Mẹo hay giáo trình đánh giá nhân cách hot nhất hiện nay 2023

6. Tổng quan tài liệu

1.1. ĐỊNH NGHĨA NHÂN CÁCH, CÁC LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU VỀ

1.1.4. Đánh giá nhân cách

Ngoài mối quan tâm đến sự hình thành và phát triển nhân cách con người, các nhà tâm lý học còn tự hỏi bằng cách nào đo lường được những phẩm chất mô tả đặc điểm một cá nhân, tạo thành một con người khác hẳn với những

người khác, hoặc phân biệt những người trong một nhóm này với những người trong một nhóm khác? Đánh giá nhân cách sẽ cố gắng trả lời các câu hỏi như vậy. Có hai giả định được xem là cơ bản cho nỗ lực nhằm tìm hiểu và mô tả nhân cách con người:

-Thứ nhất, những đặc trưng nhân cách của các cá nhân tạo ra sự gắn kết với ứng xử

-Thứ hai, những đặc trưng có thể đánh giá và đo lường được.

Có rất nhiều test trắc nghiệm nhân cách khác nhau và có thể chia thành 2 loại: các test có tính khách quan và các test phóng chiếu

a. Các test khách quan:

Việc vận dụng và tính điểm các test khách quan về nhân cách là những thủ tục tương đối đơn giản tuân thủ những quy tắc đã được chuẩn hóa và mang tính khách quan. Số điểm sau cùng thường là một con số theo một chiều kích duy nhất (chẳng hạn như “thích nghi đấu với kém thích nghi”) hoặc tổng số điểm về các nét khác nhau (như nam tính, tính phụ thuộc, tính hướng ngoại) được tính có đối chiếu với một nhóm tương đồng nào đó.

Một bản liệt kê tự thuật (A Self-report Inventory) là một test khách quan trong đó các cá nhân trả lời một loạt các câu hỏi về những ý nghĩ, những tình cảm và những hành động của họ. Một người thực hiện một bản liệt kê nhân cách đọc một loạt các câu và chỉ ra liệu mỗi câu có đúng với mình hay không. Trên một số bản kiểm kê, cá nhân được hỏi nhằm đánh giá mỗi câu đúng với mức thường xuyên như thế nào hoặc mỗi câu mô tả đúng tới mức nào ứng xử, ý nghĩ hoặc tình cảm điển hình của mình.

Test nổi tiếng nhất thuộc loại này là Bản liệt kê nhân cách nhiều mặt của Đại học Minnesota (M.M.P.I: Minnesota Multiphasic Personality Inventory) (Dahlstrom và cộng sự, 1975). Nó được các nhà tâm lý học lâm sàng sử dụng như một công cụ giúp cho chẩn đoán và như một phương tiện hướng dẫn điều

trị. Sau khi duyệt xét lại MMPI, ta sẽ bàn luận đôi chút về ba bản liệt kê nhân cách được sử dụng rộng rãi cho các dân cư không phải là bệnh nhân: Bản liệt kê tâm lý California (CPI: California Psychological Inventory), Bản liệt kê nhân cách NEO (NEO-PI: NEO Personality Inventory) và chỉ bảo typ Myers-Briggs (MBTI: Myers-Briggs Type Indicator).

Bản liệt kê MMPI: được thiết lập tại đại học Tổng hợp Minnesota trong

những năm 1930 do nhà tâm lý học Starke Hathaway và nhà tâm thần học J.R.Mc Kinley đề xướng, được công bố lần đầu tiên vào những năm 1940. Mục đích cơ bản của nó là nhằm chẩn đoán những cá nhân theo một bộ các tên gọi tâm thần học. Test đầu tiên bao gồm 550 item, mỗi item được đối tượng đánh giá là “đúng”, “sai”, hoặc “không biết”. Từ kho các item này, người xây dựng các thang đo liên quan đến các loại vấn đề được những bệnh nhân biểu hiện tại các khoa tâm thần. Những tiêu chuẩn cho các kiểu đáp ứng được thiết lập cho cả những bệnh nhân tâm thần lẫn những đối tượng bình thường.

Test MMPI có nhiều thang đo, mỗi thang đo được xây dựng nhằm phân biệt mỗi nhóm lâm sàng riêng biệt (chẳng hạn như tâm thần phân liệt hoặc hoang tưởng) với một nhóm đối chứng (bình thường). Test được tính điểm bằng cách cộng lại con số các items trên một thang riêng biệt được đối tượng trả lời theo cùng một cách như nhóm lâm sàng; số điểm càng cao thì đối tượng càng giống nhóm lâm sàng và càng không giống nhóm bình thường. Cách thiết lập thang đo này được gọi là mang tính kinh nghiệm (empirical) bởi lẽ các item được lựa chọn không phải vì lý do chúng liên quan hoặc trúng với một số phạm trù về mặt lý thuyết mà vì chúng được một nhóm lâm sàng trả lời theo một cách riêng. Test này còn bao gồm cả những thang đo nhằm phát hiện những kiểu trả lời khả nghi, chẳng hạn như: thiếu thành thật rành rành, cẩu thả, thế thủ và lảng tránh. Số điểm của người trả lời trên các thang đo này được nghiệm viên xem xét trước khi diễn giải các câu trả lời trên thang đo lâm sàng.

Gần đây, test MMPI đã được xem xét lại kỹ lưỡng, và bây giờ được gọi là MMPI-2 (Dahlstrom và cộng sự, 1989). Một số item đã bị loại bỏ, một số mới được bổ sung, một số khác được viết lại nhằm thay thế một số thuật ngữ thô thiển về mặt tình dục. Thay đổi gây ấn tượng nhất có lẽ là việc bổ sung 15 thang đo với nội dung mới. Đối với 15 chủ đề thích hợp về lâm sàng (như lo hãi hoặc các vấn đề gia đình chẳng hạn), các item đươc lựa chọn dựa trên cơ sở: nếu về lý thuyết chúng có vẻ liên quan đến lĩnh vực chủ đề và nếu thang đo chúng đo lường được một khái niệm duy nhất, và thống nhất. Phần lớn các thang đo lâm sàng đo được nhiều khái niệm có liên quan và tên các thang đo thì đơn giản và tự lý giải được.

Bản liệt kê tâm lý (CPI: California Psychological Inventory) Harrison

Gough (1957) xây dựng bản này nhằm đo lường những khác biệt cá nhân về mặt nhân cách trong những người tương đối bình thường và tỏ ra thích nghi tốt. Các thang đo nhân cách của nó đánh giá những phẩm chất ứng xử khiến dễ hiểu về nhân cách con người như tính trội, sự tự kiềm chế, lòng bao dung và hiệu năng trí lực. Tất cả các thang đo đều được trình bày trên một mặt giấy cho thấy một số cá nhân được tính điểm như thế nào trên mỗi thang đo liên quan đến các chuẩn mực cùng giới tính.

Bản phóng tác gần đây nhất của CPI chứa tới 20 thang đo. Trải nghiệm qua nhiều năm, CPI đã ứng dụng cho hàng vạn người trên khắp thế giới và đã trở thành đối tượng cho nhiều công trình nghiên cứu, tạo ra nhiều kho dữ kiện quý giá. CPI đã được vận dụng vào việc nghiên cứu nhân cách ở người trưởng thành lành mạnh thuộc đủ loại nhóm, như những người thuộc các nghề nghiệp khác nhau chẳng hạn. Những công trình nghiên cứu sử dụng CPI đã giúp các nhà nghiên cứu hiểu được nhân cách phát triển như thế nào và các nét nhân cách ở những người trẻ tuổi có liên hệ ra sao với các sự kiện cuộc sống.

Bản liệt kê mô hình 5 nhân tố FFM: Xuất phát từ lý thuyết của mô hình 5 nhân tố FFM, McCrae và Costa xây dựng trắc nghiệm đo các mặt này của nhân cách với tên gọi NEOPI (Viết tắt của NEO Personality Inventory) vào năm 1985. Ban đầu, trắc nghiệm này chỉ gồm 3 thang đo: Nhiễu tâm (N), Cởi mở (O), Hướng ngoại (E), với 18 tiểu thang đo, mỗi tiểu thang đo có 8 item. Sau đó, vào năm 1990, trắc nghiệm này được xem xét lại và xây dựng hoàn chỉnh thành NEOPI-R (Viết tắt của NEO Personality Inventory – Revised) có bổ sung thêm 2 thang đo là Dễ chấp nhận (A) và Có ý chí phấn đấu (C). Bản NEOPI-R gồm 240 item.

Đây là bộ trắc nghiệm đáp ứng được những đòi hỏi về tiêu chuẩn đo lường cũng như cấu trúc đa tầng, bậc của nhân cách, và hiện tại nó là công cụ rất hữu ích trong nghiên cứu, đánh giá nhân cách.

Trong những năm gần đây, để phục vụ cho việc các mục đích nghiên cứu khác nhau. Bản liệt kê NEOPI-R 240 item đã được rút gọn thành các phiên bản khác nhau. Chẳng hạn, 100-item TDA (100 unipolar Trait Desciptive Adjectives), NEO-FFI (NEO Five – Factor Inventory) 60 item, IPIP (International Personality Item Pool) 50 item, BFI (Big Five Inventory) 44 item , TIPI (Ten Item Personality Inventory) 10 item. Trong số đó, bản BFI 44 item được sử dụng trong phần lớn các nghiên cứu về mối quan hệ giữa nhân cách và việc sử dụng mạng xã hội Facebook và thể hiện được sự hiệu quả của nó.

b. Các test phóng chiếu: Trong một test phóng chiếu, đối tượng nhận được một loạt các kích thích có mục đích mập mờ, chẳng hạn những kiểu trừu tượng, những bức tranh và những hình vẽ dở dang có thể được diễn giải theo nhiều cách. Đối tượng được yêu cầu mô tả các kiểu, hoàn thành những bức tranh hoặc kể các câu chuyện về những bức vẽ đó. Bởi lẽ những kích thích là mơ hồ, nên những đáp ứng với chúng được quyết định bởi điều đối tượng thấy

nảy sinh trước tình huống đó – có tên gọi là những cảm nghĩ trong nội tâm, những động cơ và những xung đột được phóng chiếu lên các tình huống đó.

Hai trong số các kỹ thuật phóng chiếu ngày nay được sử dụng nhiều nhất là test Rorschach và test cảm nhận chủ đề.

Test Rorschach: Trong test Rorschach, được nhà tâm thần học người

Thụy sỹ, Hermannn Rorschach đề xướng (1962), với những kích thích mập mờ là những giọt mực đối xứng với nhau (Rorschach, 1942). Một số là đen trắng, một số có màu. Trước hết người trả lời được xem một giọt mực và được yêu cầu “Bạn hãy nói bạn nhìn thấy gì, điều gì có thể liên quan đến bạn. Xin đừng ngại, câu trả lời đúng hoặc sai đều không có gì quan trọng cả”. Nghiệm viên trước hết ghi đúng nguyên văn những điều đối tượng nói, ghi thời gian đối tượng trả lời, ghi toàn bộ thời gian đối tượng dành cho test giọt mực, và ghi lại cách đối tượng xử lý tấm bìa có giọt mực. Trong pha thứ hai, gọi là thẩm vấn, người trả lời được nhắc lại những câu trả lời trước đó và yêu cầu kể chi tiết về những câu trả lời đó.

Diễn giải những số điểm của một đối tượng thành một bức chân dung cố kết về những động thái nhân cách là một quá trình phức tạp, hết sức chủ quan, dựa vào tài năng lâm sàng và trực giác khôn khéo. Test Rorschach cũng có những khía cạnh nghi vấn với tư cách là một công cụ trắc nghiệm vì lý do nó được xây dựng trên những khái niệm tâm vận động không thể kiểm nghiệm được, chẳng hạn “các xung năng vô thức”. Tuy vậy, người ta khuyên nên dùng nó như một phương cách gián tiếp nhằm nhận diện các nguồn thông tin, chẳng hạn những mối quan tâm về mặt tình dục hoặc những huyễn tưởng hung tính mà con người đang cảm thấy trăn trở hoặc sẽ được bộ lộ trên các test khách quan. Hiện nay, test Rorschach đang được ngưỡng mộ nhiều hơn trong giới lâm sàng và được kết hợp chặt chẽ với các công cụ khác đánh giá nhân cách một cách khách quan.

Test cảm nhận chủ đề: Trong test cảm nhận chủ đề (Thematic Apperception Test) do Henry Murray (1938), một nhà tâm lý học Hoa Kỳ đề xướng, những người trả lời được xem các bức tranh vẽ các cảnh mập mờ. Trên từng bức tranh, người trả lời được yêu cầu bịa ra một câu chuyện mô tả những điều con người trong các cảnh đó đang làm và đang suy nghĩ, những điều đã dẫn tới mỗi sự kiện, và mỗi tình huống sẽ kết thúc ra sao. Theo lý thuyết, người trả lời tri giác thấy các nhân tố trong bức tranh thực sự và về sau “cảm nhận” (hoặc bổ sung vào) những diễn giải và lý giải “hiển nhiên”. Những điều cảm nhận này không có trong bức tranh, song thực tế chính là những sản phẩm của những ý nghĩ và tình cảm riêng của người trả lời.

Nhà tâm lý học vận dụng TAT lượng giá cấu trúc và nội dung những câu chuyện, cũng như ứng xử của chính người đang kể chuyện đang cố gắng khám phá một số những nỗi trăn trở, những động cơ và những đặc trưng nhân cách của người trả lời – chẳng hạn, một nhà quan sát có thể đánh gá một con người “tận tâm” nếu câu chuyện anh ta kể về những người phải sống theo nghĩa vụ của họ và nếu anh ta kể những chuyện đó với một thái độ nghiêm túc và có trật tự. Test có thể ứng dụng vào lâm sàng nhằm bộc lộ những vấn đề cảm xúc của người bệnh, hoặc với những người bình thường thì làm bộc lộ những nhu cầu chiếm ưu thế, chẳng hạn nhu cầu quyền lực, nhu cầu được gia nhập và nhu cầu thành đạt (Mc Clelland, 1961).

Nhìn chung, những đánh giá nhân cách hữu hiệu nhất và hữu ích nhất là dựa vào một hoặc nhiều thuyết chính về nhân cách. Với lý thuyết được xem là một hệ hướng dẫn, các nhà tâm lý học chuyên nghiệp có khả năng thu thập các thông tin không dễ gì có được. Điều quan trọng hơn, các tâm lý học có khả năng diễn giải và ứng dụng những thông tin đó chính xác hơn và có hiệu quả hơn so với với trường hợp chỉ dựa vào những ấn tượng, những linh cảm, và những “trực giác” về con người.