Hàn sắt bị đau mắt phải làm sao

Để bảo vệ mắt trước các tia hàn điện, khi tiếp xúc cần che chắn, đeo kính bảo hộ để tránh những tổn hại do hồ quang điện có thể gây ra cho mắt. Trường hợp đã che chắn cẩn thận nhưng mắt vẫn tổn thương thì cần có cách chữa đau mắt hàn nhanh chóng và hợp lý, tránh ảnh hưởng nghiêm trọng cho mắt. Cùng tìm hiểu những nguyên nhân, triệu chứng cũng như những mẹo chữa đau mắt do hàn điện hiệu quả trong bài viết dưới đây của Wit-Ecogreen.

Đau mắt hàn là gì?

Đau mắt do hàn là tình trạng bỏng rát mắt thường xảy ra ở những người làm nghề hàn điện, do tiếp xúc với tia hàn mà không có mũ, nón, dụng cụ bảo hộ. Tình trạng này thường gặp ở những người thợ mới vào nghề chưa quen với tia lửa hàn (1).

mẹo chữa đau mắt hàn

Đây được xem là một trong những bệnh quen thuộc với người làm cơ khí, tuy nhiên, nếu không có cách điều trị triệt để có thể bị viêm giác mạc dẫn đến mù lòa.

Nguyên nhân mắt đau khi hàn điện

Mắt tiếp xúc với tia hàn điện nếu không được che chắn cẩn thận có khả năng mắt bị bỏng giác mạc là rất cao, dưới đây là 2 nguyên nhân chính có thể gây nên tình trạng đau mắt khi hàn:

  • Tia hàn có chứa tia cực tím hay tia tử ngoại còn gọi là tia UV (Ultraviolet) rất nguy hiểm khiến mắt đau dữ dội.
  • Trong quá trình hàn điện, người thợ phải tiếp xúc với các bụi kim loại, mạt sắt, khói hàn dẫn đến chảy nước mắt hay mờ mắt.

Thông thường hiện tượng này có thể tự hết sau 1-2 ngày, với những trường hợp khó phục hồi rất có thể ngoài tổn thương giác mạc, tia cực tím còn gây tổn thương thủy tinh thể gây đục thủy tinh thể và mức độ nặng hơn là tổn thương võng mạc gây ra thoái hóa võng mạc. Nếu không được điều trị và ngăn ngừa các tổn thương này sẽ dẫn đến suy giảm thị lực thậm chí mù lòa.

Tìm hiểu chi tiết: Thoái hóa võng mạc là gì? Có nguy hiểm hay không?

nguyên nhân

Tia hàn mang năng lượng lớn có thể gây bỏng giác mạc và tổn thương võng mạc, thủy tinh thể nếu quá trình tiếp xúc với mắt lặp lại thường xuyên, không được bảo hộ

Triệu chứng đau mắt hàn

Các triệu chứng bạn đầu của tình trạng đau mắt hàn thường không xuất hiện từ 3 cho đến 12 giờ sau khi mắt bạn bị tổn thương. Đây là một số triệu chứng phổ biến để nhận biết tình trạng đau mắt khi hàn điện:

  • Đỏ mắt
  • Nhạy cảm với ánh sáng
  • Chảy nước mắt sống
  • Mắt mờ
  • Cảm giác có dị vật trong mắt
  • Sưng mí mắt
  • Hoạt động mở mắt khó khăn

6 Cách chữa đau mắt hàn từ mẹo dân gian

Dù bạn là “ma mới” hay là thợ lâu năm thì cũng khó có thể tránh khỏi tình trạng đau mắt này khi mỗi ngày đều tiếp xúc với tia lửa điện. Dưới đây là những cách chữa đau mắt hàn nhanh nhất bằng phương pháp tự nhiên mà bạn có thể tham khảo:

1. Dùng đá lạnh chườm mắt

Theo ý kiến của các chuyên gia, chườm đá là phương pháp tuyệt vời để giảm viêm cho mắt. Đây cũng là một trong những mẹo chữa đau mắt hàn bằng phương pháp dân gian được nhiều người áp dụng nhất vì tính an toàn của nó.

Chườm đá lạnh cho mắt

Chườm đá lạnh cho mắt là một trong 5 mẹo chữa đau mắt hàn bằng phương pháp dân gian hiệu quả nhất

Cách thực hiện: Dùng khăn lạnh hoặc khăn gói đá lạnh chườm lên mắt đang nhắm trong 5- 10 phút. Thực hiện nhiều lần giúp giảm sưng đau, nóng rát ở mi mắt và thư giãn.

Lưu ý(*): Khi chườm đá chỉ nên dùng nhẹ tay xoa đều quang vùng mắt. Tránh chườm đá lạnh trực tiếp gây bỏng lạnh.

2. Sử dụng nha đam

Nha đam có đặc tính chữa lành vết thương và hỗ trợ các hoạt động điều hòa miễn dịch, chống viêm, chống oxy hóa.

chữa đau mắt hàn bằng nha đam

Cách thực hiện: Bạn cần cắt một miếng lá nha đam, gọt bỏ vỏ để lấy phần ruột bên trong, sau đó đắp lên vùng mắt bị tổn thương trong vòng 5-10 phút. Ngoài ra để oan toàn hơn bạn có thể xay ruột nha đam thành nước và dùng một chiếc khăn mặt để ngâm rồi đắp lên mắt đang nhắm

Lưu ý(*): Khi gọt lớp vỏ bên ngoài của nha đam, cần rửa sạch để nhựa ở phần vỏ không bị dính vào ruột. Lớp nhựa nha đam khá độc, có thể gây tác dụng ngược lại cho mắt.

3. Dùng túi trà đã qua sử dụng

Trà xanh là một nguồn tuyệt vời của chất chống oxy hóa (tannin) có thể giúp điều trị các vấn đề về mắt như lẹo mắt và viêm kết mạc. Trà hoa cúc có đặc tính chống viêm, chống oxy hóa, làm se nhẹ và chữa lành vết thương có thể làm dịu da bị kích ứng. Những thành phần này có thể giúp giảm bớt các triệu chứng của chứng đau mắt khi hàn điện.

dùng túi trà đã qua sử dụng

Cách thực hiện: Bạn cần một túi trà đã qua sử dụng, cho vào tủ lạnh để trà nguội và khô đi một chút. Sau đó đặt lên vùng mắt (đang nhắm) bị đau trong 10-15 phút và lặp lại 2 lần mỗi ngày.

4. Mẹo chữa đau mắt hàn bằng khoai tây

Khoai tây có tác dụng làm mát và giảm viêm quanh mắt bị ảnh hưởng. Điều này có thể giảm đau và giảm ngứa và kích ứng.

trị đau mắt hàn bằng khoai tây

Cách thực hiện: Bạn cần gọt 1 củ khoai tây, gọt vỏ và bào nhỏ khoai tây. Làm ướt khăn và vắt ráo nước, đặt khoai tây đã được bào nhỏ vào trong khăn và cuộn lại để vào tủ lạnh trong vài phút. Sử dụng để đặt lên cả 2 mắt, lặp lại 2 lần/ ngày.

5. Sử dụng dưa chuột

Theo nghiên cứu năm 2013 , dưa chuột giúp loại bỏ độc tố và cũng chỉ ra rằng tác dụng làm mát của dưa chuột giúp thư giãn da và giảm kích ứng hoặc sưng tấy ở vùng mắt.

dùng dưa chuột trị đau mắt hàn

Cách thực hiện: Với cách này, bạn sẽ cần 1 quả dưa leo tươi, rửa sạch, cắt lát mỏng và cho vào ngăn đá tủ lạnh khoảng 10 – 15 phút. Sau khi rửa mặt sơ qua với nước ấm, bạn lấy dưa leo đã thái lát ướp lạnh đắp lên vùng mắt của mình. Thư giãn và tận hưởng cảm giác mát lạnh mà dưa leo mang lại cho đôi mắt trong khoảng 20 phút.

Ngoài ra, bạn cũng có thể nhắm mắt lại và dùng 2 lát dưa ướp lạnh để massage nhẹ nhàng theo chuyển động tròn quanh da mắt. Sau đó, rửa lại với nước sạch và lau khô. Lưu ý, nếu dưa chuột nóng lên thì bạn có thể lật chúng lại và đắp tiếp mặt ở phía sau.

6. Sử dụng khăn ướt

Sử dụng một miềng khăn ướt và mát giúp giảm đau và sưng tấy khi nhìn thấy bị đau mắt hàn. Biện pháp khắc phục tại nhà này sẽ đạt hiệu quả tốt nhất khi khăn vải còn ẩm. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ giúp mắt bớt đau rát tạm thời.

Chuẩn bị:

  • Khăn mặt hoặc khăn ăn mềm
  • Nước lạnh

Cách thực hiện:

  1. Nhúng khăn vào nước lạnh và vắt sạch nước
  2. Đặt thuốc này lên vùng mắt bị đau và giữ nó trong 10-12 phút.
  3. Nên đắp 2 lần mỗi ngày

Một số lưu ý khi chữa đau mắt hàn

Để quá trình điều trị được hiệu quả tốt nhất, bạn có thể tham khảo thêm những lưu ý dưới đây:

  • Không nhỏ trực tiếp các dung dịch lạ vào mắt: Đối với những phương pháp điều trị từ tự nhiên, bạn chỉ nên chườm bên ngoài mắt để tránh các hệ lụy đáng tiếc, ảnh hưởng đến thị lực không thể phục hồi.
  • Không đeo kính áp tròng: Nguyên lý chăm sóc mắt là để mắt nghỉ ngơi. Tuyệt đối không đeo kính áp tròng. Đeo kính áp tròng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, khiến chứng đau rát mắt thêm trầm trọng.
  • Hạn tiếp xúc nhiều với ánh sáng xanh: Nên nhắm mắt và nghỉ ngơi nhiều hơn, đau mắt do hàn “kị” với ánh sáng. Do đó, khi bị đau mắt do hàn, người bệnh nên hạn chế dùng điện thoại hay xem tivi để mắt có điều kiện nghỉ ngơi nhiều hơn.
  • Nên gặp bác sĩ nếu đau mắt không giảm: Nếu tình trạng nhẹ, bệnh hồi phục tương đối nhanh trong vòng 48-72 giờ sau chấn thương. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng đau mắt kéo dài hoặc lặp lại thường xuyên bạn cần phải gặp bác sĩ để chẩn đoán, và tư vấn cách điều trị phù hợp.

lưu ý khi điều trị đau mắt hàn

Tình trạng đau mắt hàn có nguy hiểm không?

Những người thợ hàn thường xuyên tiếp xúc với khói hàn, bụi kim loại, hồ quang điện, tia cực tím (UV), và ánh sáng từ tia hàn… Vì vậy, đây là đối tượng có nguy cơ cao bị ảnh hưởng thị lực. Tia hàn có tính bức xạ rất nguy hiểm, có khả năng làm bỏng giác mạc, khiến mắt đau nhức dữ dội, chảy nước mắt, nhìn mờ và sưng mí mắt. Những triệu chứng này có thể tự hết sau 1-2 ngày. Tuy nhiên, triệu chứng nhìn mờ đôi khi không thể khắc phục được.

Nghiêm trọng hơn, tia hàn điện có thể tổn thương đến thủy tinh thể và võng mạc, chúng có thể làm biến đổi cấu trúc và biến đổi tỉ lệ phân tử protein khiến thủy tinh thể mờ đục, ngăn cản ánh sáng đến võng mạc và gây giảm thị lực (tình trạng này gọi là đục thủy tinh thể).

Ngoài ra, tia hàn có khả năng gây tổn thương các tế bào thị giác và lớp tế bào biểu mô sắc tố võng mạc sẽ gây giảm thị lực. Một khi võng mạc đã tổn thương thì rất khó để phục hồi thị lực. Trường hợp đau mắt hàn nặng, nêu không được xử lý đúng cách có thể khiến tình trạng mắt trở nên xấu hơn thậm chí là mất thị lực vĩnh viễn.

Cách phòng ngừa để không bị đau mắt khi hàn điện

Vì người thợ hàn điện sẽ phải gắn bó lâu dài với nghề của mình nên phòng bệnh lúc nào cũng tốt hơn chữa bệnh. Đừng để mắt bị tổn thương rồi mới đi tìm giải pháp điều trị, nếu biết cách phòng tránh, bạn có thể giảm thiểu tình trạng đau mắt hàn một cách hiệu quả. Dưới đây là những cách hàn điện mà không bị đau mắt bạn có thể áp dụng:

Sử dụng mặt nạ và đồ bảo hộ

Sử dụng mặt nạ để bảo vệ là một trong những cách giúp bạn luôn cảm thấy an toàn khi hàn điện. Nó giúp bảo vệ mắt và da mặt khỏi những tác động của tia lửa hàn và những chất độc hại. Ngoài ra bạn cũng cần đeo găng tay và mặc đồ bảo hộ để bảo vệ toàn cơ thể.

Đeo kính khi hàn

Đeo kính là cách hiệu quả để giảm thiểu ảnh hưởng xấu từ tia lửa điện bắn ra khi hàn, tránh các ảnh hưởng xấu đến mắt. Nhưng để có kết quả tốt nhất bạn nên chọn mua những loại kính hàn được thiết kế dành riêng cho những người thường xuyên làm việc với máy hàn.

Đảm bảo tiêu chuẩn thông thoáng nơi làm việc

Các cơ sở hàn điện cũng cần phải đảm bảo tiêu chuẩn về độ thông thoáng, sử dụng quạt hoặc thông gió để điều hướng khói đi ra bên ngoài. Tường và thiết bị trong phân xưởng hàn nên sơn màu vàng, màu xám hay màu xanh da trời để hấp thụ ánh sáng, giảm độ chói của hồ quang phản xạ.

Tăng cường sức đề kháng cho mắt

Giải pháp tốt nhất cho những thợ hàn điện lâu nằm là chăm sóc bảo vệ mắt từ bên trong, cung cấp những dưỡng chất, hoạt chất sinh học tự nhiên chuyên biệt cho mắt bảo vệ tế bào biểu mô sắc tố võng mạc và thủy tinh thể giúp mắt sáng khỏe mỗi ngày.

Trên đây là những cách chữa đau mắt hàn từ những mẹo dân gian nhanh và đơn giản nhất mà bạn có thể áp dụng tại nhà. Nếu trong trường hợp khi áp dụng những biện pháp này không giúp mắt đỡ hơn khi hàn xì thì bạn cần phải đến những phòng khám chuyên khoa mắt để được bác sĩ chuẩn đoán và điều trị kịp thời.