Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP) là hội nghị thường niên tổ chức trong khuôn khổ Công ước khung Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC), là nơi họp chính thức của các bên tham gia UNFCCC nhằm đánh giá quá trình đương đầu với biến đổi khí hậu.
Các kỳ hội nghị COP đã giúp nhân loại nhận thức rõ mối nguy hiểm từ biến đổi khí hậu, giúp các nước xích lại gần nhau, đoàn kết để bảo vệ trái đất, bảo vệ chính mình.
Dưới đây là một số điều cần biết về hội nghị khí hậu quan trọng của Liên Hợp Quốc COP26 sắp diễn ra vào tháng 11 và những gì các nhà lãnh đạo thế giới hy vọng đạt được.
COP26 là gì?
COP (Conference of parties) là viết tắt của Hội nghị các Bên tham gia Công ước Khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu – sự kiện diễn ra hàng năm, riêng sự kiện năm ngoái bị hoãn vì đại dịch. Số 26 biểu thị đây là hội nghị lần thứ 26.
Alok Sharma – thành viên Quốc hội Anh và Chủ tịch COP26 – nói rằng, ông muốn hội nghị năm nay đạt được thỏa thuận về một số mục tiêu chính, bao gồm:
– Giữ nhiệt độ Trái đất không tăng quá 1,5 độ C: Đây là mục tiêu mà một số quốc gia sản xuất nhiên liệu hóa thạch đã chống lại.
– Đặt ngày chấm dứt việc sử dụng than “không suy giảm”: Thuật ngữ than “không suy giảm” ám chỉ việc sử dụng than mà không có bất kỳ công nghệ nào để làm giảm đáng kể lượng khí thải CO2 của nó.
– Cung cấp 100 tỉ USD tài trợ khí hậu hàng năm: Các quốc gia giàu có đã đồng ý với mục tiêu này, để giúp các nước đang phát triển giảm phát thải khí nhà kính và thích ứng với các tác động của cuộc khủng hoảng khí hậu.
– Gia tăng doanh số các loại ôtô không phát thải (ví dụ như ôtô điện).
– Chấm dứt nạn phá rừng vào cuối thập kỷ này, vì rừng đóng một vai trò quan trọng trong việc loại bỏ carbon khỏi khí quyển.
– Giảm lượng khí thải từ methane – một loại khí có sức làm nóng gấp 80 lần so với carbon dioxide.
“Net zero” là gì và tại sao mọi người lại nói về nó?
Rất nhiều quốc gia đã cam kết đạt “net zero” vào giữa thế kỷ. “Net zero” là khi lượng khí nhà kính thải ra không lớn hơn lượng khí thải thoát ra khỏi khí quyển. Để đạt được “net zero”, các quốc gia và công ty sẽ cần dựa vào các phương pháp tự nhiên – như rừng – để loại bỏ cùng một lượng carbon thải ra, hoặc sử dụng công nghệ được gọi là thu giữ và lưu trữ carbon, bao gồm việc loại bỏ carbon tại nguồn phát thải trước khi nó có thể đi vào khí quyển. Sau đó, carbon sẽ được lưu trữ hoặc chôn vùi dưới lòng đất. Tin tốt là báo cáo của Liên Hợp Quốc từ tháng 8 cho thấy rằng, nếu thế giới đạt được “net zero” vào giữa thế kỷ, thì sự nóng lên toàn cầu có thể được kiềm chế ở mức khoảng 1,5 độ C. Nhưng một số nhà khoa học cho rằng mục tiêu “net zero” là nguy hiểm. Cố vấn chính sách về khí hậu Aditi Sen của Oxfam Mỹ cho hay: “Vấn đề về các mục tiêu net zero của các công ty và nhiều chính phủ là nhiều mục tiêu trong số đó thực sự mơ hồ và có nguy cơ trở thành một loại vỏ bọc cho hoạt động kinh doanh như bình thường. Điều thực sự giúp chúng ta kiềm chế sự nóng lên là cắt giảm mạnh mẽ lượng khí thải ngay bây giờ, trong 9 năm tới”.
Bộ Công Thương ( https://moit.gov.vn/bao-ve-moi-truong/nhung-dieu-can-biet-ve-hoi-nghi-bien-doi-khi-hau-cop26.html)
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!