tu hành chân chính, … Thì sẽ gặp những quả báo không tốt.

Do đó với lời hứa, chúng ta hãy nên rất tiết kiệm, thà không hứa, hay hứa lời nào làm được lời đó.

Còn hơn là đi hứa nhiều hứa lung tung, sau đó không thực hiện. Thì chính mình đã tự làm cho mình mất đi giá trị rồi…. Mà hàng hết giá trị thì đâu có xài được nữa, phải không quý vị .

Cư sĩ Nhuận Hòa

Nhân quả của người hứa mà không giữ lời - CsNH - Ô-Hay.Vn

FB Tu học mỗi ngày