Đơn vị đo khối lượng là gì?

Thực tế thấy được rằng chúng ta thường được nghe rất nhiều đến khối lượng của một vật, khối lượng của chất lỏng. Khối lượng được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống hằng ngày, vậy Đơn vị đo khối lượng là gì?

Khối lượng là gì?

Khối lượng vừa là một đặc tính của vật thể vật lý vừa là thước đo khả năng chống lại gia tốc của nó (sự thay đổi trạng thái chuyển động của nó) khi một lực ròng được áp dụng.

Khối lượng của một vật thể cũng xác định sức mạnh của lực hấp dẫn của nó đối với các vật thể khác.

Trong vật lí, khối lượng khác trọng lượng, mặc dù khối lượng thường được đo bằng cân lò xo hơn là cân thăng bằng đòn bẩy so với một vật mẫu.

Một vật sẽ nhẹ hơn khi ở trên mặt trăng so với Trái Đất, tuy vậy nó vẫn sẽ có cùng một lượng vật chất. Điều này là do trọng lượng là một lực, còn khối lượng là một tính chất (cùng với trọng lực) quyết định độ lớn của lực này.

Trong Cơ học cổ điển, khái niệm khối lượng có thể hiểu là số vật chất có trong một vật. Mặc dù vậy, trong trường hợp vật di chuyển rất nhanh, Thuyết tương đối hẹp phát biểu rằng động năng sẽ trở thành một phần lớn khối lượng.

Do đó, tất cả các vật ở trạng thái nghỉ sẽ có cùng một mức năng lượng, và tất cả các trạng thái năng lượng cản trở gia tốc và các lực hấp dẫn. Trong vật lí hiện đại, vật chất không phải là một khái niệm cơ bản vì định nghĩa của nó khá là khó nắm bắt.

Đơn vị đo khối lượng là gì?

Đơn vị đo khối lượng là kilôgam, kí hiệu là kg.

Các đơn vị khối lượng nhỏ hơn kilôgam thường gặp là:

-Gam, kí hiệu là g.

-Đềcagam, kí hiệu dag.

-Héctôgam (còn gọi là lạng), kí hiệu là hg.

-Miligam, kí hiệu là mg.

Các đơn vị khối lượng lớn hơn kilôgam thường gặp là: Yến, tạ, tấn.

Dụng cụ đo khối lượng

Nhắc đến dụng cụ đo khối lượng, thì đây chính là những dụng cụ giúp chúng ta xác định nhanh độ nặng của vật. Những dụng cụ đo thường thấy như cân đồng đồ, cân cầm tay, cân tiểu ly,…

Những chiếc cân đều có cách vạch chia chỉ khối lượng của vật. Vạch chia nhỏ nhất trên cân chính là những vạch chia liên tiếp nhau. Giới hạn của cân, chính là vạch chia lớn nhất hoặc vạch chia chỉ số lớn nhất trong chiếc cân. Đơn vị đo khối lượng ở mỗi chiếc cân cũng có thể khác nhau tùy thuộc vào giới hạn đo.

Cân tiểu ly thường có vạch chia liên tiếp rất nhỏ cũng như giới hạn cân nhỏ, dùng để cân các vật rất nhẹ. Cân tiểu ly được dùng nhiều nhất trong cân vàng, bạc, đá quý, kim cương. Chúng ta có thể hiểu rằng chiếc cân này sẽ giúp chúng ta xác định những khối lượng nhỏ nhất, chuẩn xác nhất.

Cân đồng hồ thông thường cũng được chia thành nhiều loại có giới hạn cân khác nhau. Có cân đồng hồ giới hạn 2kg, 20kg, 100kg. Tùy vào nhu cầu sử dụng mà các gia đình có thể chọn lựa loại cân phù hợp. Những chiếc cân thông dụng trong cuộc sống thường có đơn vị đo khối lượng là kilogam.

Ngoài ra, trong chương trình học Vật Lý 6, các em sẽ được tìm hiểu về cân Rô – Béc – Van. Chiếc cân này thường được dùng từ thời xa xưa. Các bộ phận của chiếc cân này bao gồm đĩa cân, đòn cân, kim cân, hộp chỉnh quả cân, ốc điều chỉnh và con mã.

Cách để sử dụng chiếc cân này đầu tiên chúng ta phải chỉnh cho cân đòn nằm thăng bằng. Kim cân chỉ đúng vạch giữa, số 0 nghĩa là cân đã thăng bằng. Đặt vật cần cân lên đĩa trái của cân, đĩa phải đặt các quả cân có ghi khối lượng. Đặt sao cho hai cán cân bằng nhau, thì tổng số cân nặng của quả cân sẽ là khối lượng của vật cần cân.

Cách đo khối lượng

Hiện nay, chúng ta đã ít dùng đến cân Rô – Béc – Van, mà thay vào đó là các loại cân hiện đại. Cân đồng hồ là loại cân được sử dụng nhiều nhất. Cân điện tử cũng có được dùng khá nhiều bởi tiện lợi, nhỏ gọn.

Tuy nhiên, cân điện tử sẽ có những sai số nhất định. Chọn cân và sử dụng chính là những điều các em cần biết trước khi đến với cách đo khối lượng của vật. Các bước trong cách đo khối lượng như sau:

-Ước lượng khối lượng của vật cần đo.

Thực hiện bước này, chúng ta mới có thể chọn được chiếc cân phù hợp với khối lượng của vật. Cân có giới hạn đo quá nhỏ, hay quá to đều đem đến sai số, không phù hợp với vật. Trên các loại cân đều có giới hạn đo, đơn vị đo khối lượng tương ứng.

-Điều chỉnh kim vạch về số 0 trước khi cân.

Vạch kim của đồng hồ cân phải được điều chỉnh về số 0. Đây chính là trạng thái cân bằng của cân. Như vậy, kết quả sau khi cân mới là kết quả chính xác của khối lượng.

-Đặt cân và đặt mắt nhìn đúng cách

Cân trước khi đo cần phải đặt ở mặt phẳng nằm ngang cố định. Cân không bị kênh hay bị ngoại lực tác động. Không để các vật khác đè lên bàn cân trong khi cân. Vật được cân phải đặt chính giữa bàn cân, không bị lệch, hay nghiêng. Như vậy khối lượng sau khi cân mới chính xác.

-Đọc và ghi kết quả đúng quy định.

Số mà kim của cân chỉ vào hoặc hiển thị chính là khối lượng của vật. Hãy để kim chỉ của cân dừng lại, sau đó hãy đọc kết quả này. Các em cần phải ghi đúng kết quả này theo đơn vị đo khối lượng mà cân quy định. Như vậy, kết quả mới chính xác.

Kết quả đo có thể quy đổi sang đơn vị đo khác tùy theo yêu cầu thực tế hoặc yêu cầu của bài tập.

Trong các bài tập về thực hành đo khối lượng, thường sẽ phải đổi ra đơn vị lớn hơn hoặc nhỏ hơn đơn vị đo hiện tại.