Như chúng ta đã thấy với các cơ quan hành chính nhà nước, các thủ tục hành chính, các dịch vụ hành chính công rất phổ biến trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính. Vậy hành chính công là gì, dịch vụ hành chính công trong nền hành chính Việt Nam?
1. Hành chính công là gì?
Hành chính công được hiểu là một hệ thống thiết chế, cơ cấu tổ chức và đội ngũ viên chức thị hành công vụ; hành chính công là quá trình mà các nguồn lực và nhân sự công được tổ chức và phối hợp nhằm tạo ra, đưa vào vận hành, thực thi và quản lí các quyết sách công được bảo đảm bằng chế độ công vụ với trách nhiệm hành chính chặt chẽ, rành mạch.
Những nội dung cơ bản của pháp luật về dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính ở Việt Nam hiện nay:
Dù được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau như luật của Quốc hội, nghị định của Chính phủ hay thông tư của Bộ trưởng, quyết định của Ủy ban nhân dân, pháp luật về dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính bao gồm hai mảng nội dung chính: Các quy định về tổ chức, cung cấp dịch vụ và các quy định về quản lý nhà nước đối với dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính.
Quy định về tổ chức, cung cấp dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính Các quy định của pháp luật về tổ chức, cung cấp dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính là nội dung cơ bản của một, một số văn bản quy phạm pháp luật về một dịch vụ cụ thể. Các quy định về tổ chức, cung cấp dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính gồm những nội dung cụ thể: các nguyên tắc của dịch vụ; điều kiện, yêu cầu đối với cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ; quyền và nghĩa vụ của các bên; thủ tục thực hiện dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính.
2. Dịch vụ hành chính công trong nền hành chính Việt Nam:
* Các nguyên tắc của dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính Nguyên tắc là các tư tưởng chỉ đạo cho tổ chức, cung cấp dịch vụ và là bảo đảm cơ bản nhất cho việc cung cấp dịch vụ đạt được mục đích mà Nhà nước mong muốn. Các nguyên tắc được pháp luật quy định phù hợp với từng nhóm dịch vụ hoặc từng dịch vụ cụ thể. Nhìn chung, các nguyên tắc sau đây được ghi nhận trong pháp luật về dịch vụ:
Nguyên tắc tuân thủ Hiến pháp và pháp luật:
Trong Nhà nước pháp quyền thi pháp luật giữ vị trí thượng tồn và bất kỳ hành vi, hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân nào cũng phải đảm bảo tuân theo các quy định của pháp luật. Dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính là những hoạt động vừa liên quan đến lợi ích nhà nước vừa gắn liền với quyền và lợi ích của cá nhân, tổ chức nên nguyên tắc tuân thủ Hiến pháp và pháp luật càng được nhấn mạnh. Nguyên tắc này được quy định trực tiếp trong Luật Công chứng, Luật Trợ giúp pháp lý, Nghị định số 83/2007/NĐ-CP Về đăng ký giao dịch đảm bảo, Nghị định số 77/2008/NĐ-CP Về tư vấn pháp lý. Nghị định số 158/2005/NĐ-CP Về đăng ký và quản lý hộ tịch, Nghị định số 43/2010/NĐ-CP Về đăng ký doanh nghiệp.
Nguyên tắc khách quan, chính xác:
Nguyên tắc khách quan, chính xác là đòi hỏi tất yếu để đảm bảo không có sự thiên vì cho lợi ích của các cơ quan nhà nước cũng như hạn chế sự lộng quyền, lạm quyền của các cơ quan này khi đáp ứng yêu cầu của cá nhân, tổ chức. Nguyên tắc này cũng là một đảm bảo cho chất lượng dịch vụ, đảm bảo không vì vụ lợi, lợi nhuận làm sai lệch bản chất vụ việc với các dịch vụ do các tổ chức dịch vụ công của cá nhân, tổ chức cung cấp. Nguyên tắc khách quan, chính xác được quy định trực tiếp trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật về dịch vụ công cụ thể như Luật Công chứng. Nghị định số 43/2010/NĐ-CP Về đăng ký doanh nghiệp, Nghị định số 83/2007/NĐ- CP Về đăng ký giao dịch đảm bảo, Nghị định số 77/2008/NĐ-CP VỀ tư vấn pháp lý. Nghị định số 158/2005/NĐ-CP Về đăng ký và quản lý hộ tịch.
Nguyên tắc công khai Công khai tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức khi tham gia vào một dịch vụ cụ thể, công khai cũng là cơ sở để giám sát, kiểm tra, đánh giá việc cung cấp dịch vụ, qua đó kịp thời phát hiện những sai sót, vi phạm. Công khai còn là tiền để quan trọng để khuyến khích cạnh tranh lành mạnh giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia cung cấp dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính. Nguyên tắc công khui có thể được quy định trực tiếp hoặc gián tiếp trong hầu hết các văn bản quy phạm pháp luật về dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính theo đúng tinh thần của Quyết định số 93/2007/QĐ – TTg ngày 22/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. “Công khai các thủ tục hành chính, mức thu phí, lệ phí, giấy tờ, hồ sơ và thời gian giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân”
* Các hình thức cung cấp dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính Hình thức cung cấp dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính là cách thức tổ chức thực hiện dịch vụ và đưa dịch vụ đến khách hàng. Hình thức cung cấp dịch vụ được hình thành với các yếu tố: nội dung những công việc cụ thể cần tiến hành trong từng dịch vụ, các yếu tố tổ chức bộ máy, tổ chức nhân sự, cơ chế thu – chi tài chính… của chủ thể tham gia cung cấp.
Theo quy định của pháp luật, các hình thức cung cấp dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính hiện nay ở Việt Nam gồm: Cung cấp dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính của các cơ quan hành chinh
Các cơ quan hành chính từ trung ương (Bộ, cơ quan ngang bộ) đến địa phương (Ủy ban nhân dân các cấp) được quy định thẩm quyền cung cấp các dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính. Pháp luật cũng quy định việc cung cấp dịch vụ cho cơ quan thuộc Bộ, thuộc cơ quan ngang bộ; cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện thực hiện. Đối với những dịch vụ cụ thể có liên quan đến nhiệm vụ của nhiều cơ quan nhà nước thì các cơ quan phải phối hợp với nhau trong quá trình thực hiện dịch vụ. Hiện nay, các cơ quan hành chính cung cấp dịch vụ thuộc cả bốn nhóm, trong đó cấp giấy phép, đăng ký và cấp giấy chứng nhận hầu như chỉ do các cơ quan hành chính thực hiện.
Cung cấp dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính của các tổ chức dịch vụ công của Nhà nước. Để tách dầu giữa nhiệm vụ quản lý với việc cung cấp dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính cho nhân dân, pháp luật quy định tinh thức cung cấp địch vụ của các tổ chức dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính chuyên trách (Tổ chức dịch vụ công của nhà nước). Các tổ chức dịch vụ công của nhà nước là đơn vị sự nghiệp thuộc cơ quan hành chính, thực hiện những dịch vụ có yêu cầu chuyên sâu về chuyên môn, nghiệp vụ, đồng thời là những dịch vụ mà xã hội có nhu cầu lớn. Mỗi tổ chức dịch vụ công của nhà nước chỉ cung cấp một hoặc một số dịch vụ có liên quan với nhau, ví dụ: Phòng công chúng thực hiện hoạt động công chứng: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện việc đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; các Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tư vấn pháp luật, cử người tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng và thực hiện các hình thức trợ giúp pháp lý khác miễn phí cho các đối tượng chính sách xã hội. Hiện nay, việc trao quyền cung cấp dịch vụ cho các tổ chức dịch vụ công của nhà nước chưa được mở rộng nhưng các dịch vụ mà các tổ chức này cung cấp đều là những dịch vụ có nhu cầu lớn.
Cung cấp dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính của cá nhân, tổ chức.
Theo quy định của pháp luật cá nhân, tổ chức tham gia cung cấp dịch vụ phải thành lập tổ chức dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính (tổ chức dịch vụ công của cá nhân, tổ chức), hoạt động theo mô hình doanh nghiệp có điều kiện, đặt dưới sự quản lý trực tiếp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Các tổ chức này cung cấp dịch vụ và thu phí theo quy định của pháp luật. Phi là nguồn thu để trang trải chi phí hoạt động cho tổ chức. Pháp luật vẫn chưa mở rộng sự tham gia của cá nhân, tổ chức vào cung cấp dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính. Hiện nay, chỉ có ba mô hình cung cấp dịch vụ công phi nhà nước văn phòng công chứng là tổ chức của các công chứng viên hành nghề tự do; trung tâm tư vấn pháp luật của các tổ chức chính trị, chính trị – xã hội, các trường đại học, viện nghiên cứu chuyên ngành luật; văn phòng thừa phát của các thừa phát lại (đang thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh).
3. Các quy định về điều kiện, yêu cầu với cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính:
Dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính là những hoạt động có yêu cầu cao về chuyên môn, nghiệp vụ nên pháp luật quy định chặt chẽ các điều kiện, yêu cầu với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trực tiếp thực hiện dịch vụ. Yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ: Các yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ được đặt ra với mọi cá nhân trực tiếp thực hiện dịch vụ. Đây là các điều kiện cần thiết để những người trực tiếp thực hiện các dịch vụ có thể thực hiện được dịch vụ, thực hiện dịch vụ có chất lượng, hiệu quả. Mỗi dịch vụ cụ thể, pháp luật có quy định riêng về chuyển môn, nghiệp vụ phù hợp với nội dung, tính chất của dịch vụ đó
Các cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước, viên chức trong các tổ chức dịch vụ công của nhà nước yêu cầu trình độ chuyên môn, nghiệp vụ dược xem thực việc tuyển dụng, bổ nhiệm. Tùy vào công việc cụ thể, người được tuyển dụng, bổ nhiệm phải đáp ứng yêu cầu về trình độ, chuyên môn được đảo tạo, các kỹ năng, nghiệp vụ có liên quan, ví dụ người được công nhận là trợ giúp viên pháp lý phải có bằng cử nhân luật, có Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý theo Điều 21 Luật Trợ giúp pháp lý; các cán bộ tư pháp hộ tịch ở cấp xã có bằng tốt nghiệp trung cấp luật trở lên, được bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác hộ tịch theo Điều 83 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP Về đăng ký và quản lý hộ tịch. Với các cá nhân thực hiện dịch vụ trong các tổ chức dịch vụ công của cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận hoặc bổ nhiệm khi thỏa mãn các điều kiện về chuyên môn, nghiệp vụ pháp luật đã quy định trước. Ví dụ, người được bổ nhiệm thừa phát lại phải có bằng cử nhân luật, có chứng chỉ hoàn thành lớp tập huấn về nghề thừa phát lại theo Điều 10 Nghị định số 61/2009/NĐ-CP.
Ngoài ra pháp luật cũng quy định các cơ quan hành chính, các tổ chức dịch vụ công phải có đủ nhân lực đạt yêu cầu để thực hiện dịch vụ, ví dụ theo quy định của Luật Công chứng cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ quyết định thành lập phòng công chung, văn phòng công chứng khi có công chứng viên làm việc. Điều kiện về tài chính: Điều kiện về tài chính là điều kiện quan trọng mà các tổ chức dịch vụ công phải đáp ứng để đảm bảo cho việc thực hiện dịch vụ và chịu trách nhiệm về các hoạt động dịch vụ của mình. Đối với các cơ quan hành chính, việc cung cấp dịch vụ công là một nhiệm vụ của cơ quan nên kinh phí được cấp từ ngân sách nhà nước. Với các tổ chức dịch vụ thuộc cơ quan hành chính kinh phi hoạt động cũng được đảm bảo từ ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, pháp luật quy định tổ chức có thể thực hiện các hoạt động thu lợi nhuận. Các cá nhân, tổ chức muốn thành lập các tổ chức dịch vụ công phải đáp ứng yêu cầu về tài chính thì mới được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
Điều kiện cơ sở vật chất: Cơ sở vật chất theo quy định của pháp luật là trụ sở, các trang thiết bị làm việc để thực hiện dịch vụ hoặc thực hiện việc lưu trữ, bảo quản hồ sơ… Ví dụ, theo quy định tại điều 25, 27 Luật công chứng trong Đề ăn thành lập phòng công chứng và văn phòng công chứng phải có giải trình về địa điểm đặt trụ sở và các điều kiện vật chất khác cho hoạt động của Phòng công chứng và Văn phòng công chứng.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!