Hội chứng thắt lưng hông là bệnh xảy ra ở vùng thắt lưng cột sống, liên quan trực tiếp với rễ thần kinh nên làm xuất hiện các triệu chứng trở thành rào cản đối với sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Để đảm bảo chức năng vận động cho người bệnh, cần phát hiện sớm để điều trị tích cực hội chứng này.
28/10/2022 | Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh trượt đốt sống thắt lưng21/07/2022 | Chụp cộng hưởng từ cột sống thắt lưng18/05/2022 | Thoái hóa cột sống thắt lưng: phương pháp điều trị hiệu quả nhất
1. Hội chứng thắt lưng hông nguy hiểm như thế nào?
1.1. Thế nào là hội chứng thắt lưng hông?
Vùng cột sống thắt lưng có các rễ dây thần kinh tủy sống kéo dài từ đốt sống L1 đến đốt sống L5. Nếu đĩa đệm thắt lưng hoặc cột sống bị tổn thương thì những rễ dây thần kinh ở vùng này cũng rất dễ tổn thương và được gọi là hội chứng thắt lưng hông.
Hội chứng thắt lưng hông ảnh hưởng trực tiếp đến rễ thần kinh của đốt sống thắt lưng
Như vậy có nghĩa, hội chứng thắt lưng hông chính là tình trạng bệnh lý có liên quan trực tiếp đến các rễ thần kinh của đốt sống L1 – L5 cũng như dây thần kinh tủy sống ở thắt lưng và đoạn cuối của tủy sống. Tình trạng này khiến cho người bệnh bị đau đớn, khả năng vận động bị ảnh hưởng.
1.2. Tính chất nguy hiểm của hội chứng thắt lưng hông
Do hội chứng thắt lưng hông có liên quan với dây thần kinh cột sống nên các triệu chứng của bệnh cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng vận động và di chuyển. Tuy nhiên, cơn đau của hội chứng này thường chỉ có tính chất cơ học, dễ dàng giảm đau rõ rệt hoặc hết đau khi nghỉ ngơi.
Đây chính là lý do khiến cho nhiều người chủ quan nên phát hiện và điều trị muộn dẫn đến sự tiến triển của những biến chứng xấu: yếu cơ, khả năng vận động giảm hoặc mất, rối loạn thần kinh thực vật, rối loạn cảm giác,…
2. Triệu chứng nhận diện hội chứng thắt lưng hông
Tổn thương do hội chứng thắt lưng hông có sự kết hợp giữa hội chứng rễ thần kinh với hội chứng cột sống. Vì thế, khi mắc hội chứng thắt lưng hông, các cơ quan liên quan đến những vùng này cũng sẽ xuất hiện triệu chứng khác nhau:
2.1. Triệu chứng ở hội chứng cột sống
– Sau khi xảy ra một chấn thương nào đó ở cột sống thắt lưng, vùng này sẽ xuất hiện cơn đau đột ngột hoặc từ từ, có tính chất âm ỉ hoặc dữ dội, chủ yếu tập trung ở một số đốt sống nhất định.
Hội chứng thắt lưng hông thường gây đau và làm biến dạng cột sống
– Biến dạng cột sống nên đường cong sinh lý của cột sống thay đổi hoàn toàn. Người bệnh còn có thể bị giảm ưỡn hoặc không còn khả năng ưỡn cột sống, bị gù, vẹo cột sống,… tùy mức độ tổn thương.
– Giảm biên độ hoạt động của cột sống thắt lưng khiến cho các hoạt động như: ngửa người, xoay hoặc nghiêng người, cúi,… của người bệnh bị hạn chế.
2.2. Triệu chứng ở hội chứng rễ dây thần kinh
– Chân tay bị tê bì và mất cảm giác.
– Gặp khó khăn khi di chuyển, lao động, cầm nắm đồ vật.
– Bị đau rễ thần kinh khiến người bệnh bị nhức buốt. Đặc biệt, khi ho, hắt hơi, đứng hoặc đi mức độ cơn đau sẽ tăng lên rõ rệt. Có trường hợp bị đau liên tục trong mọi tư thế.
– Khi dùng tay ấn vào trên đường cạnh sống, phần ngang với điểm giữa khe gian đốt người bệnh sẽ thấy đau và căng rễ thần kinh.
2. Phương pháp điều trị hội chứng thắt lưng hông là gì?
2.1. Cách thức chẩn đoán hội chứng thắt lưng hông
Việc chẩn đoán hội chứng thắt lưng hông sẽ được bác sĩ căn cứ dựa trên kết quả thăm hỏi tiền sử bệnh của bệnh nhân cùng các tiêu chuẩn có liên quan:
– Tình trạng đau cơ học và mất hình dạng cong sinh lý ban đầu diễn ra ở cột sống thắt lưng.
– Có chấn thương tại vùng thắt lưng hông.
– Dấu hiệu Lasegue dương tính.
Khám và điều trị sớm là giải pháp ngăn chặn biến chứng xấu do hội chứng thắt lưng hông
Trường hợp cần thêm thông tin để đưa ra kết luận chính xác, bác sĩ có thể đề nghị thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh như: chụp X-quang, chụp MRI, khảo sát điện hoặc tủy đồ,…
2.2. Phương pháp điều trị hội chứng thắt lưng hông
Việc điều trị hội chứng thắt lưng hông muốn đạt hiệu quả cao nhất cần xác định và căn cứ trên nguyên nhân gây bệnh cùng mức độ bệnh ở từng bệnh nhân:
– Với trường hợp chỉ cần giảm đau và giảm ảnh hưởng của hội chứng thắt lưng hông lên bệnh nhân: người bệnh có thể thực hiện một số biện pháp như: chườm lạnh hoặc nóng; tập bài tập giãn cơ; dùng thuốc giảm đau không kê đơn; tập bài tập giúp cải thiện độ dẻo dai và sức khỏe cột sống thắt lưng phù hợp thể trạng;…
– Với trường hợp triệu chứng nặng và tổn thương không có khả năng phục hồi: kết hợp giữa điều trị nội khoa với tập luyện. Khi phương pháp này không đạt được hiệu quả như mong muốn, bác sĩ sẽ cân nhắc phẫu thuật.
Hội chứng thắt lưng hông có thể được đẩy lùi nếu được phát hiện và điều trị tích cực ngay từ đầu. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ và tuyệt đối không được tự ý tăng/giảm liều thuốc vừa dễ gặp tác dụng phụ vừa dễ làm cho bệnh trở nên nặng hơn.
Trong giai đoạn tiến triển, hội chứng thắt lưng hông có khả năng phát sinh biến chứng. Để ngăn chặn điều này xảy ra, ngay khi phát hiện dấu hiệu đau từ thắt lưng xuống hông, thường xuyên bị tê bì chân tay tốt nhất người bệnh nên khám bác sĩ chuyên khoa để có hướng điều trị sớm. Khám sức khỏe cột sống định kỳ 6 tháng – 1 năm/lần cũng sẽ giúp tầm soát và phòng ngừa hội chứng này.
Để thăm khám định kỳ, tầm soát hội chứng thắt lưng hông, quý khách hàng có thể liên hệ tổng đài 1900 56 56 56, đặt lịch khám cùng bác sĩ chuyên gia đầu ngành của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Với bề dày kinh nghiệm, trình độ chuyên môn giỏi và sự hỗ trợ của hệ thống trang thiết bị y khoa hiện đại, đội ngũ bác sĩ của bệnh viện sẽ giúp quý khách được chẩn đoán đúng và có hướng điều trị hiệu quả nhất, bảo vệ tốt chức năng vận động của cột sống.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!