Bật mí chiều cao của Công Vinh

Cầu thủ Công Vinh, có tên đầy đủ là Lê Công Vinh, sinh ngày 10 tháng 12 năm 1985 tại Quỳnh Lâm, Quỳnh Lưu, Nghệ An, là cựu cầu thủ bóng đá Việt Nam chơi ở vị trí tiền đạo. Anh từng 3 lần nhận danh hiệu “Quả bóng vàng Việt Nam” vào các năm 2004, 2006, 2007 và được xem là một trong số những cầu thủ xuất sắc nhất lịch sử bóng đá Việt Nam.

Chặng đường sự nghiệp của Công Vinh

Năm 14 tuổi, Công Vinh đến với bóng đá. So với bạn bè cùng trang lứa, hoàn cảnh gia đình Công Vinh rất đặc biệt, khi bố vướng vòng lao lý, một mình mẹ vất vả mưu sinh nuôi 4 chị em. Công Vinh từng tâm sự: “Đám cưới chị năm Vinh 14 tuổi, áo cũng mượn, quần cũng mượn, cả đôi dép tổ ong mà cũng đi mượn nốt, ngày đó mình nghèo và vất vả thế, chỉ ước ao được ngồi trên ghế con con bên rìa sân nhặt bóng cho các anh đá chính trong đội là hạnh phúc lắm rồi.”

Công Vinh từng trải qua tuổi thơ khó khăn

Công Vinh từng trải qua tuổi thơ khó khăn

Cùng thời đó, Văn Quyến dù hơn Công Vinh 1 tuổi, đã nổi đình nổi đám với giải “Cầu thủ xuất sắc nhất” giải vô địch U16 châu Á. Sự đối lập, tương phản của hai cầu thủ xứ Nghệ đã xuất hiện từ khi đó. Quyến sớm trở thành ngôi sao, là thần đồng của bóng đá Việt Nam, thì Vinh hoàn toàn vô danh.

Năm 2002, Công Vinh lần đầu được gọi vào đội U18 Việt Nam dưới sự dẫn dắt của HLV Nguyễn Văn Thịnh. Cũng trong năm đó, anh được triệu tập vào đội U20 và còn được đeo băng đội trưởng. Chính CLB Sông Lam Nghệ An là bệ phóng giúp Công Vinh trở thành một cầu thủ nổi tiếng như hiện nay.

Năm 2004, trong mùa giải đầu tiên chơi chuyên nghiệp. Công Vinh đã đoạt danh hiệu “Vua phá lưới Cúp Quốc gia 2004” và giành luôn giải “Cầu thủ trẻ xuất sắc nhất năm”. Cũng trong thời điểm này, Công Vinh được đôn lên thi đấu ở đội 1 SL Nghệ An.

Tại AFF Cup 2008, Công Vinh được HLV Henrique Calisto triệu tập vào danh sách đội tuyển. Trong trận chung kết lượt về AFF Cup. Công Vinh bắt đầu nhận được những lời chào mời từ những đội bóng khác, thậm chí là những đội bóng từ Nhật Bản và Ả Rập Saudi với mức lương 8000 tới 10000 USD một tháng.

Vào ngày 26 tháng 10 năm 2008, Công Vinh chính thức kí hợp đồng với T&T Hà Nội với khoản tiền kỉ lục 8 tỷ đồng cùng mức lương không dưới 40 triệu đồng một tháng. Công Vinh kết thúc mùa giải V-League với 14 bàn thắng cho T&T, trở thành chân sút xuất sắc nhất V-League 2009.

Năm 2009, Lê Công Vinh là cầu thủ Việt Nam đầu tiên chơi bóng ở một trong những giải đấu mạnh ở châu Âu là Giải vô địch bóng đá Bồ Đào Nha. Anh hoàn tất thủ tục ký hợp đồng ngắn hạn với CLB Leixoes. Sự kiên này đã thu hút sự quan tâm từ truyền thông quốc tế.

Năm 2010, sự cố “lạy” trọng tài Vũ Bảo Linh ở V-League khiến anh bị Ban kỉ luật của VFF phạt treo giò 3 trận và 10 triệu đồng. Sau khi bị kỉ luật Lê Công Vinh có ý định giải nghệ làm dấy lên các ý kiến trái chiều. Sau hành động này, Công Vinh cũng đã lên tiếng xin lỗi người hâm mộ và trọng tài Vũ Bảo Linh. Sau đó, Công Vinh dính chấn thương rất nặng và phải nghỉ thi đấu hết cả mùa giải 2010. Sự đóng góp của anh vào chức vô địch V-League 2010 của Hà Nội T&T gần như là con số không.

Theo đó, chấn thương nặng đã khiến Công Vinh phải nghỉ thi đấu gần 1 năm, tưởng chừng như anh sẽ phải giã từ sự nghiệp cầu thủ nhưng với quyết tâm và sự nỗ lực phi thường của bản thân, Công Vinh đã trở lại từ đầu mùa giải V-League 2011 và tiếp tục tỏa sáng với danh hiệu cầu thủ nội ghi nhiều bàn thắng nhất.

Công Vinh là cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất cho Đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam

Công Vinh là cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất cho Đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam

Ngày 22 tháng 9 năm 2011, Công Vinh một lần nữa gây sốc khi cho biết anh đã chính thức từ chối tái ký hợp đồng với Hà Nội T&T và sẽ về đầu quân cho câu lạc bộ Hà Nội theo lời mời của bầu Kiên. Dù gặp rất nhiều khó khăn với việc hòa nhập tại CLB mới và những chấn thương liên tiếp nhưng Công Vinh vẫn thể hiện được tài năng của mình.

Năm 2013, tiền đạo Lê Công Vinh đã quyết định quay trở lại Sông Lam Nghệ An (SLNA). Ở mùa giải này anh đã có tổng 14 bàn thắng tại V-League 2013 qua đó trở thành chân sút nội tốt nhất giải.

Ngày 22/7/2013, Công Vinh chính thức chuyển sang chơi cho câu lạc bộ hạng nhì Nhật Bản Consadole Sapporo theo một bản hợp đồng cho mượn có thời hạn 5 tháng.

Ngày 16/10/2014, Anh kí hợp đồng với Becamex Bình Dương với số áo 99. Giá trị của hợp đồng không được tiết lộ, nhưng nguồn tin từ hậu trường cho biết Công Vinh được nhận 5 tỷ đồng tiền lót tay và hưởng mức lương 40 triệu đồng/tháng.

Nguyễn Thành Vinh đánh giá Công Vinh là một trong những tiền đạo có tốc độ nhất Việt Nam hiện nay, điểm mạnh của Vinh chính là khả năng bứt tốc ở cự ly ngắn và trung bình nhờ sức rướn tốt. Anh đồng thời cũng sở hữu những cú sút có lực căng và mạnh. Công Vinh không chỉ chơi đầu tốt hơn ở các pha làm bàn mà còn trong các tình huống tranh chấp bóng bổng.

Ngày 22 tháng 8 năm 2014, Lê Công Vinh được huấn luyện viên Miura Toshiya triệu tập để tham dự AFF Suzuki Cup 2014. Tại giải đấu này, anh đã ghi được 4 bàn thắng trong sự nghiệp của mình và trở thành cầu thủ Việt Nam có tổng bàn thắng ghi tại các kỳ AFF Cup đứng thứ 2 với 13 bàn (Sau Lê Huỳnh Đức với 14 bàn).

Ngày 1 tháng 1 năm 2015, sau vài năm yêu nhau, đám cưới của Công Vinh cùng ca sĩ Thủy Tiên được diễn ra tại quê nhà Nghệ An. Dịp này, có hơn 700 khách mời tại quê nhà đã có mặt tại một nhà hàng nhỏ để chúc mừng cho ngày hạnh phúc của niềm tự hào xứ Nghệ.

Công Vinh hạnh phúc bên vợ - ca sĩ Thủy Tiên

Công Vinh hạnh phúc bên vợ – ca sĩ Thủy Tiên

Ngày 19 tháng 11 năm 2016, Lê Công Vinh được huấn luyện viên Nguyễn Hữu Thắng triệu tập để tham dự AFF Suzuki Cup 2016, đồng thời đây là giải đấu cuối cùng trong sự nghiệp của anh. Sau giải đấu, Công Vinh chính thức giã từ đội tuyển quốc gia sau 12 năm gắn bó, tổng cộng anh đã thi đấu 85 trận và ghi được 51 bàn thắng.

Ngày 8 tháng 12 năm 2016, sau khi Đội tuyển Việt Nam thua chung cuộc 4 – 3 trước Đội tuyển Indonesia tại giải AFF Cup 2016. Lê Công Vinh chính thức giã từ sự nghiệp thi đấu sau 18 năm thi đấu chuyên nghiệp. Thời điểm này, Vinh đảm nhiệm chức vụ quyền chủ tịch của Câu lạc bộ bóng đá TP.HCM.

Thành tích của Lê Công Vinh

Với đội tuyển Việt Nam:

– Vô địch giải vô địch bóng đá Đông Nam Á 2008.

– Hạng ba giải vô địch bóng đá Đông Nam Á 2007.

– Vô địch Cúp bóng đá TP.HCM 2005; hạng nhì 2004; hạng ba 2006.

– Hạng nhì Cúp Nhà vua (Thái Lan) 2007.

– Vô địch AYA Bank Cup 2016.

Với Becamex Bình Dương F.C:

– Vô địch V.League 1 2015.

Danh hiệu cá nhân:

– Quả bóng vàng Việt Nam năm 2004, 2006, 2007.

– Quả bóng bạc Việt Nam năm 2005.

– Quả bóng đồng Việt Nam năm 2008, 2014, 2015.

– Vua phá lưới Cúp bóng đá TP.HCM 2004.

– Vua phá lưới Cúp bóng đá Việt Nam 2004.

– Cầu thủ xuất sắc nhất của Liên đoàn bóng đá Việt Nam 2004.

Danh hiệu không chính thức:

– Top 10 cầu thủ ghi bàn nhiều nhất giải vô địch bóng đá Đông Nam Á.

– Cầu thủ ghi bàn nhiều nhất lịch sử giải vô địch quốc gia Việt Nam (V-League).

– Cầu thủ ghi bàn nhiều nhất cho Đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam.

– Cầu thủ khoác áo đội tuyển quốc gia Việt Nam nhiều nhất.

– Top 10 cầu thủ ghi bàn nhiều nhất cho đội tuyển quốc gia thế giới.

Bật mí, cầu thủ Lê Công Vinh sở hữu chiều cao 1m72

Bật mí, cầu thủ Lê Công Vinh sở hữu chiều cao 1m72