Mẹo hay độ to của âm được đo bằng đơn vị gì [Đầy Đủ Nhất 2023]

Đã bao giờ các em tự hỏi, tại sao chúng ta có thể nghe được những âm thanh hay chưa? Liệu có phải chúng ta đều nghe được hết tất cả những âm thanh có trong cuộc sống hay không? Đây chính là một chủ đề cần được giải đáp dành cho các em lớp 7. Trên thực tế, độ to của âm ảnh hưởng rất nhiều đến việc nghe nói. Cuộc sống hằng ngày của chúng ta cũng không chỉ có từng đó âm thanh. Bài viết ngày hôm nay, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về chủ đề này và giải đáp các hiện tượng trong cuộc sống nhé!

Biên độ dao động – độ to của âm

Trước khi đến với những giải đáp độ to của âm là gì, chúng ta cần phải hiểu về dao động. Biên độ dao động có ảnh hưởng rất nhiều đến độ to của âm. Chính vì vậy, hiểu được về điều này, chúng ta sẽ tìm hiểu dễ dàng hơn. Biên độ dao động được biết đến là độ lệch lớn nhất của vật so với vị trí cân bằng. Nói theo một cách khác, trong quá trình giao động, độ lệch lớn nhất của vật so với vị trí cân bằng của vật được gọi là biên độ giao động.

Theo những thí nghiệm của các nhà vật lý cho biết, biên độ giao động càng lớn thì âm do vật đó phát ra càng to. Chính vì vậy, chúng ta có thể nói, độ to của âm phụ thuộc vào biên độ dao động của vật. Ngược lại, khi biên độ giao động càng nhỏ, thì vật phát ra âm thanh càng bé. Trong cuộc sống, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra điều này. Từ những thay đổi của vật, chúng ta có thể hiểu được về biên độ dao động.

Chắc hẳn các bạn đã từng thấy chiếc trống trường đúng không nào? Khi để yên, mặt trống ở vị trí cân bằng. Khi bác bảo vệ dùng dùi trống đánh vào mặt trống. Mặt trống di chuyển tạo thành những biên độ dao động. Điều này đem đến tiếng vang lớn từ chiếc trống. Hay chúng ta còn gọi âm thanh này chính là tiếng trống trường. Mặt trống dung chuyển càng nhiều thì âm thanh này càng to. Biên độ dao động ảnh hưởng trực tiếp đến độ to của âm từ vật phát ra. Khi vật ở vị trí cân bằng, biên độ dao động bằng không và không gây ra âm thanh.

Độ to của âm là gì?

Sau khi đã hiểu được về biên độ dao động hình thành lên âm thanh. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về độ to của âm thanh. Độ to âm được đo bằng đơn vị đêxiben (kí hiệu là dB). Đây là đơn vị quy ước được sử dụng để đo độ lớn của âm thanh. Khi các em học tập và tính toán trên lớp cũng sẽ sử dụng đến đơn vị này. Ngoài dB còn có rất nhiều đơn vị khác dùng để đo âm thanh. Các em sẽ được tìm hiểu kỹ càng hơn trong bảng quy đổi trên lớp.

Chúng ta có thể nghe được các âm thanh nhỏ, to khác nhau. Tuy nhiên để đo độ lớn của âm thanh, người ta cần phải sử dụng máy chuyên dụng. Các âm thanh khác nhau có độ to nhỏ khác nhau. Ví dụ tiếng nói chuyện thì thầm sẽ có độ lớn âm thanh nhỏ hơn tiếng hét. Độ lớn của những âm thanh này là bao nhiêu, chúng ta cần phải sử dụng máy đo.

Tai người chúng ta cũng chỉ có thể nghe được một số âm thanh có độ lớn nhất định. Nằm ngoài khoảng độ lớn này, tai người không thể nghe được. Độ to của âm phù hợp với tai người là khoảng 70dB. Nếu âm thanh to hơn 70dB tai người chúng ta có thể nghe rõ hơn. Tuy nhiên nghe âm thanh quá to, hoặc trong thời gian dài có thể gây khó chịu. Những hiện tượng điếc tai vì âm thanh quá lớn chính là độ to của âm thanh đó đã vượt quá ngưỡng cho phép. Độ to của âm ở mức 70dB gọi là giới hạn về ô nhiễm tiếng ồn.

Khi độ to của âm bằng hay lớn hơn 130dB, âm thanh đã trở nên quá to. Âm thanh như vậy sẽ làm cho tai nhức nhối rất khó chịu và có thể làm điếc tai. Vậy độ to của âm ở mức 130 dB gọi là ngưỡng đau có thể làm điếc tai.

Bảng độ to của âm thanh

Như chúng ta đã đề cập đến ở trên, mỗi âm thanh đều có độ to khác nhau. Chính vì vậy, làm thế nào để chúng ta biết âm thanh đó có độ to là bao nhiêu. Các nhà vật lý học đã nghiên cứu và cho ra bảng độ to của âm dựa trên những âm thanh thông dụng. Các em có thể tham khảo ngay dưới đây nhé!

  • Tiếng nói thì thầm 20dB
  • Tiếng nói chuyện bình thường 40dB
  • Tiếng nhạc to 60dB
  • Tiếng ồn rất to ở ngoài phố 80dB
  • Tiếng ồn của máy móc nặng trong công xưởng 100dB
  • Tiếng sét 120dB
  • Ngưỡng đau (làm đau nhức tai), Tiếng động cơ phản lực (ở cách 4m) 130dB

Đây chính là bảng số đo độ to của âm thường có trong cuộc sống. Ngoài ra, xung quanh ta còn có rất nhiều âm thanh to nhỏ khác nhau. Tai chúng ta chỉ có thể nghe được những âm thanh trong ngưỡng cho phép. Đó chính là lý do vì sao, có nhiều âm thanh khi chúng ta nghe thấy có thể gây khó chịu. Điều này là vì độ lớn của âm thanh đã vượt ngưỡng cho phép. Không nên cố gắng nghe những âm thanh quá to trong thời gian dài. Như vậy, tai của chúng ta có thể bị tổn thương nặng.

Một số dạng bài tập về độ to của âm

Các em sẽ gặp rất nhiều dạng bài về độ to âm trên lớp. Những bài tập này đều dựa trên những nguyên lý cơ bản của chủ đề này. Các em chỉ cần học kỹ lý thuyết từ đó biết cách vận dụng vào bài tập. Dưới đây là một số dạng bài các em thường gặp. Các em hãy đọc tham khảo và ghi nhớ cách làm bài nhé!

Dạng 1. Xác định biên độ dao động.

Dựa vào định nghĩa biên độ dao động.

Lưu ý: Biên độ dao động là độ lệch lớn nhất của vật so với vị trí đứng yên cân bằng ban đầu chứ không phải là khoảng cách lớn nhất của vật so với vị trí đứng yên cân bằng.

Những bài tập dạng này thường sẽ liên quan đến con lắc. Các em sẽ phải quan sát vị trí và tìm ra được biên độ dao động của vật. Biên độ dao động lớn nhất chính là khoảng cách của con lắc cách xa nhất so với vị trí cân bằng. Các em hãy chú ý đến những gợi ý đề bài đưa ra nhé!

Dạng 2. Giải thích một số hiện tượng trong đời sống thực tế

Dựa vào đặc điểm

  • Biên độ dao động của vật càng lớn thì âm phát ra càng to
  • Biên độ dao động của vật càng nhỏ thì âm phát ra càng nhỏ

Hầu hết những bài tập trong chương trình vật lý 7 của các em đều sẽ liên quan đến biên độ dao động. Thay vì xác định âm thanh của vật thì các em sẽ được hỏi về biên độ dao động nhiều hơn. Nắm chắc lý thuyết sẽ giúp các em làm bài tốt hơn.

Dạng 3. Xác định âm thanh

Dựa vào giới hạn về ô nhiễm tiếng ồn (70dB) và ngưỡng đau (130dB). Từ đó xác định được âm thanh nào có thể nghe được bình thường. Âm thanh nào không thể nghe được mà gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe để có phương án bảo vệ tai của chúng ta. Đây là dạng bài kết hợp thực tế cuộc sống. Các em cần nắm chắc giới hạn độ lớn âm thanh. Từ đó vận dụng vào bài tập thực tế nhé!

Có thể nói những kiến thức liên quan đến chủ đề độ to của âm đã được chúng tôi đề cập đến trong bài viết này. Những ví dụ thực tế và lý thuyết được chúng tôi giới thiệu song song với nhau. Hy vọng các em có thể ghi nhớ một cách dễ dàng. Các em có thể ghi chép lại để học tập, thực hành tốt hơn. Đừng quên tham khảo kiến thức độ cao của âm để bổ trợ thêm các em nhé.

Giải pháp toàn diện giúp con đạt điểm 9-10 dễ dàng cùng Toppy

Với mục tiêu lấy học sinh làm trung tâm, Toppy chú trọng việc xây dựng cho học sinh một lộ trình học tập cá nhân, giúp học sinh nắm vững căn bản và tiếp cận kiến thức nâng cao nhờ hệ thống nhắc học, thư viện bài tập và đề thi chuẩn khung năng lực từ 9 lên 10.

Kho học liệu khổng lồ

Kho video bài giảng, nội dung minh hoạ sinh động, dễ hiểu, gắn kết học sinh vào hoạt động tự học. Thư viên bài tập, đề thi phong phú, bài tập tự luyện phân cấp nhiều trình độ.Tự luyện – tự chữa bài giúp tăng hiệu quả và rút ngắn thời gian học. Kết hợp phòng thi ảo (Mock Test) có giám thị thật để chuẩn bị sẵn sàng và tháo gỡ nỗi lo về bài thi IELTS.

Nền tảng học tập thông minh, không giới hạn, cam kết hiệu quả

Chỉ cần điện thoại hoặc máy tính/laptop là bạn có thể học bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu. 100% học viên trải nghiệm tự học cùng TOPPY đều đạt kết quả như mong muốn. Các kỹ năng cần tập trung đều được cải thiện đạt hiệu quả cao. Học lại miễn phí tới khi đạt!

Tự động thiết lập lộ trình học tập tối ưu nhất

Lộ trình học tập cá nhân hóa cho mỗi học viên dựa trên bài kiểm tra đầu vào, hành vi học tập, kết quả luyện tập (tốc độ, điểm số) trên từng đơn vị kiến thức; từ đó tập trung vào các kỹ năng còn yếu và những phần kiến thức học viên chưa nắm vững.

Trợ lý ảo và Cố vấn học tập Online đồng hành hỗ trợ xuyên suốt quá trình học tập

Kết hợp với ứng dụng AI nhắc học, đánh giá học tập thông minh, chi tiết và đội ngũ hỗ trợ thắc mắc 24/7, giúp kèm cặp và động viên học sinh trong suốt quá trình học, tạo sự yên tâm giao phó cho phụ huynh.