- 1 chén dâu tây
- 180ml sữa tươi (bạn có thể chọn sữa tách béo hoàn toàn)
- 1/4 chén sữa chua
- 1 quả chuối
- 15g đường
- 10 – 12 viên đá nhỏ
Cách làm:
- Sau khi mua về, bạn rửa sạch dâu và cắt bỏ cuống. Chuối thì lột vỏ, cắt miếng.
- Cho tất cả các nguyên liệu vào trong máy xay và xay nhuyễn.
- Rót sinh tố chuối dâu tây ra ly và thưởng thức món thức uống mát lạnh ngon tuyệt này.
2. Sinh tố dâu tây và kiwi
Đây là món sinh tố rất dễ làm, bạn chỉ cần chuẩn bị:
- 6 quả dâu tây
- 1 quả kiwi
- 1 quả chuối
- 3/4 cốc nước cam và nước thơm ép trộn đều vào nhau
- 1/2 hũ sữa chưa
Cách làm:
- Dâu tây rửa sạch, bỏ cuống. Kiwi, chuối gọt vỏ, cắt nhỏ.
- Cho tất cả các nguyên liệu vào máy xay và xay nhuyễn.
- Rót sinh tố ra cốc, cắt thêm vài lát kiwi và trang trí theo ý thích.
3. Mứt dâu tây
Mứt dâu tây ăn cùng với bánh mì sẽ là một món ăn sáng rất ngon dành cho những bà bầu bận rộn. Để làm mứt dâu tây, bạn cần chuẩn bị:
- 1kg dâu tây
- 600ml mật ong
- 100ml nước cốt chanh
Cách làm:
- Dâu tây rửa sạch, bỏ cuống, sau đó cắt đôi từng quả và để ráo nước.
- Cho dâu và nước cốt chanh vào chảo, trộn đều, sau đó cho tiếp mật ong vào và tiếp tục trộn cho thật đều. Để hỗn hợp qua đêm hoặc để trên 5 giờ.
- Cho chảo lên bếp và sên với lửa vừa, sau khi hỗn hợp sôi bùng thì chỉnh nhỏ lửa, sên cho đến khi miếng dâu hơi sệt thì tắt bếp.
- Khi mứt nguội, bạn cho vào hũ thủy tinh và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để dùng dần.
4. Salad dâu tây chanh dây
Việc tiêu thụ salad dâu tây có thể đem đến cho bà bầu một làn da khỏe mạnh. Để chế biến, bạn cần chuẩn bị:
- 250g dâu tây
- 1 chén chanh dây
- Giấm, lá bạc hà, đường trắng
Cách làm:
- Dâu tây rửa sạch, bỏ cuống, cắt nhỏ vừa ăn. Lá bạc hà rửa sạch, thái nhuyễn. Chanh dây cắt đôi, bỏ ruột bên trong.
- Cho dâu tây, chanh dây và lá bạc hà đã thái vào tô, trộn đều cùng với 1/2 muỗng canh giấm, 1 muỗng canh đường rồi cho ra đĩa, đặt vào tủ lạnh khoảng 1 giờ. Trước khi ăn lấy ra khỏi tủ lạnh, để ở nhiệt độ phòng khoảng 20 phút rồi thưởng thức.
5. Bánh bông lan dâu tây
Đây sẽ là món ăn vặt từ dâu tây khá nhẹ nhàng cho bà bầu. Để làm bánh bông lan dâu tây, bạn cần chuẩn bị:
- 250g dâu tây
- 150g kem whipping
- Bột mì, bột bắp
- Bơ, đường, vani
- 2 quả trứng gà
Cách làm:
- Dâu rửa sạch, bỏ cuống. Trộn đường với trứng và đánh bông hỗn hợp này. Sau đó, cho bơ, vani vào rồi tiếp tục đánh cho đến khi trứng bông cứng. Rây bột mì, bột bắp vào hỗn hợp này.
- Cho hỗn hợp bột vào khay và nướng ở nhiệt độ 180°C trong 10 phút.
- Quết 1 lớp bơ mỏng vào chiếc bát có đáy tròn. Sau đó, lấy bánh đã nướng chín ra khỏi khay, ấn miếng bánh vào tô trong lúc bánh còn ấm và cắt bỏ phần bánh thừa trên miệng bát. Sau đó, cho một chút kem whipping vào trong tô và đặt dâu tây lên. Phủ thêm một lớp kem whipping rồi xếp các miếng bánh thừa đã cắt ra lên trên.
- Úp ngược bát lại và cho vào tủ lạnh khoảng 1 tiếng. Lấy bánh ra khỏi khuôn. Phết đều kem whipping lên bánh, rắc dâu cắt vụn và kẹo lên để trang trí.
Rủi ro có thể gặp phải khi bà bầu ăn dâu tây
Dâu tây là loại trái cây an toàn, tuy nhiên, bà bầu ăn dâu tây có thể gặp phải những tình huống sau:
- Nếu gia đình bạn có người bị dị ứng với dâu tây, rất có thể bạn cũng bị dị ứng. Bạn cần phải cẩn thận bởi các triệu chứng dị ứng khi mang thai có thể ảnh hưởng đến trẻ.
- Ăn dâu tây có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, gồm E.coli và một số loại ký sinh trùng khác. Những vi khuẩn này có thể đi qua nhau thai và gây hại cho bé.
- Uống các loại nước ép dâu tây không đảm bảo chất lượng có thể làm tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn ở bà bầu.
Những điều bà bầu cần lưu ý khi ăn dâu tây trong thai kỳ
Mặc dù dâu tây là loại trái cây ngon, bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe, thế nhưng khi thêm dâu tây vào chế độ ăn, phụ nữ mang thai cần lưu ý một số điều sau:
- Cân bằng dâu tây với các loại trái cây và rau của quả khác để đảm bảo dinh dưỡng.
- Bạn nên uống nước ép dâu tây tươi được chế biến tại nhà để đảm bảo vệ sinh.
- Tránh ăn những quả dâu tây đã được bảo quản quá lâu.
- Nếu trước khi mang thai, bạn chưa từng ăn dâu tây thì nên hỏi bác sĩ về nguy cơ dị ứng của bạn với loại quả này trước khi bắt đầu ăn.
Bà bầu ăn dâu tây trong thai kỳ có thể nhận được rất nhiều lợi ích nhưng cũng có thể gặp phải nhiều rủi ro. Nhìn chung, nếu bạn muốn thêm dâu tây vào chế độ ăn, bạn chỉ cần chú ý khâu sơ chế và hỏi bác sĩ về nguy cơ dị ứng là có thể an tâm thưởng thức loại trái cây hấp dẫn này rồi.
Ngân Phạm/ HELLO BACSI
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!