Chắc hẳn ai cũng biết rằng Bảo Lộc là trung tâm tơ tằm tại Việt Nam. Mỗi năm tại đây sản xuất hơn 1.000 tấn tơ tằm và 2.9 triệu mét lụa, chiếm đến 80% sản lượng tơ lụa toàn quốc. Đa số sản phẩm được bán sang Nhật Bản, Ấn Độ, các nước châu Âu và Trung Đông. Nhưng không phải ai cũng biết con tằm là con gì? Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cụ thể hơn trong bài viết này nhé.
1. Thông tin về loài tằm
Tằm (Bombyx mori: sâu tằm của cây dâu tằm) là ấu trùng của loài bướm tằm đã được thuần hóa. Có ngồn gốc từ Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Nghề nuôi tằm lấy tơ tằm thô ít nhất từ 5.000 năm ở Trung Quốc. Từ Trung Quốc, sản phẩm được mang đến các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, sau đó đến Ấn Độ và phương Tây.
Tằm ăn lá dâu tằm có màu trắng, nhưng chúng có thể ăn lá của bất kỳ cây nào thuộc giống cây tầm. Tằm hoàn toàn phụ thuộc vào con người và không có mặt trong tự nhiên hoang dã. Và đây là loài côn trùng sinh tơ có giá trị kinh tế rất cao.
2. Vòng đời của con tằm
Tằm (tằm dâu) trải qua 4 giai đoạn quan trọng: trứng, tằm, nhộng, ngài:
Giai đoạn trứng: Trứng tằm sẽ nở thành tằm con từ 8 – 10 ngày, ở nhiệt độ 25 °C. Sau khi đẻ, trứng sẽ đi vào trạng thái ngủ cho đến khi qua mùa đông. Bởi đặc tính di truyền nên sau 4 – 5 tháng lạnh của mùa đông thì trứng mới bị phá vỡ và nở thành tầm con.
Đặc điểm trứng tằm: hình bầu dục, dẹt, nhỏ, bên ngoài có vỏ cứng, tuỳ theo giống mà trứng có hình dạng khác nhau. Trứng có màu trắng sữa hoặc hơi vàng, trên mặt trứng có nhiều lỗ khí.
Giai đoạn tằm: Đây là giai đoạn tằm dâu ăn lá để tích luỹ dinh dưỡng, tằm trong giai đoạn này lớn lên rất nhanh. Tằm sắp chín (đủ dinh dưỡng) có thể lớn gấp 8.000 – 10.000 lần so với lúc tằm mới nở.
Giai đoạn nhộng: Đây là giai đoạn sau khi tằm đã chín vàng. Chúng sẽ tiến hành làm tổ kén và nhả hết tơ để chuyển hóa thành nhộng tằm.
Giai đoạn ngài: Đây là giai đoạn nhộng tằm đã trở thành ngài và phá kén bay ra. Con ngài trưởng thành sẽ tìm nhau để giao phối và ngài cái đẻ trứng. Sau khi giao phối, chúng sẽ chết 5 ngày sau đó. Một con bướm đêm cái có thể đẻ từ 200 đến 500 trứng, sau đó tiếp tục vòng đời.
3. Các loại tằm hiện nay
Có bốn loại tằm tự nhiên phổ biến hiện nay là: tằm thầu dầu lá sắn, tằm tạc, tằm sồi và tằm dâu. Trong đó tơ tằm dâu chiếm 95% sản lượng trên thế giới.
Tằm dâu được con người bắt đầy khai thác từ khoảng 4.000 – 5.000 năm trước. Chúng đã được xác định giống có nguồn gốc từ Nhật Bản, Trung Quốc, châu Âu, Ấn Độ
Tằm thầu dầu lá sắn có 2 loài là Philosamia cynthia (Drury) và Philosamia niconi (Hutt). Đây là loài tằm nhỏ ăn lá thầu dầu và lá sắn. Chúng tạo ra 89tơ thô và kén không thích hợp cho ươm tơ. Vì thế chúng thường được dùng để nấu và kéo sợi.
Tằm tạc thuộc loại tằm dại ăn lá cây tạc và một số cây tạc khác. Có thể ươm tơ giống như tằm dâu.Chúng Có tầm quan trọng thứ 2 thế giới. Tầm tạc có 4 loại:
- Tằm tạc Trung Quốc (Antheraea pernyi) có sản lượng rất lớn trên thế giới.
- Tằm tạc Tasa (Antheraea mylitta)
- Tằm tạc Nhật Bản (Antheraea yamamai) cho tơ xanh.
- Tằm tạc Ấn Độ (Antheraea assamensis)
Tằm sồi chưa có nhiều thông tin.
4. Đặc điểm của tơ tằm
Tơ tằm thực ra là nước bọt của tằm đã cứng lại được tiết ra từ miệng của tằm. Kén tằm được hình thành từ tơ của tằm. Một kén tằm được làm thành tơ thô có chiều dài từ 300 – 900m). Khoảng từ 2.000 – 3.000 kén có thể thu hoạch được 454g tơ. Theo E. L. Palmer, một cân tơ (0,453 kg) có thể tạo ra một sợi chỉ dài khoảng 1600 km.
Sau khoảng 1 tháng tuổi sâu tơ sẽ bắt đầu quay kén và sẽ ngừng ăn bất kỳ thức ăn nào và chuyển sang mày hơi vàng. Vào thời điểm này, tằm mất khoảng 3 ngày để quay kén xung quanh mình. Nếu sợi tơ bị xáo trộn khi chúng quay, tằm sẽ bắt đầu lại từ đầu để quay một cái kén mới. Tơ tằm sẽ được xử lý để loại bỏ sáp tự nhiên bẳng sericin. Đôi khi người ta sẽ nhuộm tơ.
5. Vì sao tằm thích ăn lá dâu?
Thực tế những loại thực vật đã biết mà tằm có thể ăn rất nhiều trong đó có thể kể đến như: dâu ra, lá cây sắn, lá liễu khao tử, lá cây sung, lá hành, lá bồ công anh, lá oa cự, lá rau xà lách, lá sâm Bà la môn…
Trong đó lá dâu là thức ăn tằm thích ăn nhất. Nguyên nhân bởi vì thời gian tằm lấy lá dâu làm thức ăn để sống nhiều nhất,. Đồng thời do sinh sản nhiều đời trên lá dâu, dần dần đã hình thành thói quen với đặc tính ăn lá dâu này và di truyền cho đời sau.
Hơn nữa, trong lá dâu có chứa tinh dầu có mùi hương tương tự như bạc hà. Chính loại mùi hương này đã thu hút dâu tằm. Có thể thấy không phải tự nhiên mà tằm thích ăn lá dâu.
Con tằm là con gì? Chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho mình. Thế Giới Côn Trùng đã cung cấp đến bạn những kiến thức xung quanh loài côn trùng đặc biệt này. Tin rằng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn diện về loài tằm.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!