Tìm hiểu ngành nghề: Kiến trúc (Mã XT: 7580101)

Last Updated on 31/10/2022 by Giang Chu

Bạn có bao giờ thắc mắc ngôi nhà của mình đang ở, những tòa nhà cao tầng, các chung cư… được tạo nên thế nào không?

Để xây được một ngôi nhà, một tòa nhà hoàn chỉnh, trước hết chúng ta cần phải có bản vẽ thiết kế trong đó có đầy đủ các thông số kỹ thuật cần thiết và người tạo ra bản vẽ đó không ai khác chính là các kiến trúc sư. Mà kiến trúc sư đương nhiên là phải tốt nghiệp ngành Kiến trúc ra rồi.

Vậy ngành Kiến trúc là gì? Ngành này học những gì và các kiến trúc sư sau khi ra trường sẽ làm những công việc gì? Hãy cùng mình tìm hiểu trong bài viết này nhé.

nganh kien truc

Giới thiệu chung về ngành

Ngành Kiến trúc là gì?

Theo wikipedia, Kiến trúc là một ngành học nghệ thuật và khoa học về tổ chức sắp xếp không gian, lập hồ sơ thiết kế các công trình kiến trúc.

Ngành Kiến trúc là một ngành học thiên về năng khiếu, nó có nghĩa là không phải ai cũng có thể học ngành này mà cần phải yêu cầu có năng khiếu về hội họa, óc sáng tạo và khả năng tư duy, tính toán, vẽ vời tốt.

Các trường đào tạo và điểm chuẩn ngành Kiến trúc

Các bạn có thể lựa chọn trường đào tạo ngành Kiến trúc theo từng khu vực dưới đây.

Các trường tuyển sinh ngành Kiến trúc năm 2022 và điểm chuẩn mới nhất như sau:

Tên trường Điểm chuẩn 2022 1. Khu vực Hà Nội và miền Bắc Đại học Kiến trúc Hà Nội 29 Đại học Xây dựng 20 – 20.59 Đại học Nguyễn Trãi 16 Đại học Hòa Bình Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội 19 Đại học Mở Hà Nội 24 Đại học Hải Phòng 14 Đại học Hàng hải 17 Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên 15 Đại học Chu Văn An 2. Khu vực miền Trung và Tây Nguyên Đại học Bách khoa Đà Nẵng 19.15 Đại học Kiến trúc TPHCM Cơ sở Đà Lạt 18.85 Đại học Khoa học Huế 16 Đại học Yersin Đà Lạt 18 Đại học Kiến trúc Đà Nẵng 14 Đại học Xây dựng Miền Trung 15 3. Khu vực TP HCM và miền Nam Đại học Kiến trúc TPHCM 24.17 Đại học Bách khoa – ĐHQG TPHCM 57.74 Đại học Công nghệ TP HCM 17 Đại học Quốc tế Hồng Bàng 15 Đại học Văn Lang 16 Đại học Nguyễn Tất Thành 15 Đại học Giao thông vận tải Phân hiệu TPHCM 17.5 Đại học Việt Đức 20 Đại học Kiến trúc TPHCM Cơ sở Cần Thơ 18.27 Đại học Nam Cần Thơ 23 Đại học Kinh tế công nghiệp Long An 17 Đại học Bình Dương 15 4. Các trường Cao đẳng Cao đẳng Xây dựng số 1

Ngành Kiến trúc thường sẽ thi năng khiếu và điểm năng khiếu được nhân hệ số 2. Điểm chuẩn ngành Kiến trúc năm 2022 cao nhất với 29 (Đại học Kiến trúc Hà Nội) và thấp nhất là 14 điểm.

Các khối thi ngành Kiến trúc

Ngành Kiến trúc thi khối nào? môn nào?

Thường với ngành kiến trúc các bạn sẽ phải thi năng khiếu, xét tuyển kết hợp môn thi năng khiếu với môn văn hóa (xét kết quả thi THPT hoặc học bạ tùy theo mỗi trường).

Các khối xét tuyển ngành Kiến trúc bao gồm:

  • Khối V00 (Toán, Lý, Vẽ mỹ thuật)
  • V01 (Toán, Văn, Vẽ mỹ thuật)
  • Khối V02 (Toán, Anh, Vẽ mỹ thuật)
  • Khối H01 (Toán, Văn, Vẽ)
  • Khối A00 (Toán, Lý, Hóa)

Một số khối thi khác ít được sử dụng hơn như sau:

  • Khối A01 (Toán, Lý, Anh)
  • Khối A03 (Toán, Lý, Sử)
  • Khối A07 (Toán, Sử, Địa)
  • Khối A09 (Toán, Địa, GDCD)
  • Khối D01 (Toán, Văn, Anh)
  • Khối V03 (Toán, Hóa, Vẽ mỹ thuật)
  • Khối V10 (Toán, tiếng Pháp, Vẽ mỹ thuật)
  • Khối H02 (Toán, Vẽ Hình họa mỹ thuật, Vẽ trang trí màu)
  • Khối H03 (Toán, Khoa học tự nhiên, Vẽ Năng khiếu)
  • Khối H04 (Toán, Tiếng Anh, Vẽ Năng khiếu)
  • Khối H06 (Văn, Tiếng Anh, Vẽ mỹ thuật)
  • Khối H07 (Toán, Hình họa, Trang trí)
  • Khối H08 (Văn, Lịch sử, Vẽ mỹ thuật)

> Xem thêm các tổ hợp xét tuyển đại học, cao đẳng

Chương trình đào tạo ngành Kiến trúc

Mời các bạn tham khảo ngay chương trình đào tạo ngành Kiến trúc của trường Đại học Kiến trúc TPHCM nhé.

Chi tiết chương trình như sau:

Học kỳ 1 Những NLCB của CN Mac Lenin 1 Toán cao cấp Giáo dục thể chất 1 Hội họa 1 Kiến trúc nhập môn Đồ án Cơ sở kiến trúc 1 Đồ án Cơ sở kiến trúc 2 Học kỳ 2 Hình học họa hình Giáo dục thể chất 2 Hội họa 2 Nguyên lý Thiết kế công trình Công cộng Đồ án cơ sở Kiến trúc 3 Đồ án cơ sở Kiến trúc 4 Cấu tạo kiến trúc 1 Học kỳ 3 Những NLCB của CN Mac Lenin 2 Giáo dục thể chất 3 Nguyên lý Thiết kế Kiến trúc Nhà ở Đồ án Kiến trúc 1 – Nhà ở 1 Đồ án Kiến trúc 2 – Công cộng 1 Tin học Chuyên ngành Kiến trúc 1 (ACAD) Cấu tạo Kiến trúc 2 Học kỳ 4 Đường lối CM của Đảng CSVN Giáo dục thể chất 4 Vật lý kiến trúc 1 Kỹ năng bản thân ngành kiến trúc Đồ án kiến trúc 3 – Công cộng 2 Đồ án kiến trúc 4 – Công cộng 3 Tin học Chuyên ngành Kiến trúc 2 (REVIT) Giáo dục quốc phòng 1: Đường lối QS của Đảng Giáo dục quốc phòng 2: Công tác QP, AN Giáo dục quốc phòng 3: Quân sự chung và chiến thuật Học kỳ 5 Giáo dục thể chất 5 Lịch sử kiến trúc Việt Nam và Phương Đông Nguyên lý Thiết kế Kiến trúc Công nghiệp Đồ án kiến trúc 5 – Công cộng 4 Đồ án Kiến trúc 6 – Nhà ở 2 Kết cấu công trình 1 Học phần tự chọn Thiết kế nhanh 1, 2, 3 Mỹ học đại cương Lịch sử triết học Cơ sở văn hóa Việt nam Xác suất thống kê Điêu khắc Lịch sử Mỹ thuật Học kỳ 6 Tư tưởng Hồ Chí Minh Vật lý kiến trúc 2 Lịch sử kiến trúc Phương Tây Đồ án Kiến trúc 7 – Công cộng 5 Đồ án Kiến trúc 8 – Công nghiệp Kết cấu công trình 2 Học kỳ 7 Ngoại ngữ chuyên ngành Kiến trúc Đồ án Kiến trúc 10 – Quy hoạch khu ở Hệ thống kỹ thuật công trình Đồ án kiến trúc 9 – Nội Ngoại thất Học phần tự chọn Lịch sử đô thị Xã hội học xây dựng đô thị Bảo tồn di sản Kiến trúc Kiến trúc đương đại nước ngoài Kiến trúc và văn hóa Kiến trúc và văn hóa Tư vấn đầu tư xây dựng Phân tích kiến trúc Học kỳ 8 Đồ án kiến trúc 11 – Công cộng 6 Đồ án kiến trúc 12 – Công cộng 7 Học phần bắt buộc Công trình y tế Chuyên đề Kiến trúc KT3 – Công trình nghỉ dưỡng Công trình hành chính Công trình giáo dục Công trình thương mại Công trình văn hóa Cấu tạo kiến trúc 3 Cấu tạo kiến trúc 4 Kiến trúc nhiệt đới Kiến trúc và môi trường Vật liệu xây dựng Kỹ thuật hạ tầng đô thị Không gian nhịp lớn Không gian khán phòng Học kỳ 9 Đồ án kiến trúc 14 – Chuyên đề tốt nghiệp Đề cương tốt nghiệp ngành Kiến trúc Học phần tự chọn Công nghệ xây dựng mới Đồ án Kiến trúc 13 – Tổng hợp- chuyên ngành Công cộng Đồ án Kiến trúc 13 – Tổng hợp- chuyên ngành Nhà ở Đồ án Kiến trúc 13 – Tổng hợp- chuyên ngành Công nghiệp Luật xây dựng Thi công Chuyên đề 6 – Không gian trưng bày Nhà cao tầng Xử lý nền móng Kết cấu mới Học kỳ 10 Đồ án Tốt nghiệp ngành Kiến trúc

Cơ hội việc làm và mức lương sau tốt nghiệp

Trong bài viết này mình sẽ chỉ đưa ra các công việc của kiến trúc sư thôi nhé.

cong viec cua kien truc su
Công việc của các kiến trúc sư là gì?

Thông qua các đơn đặt hàng và yêu cầu cụ thể, các kiến trúc sư sẽ vạch ra công việc rõ ràng, vẽ mô hình không gian, hình khối, màu sắc cụ thể của từng phần công trình. Phần nội dung trên sẽ được trình bày trên bản vẽ và lưu lại trong đĩa vi tính, có thể gọi đây là hồ sơ thi công sử dụng để quản lý công trình.

Việc tham gia theo dõi thi công sẽ giúp cho những kiến trúc sư mới ra trường có thêm kinh nghiệm thực tế.

Một số công việc của kiến trúc sư như sau:

  • Thiết kế quy hoạch: Thực hiện việc khảo sát tại các địa phương để có cái nhìn tổng quát về hiện trạng xây dựng như đường xá, mạng lưới điện nước, các di sản, phân bổ dân cư, cấu trúc và thành phần dân số, chụp ảnh, ghi chép và gặp gỡ những nhân vật quan trọng tại địa phương để lấy ý kiến và trao đổi.
  • Thiết kế kiến trúc công trình: Công việc này yêu cầu năng lực cá nhân cao, có thể phản ánh được tính cách, năng lực và gu thẩm mỹ của kiến trúc sư. Việc tìm ý tưởng, tạo hình thực sự ngốn khá nhiều thời gian và có thể mất tới hơn nửa thời gian để lên ý tưởng, và thời gian còn lại thường dễ bị “lụt đồ án”.
  • Thiết kế nội thất: Việc thiết kế đồ đạc trang trí trong công trình, lựa chọn và bố trí thiết bị như tủ, bàn ghế, giường, đèn, đồ trang trí tường, sàn, trần… họ là những người tạo nên không gian trong ngôi nhà.
  • Thiết kế cảnh quan: Trước đây công việc này hầu như chỉ có ở nước ngoài, tuy nhiên hiện nay ở Việt Nam cũng đã đào tạo kiến trúc sư cảnh quan với công việc chính là thiết kế cảnh quan, phong cảnh, cảnh quan đô thị, đường xá không chỉ cho nhà ở mà còn các công trình xã hội như đường xá, công viên,.. Những yếu tố cảnh quan cần tạo hình với kiến trúc sư như thảm cỏ, bầu trời, mặt nước, cầu vượt, mặt đường… Họ là những kiến trúc sư “nội thất” cho đô thị và môi trường sống của chúng ta.

Trên đây là một số chia sẻ của mình về ngành Kiến trúc. Hi vọng giúp ích một phần nào đó cho việc lựa chọn ngành học của các bạn.