Báo Ghê-pa | Trông thì có vẻ oai vệ đấy nhưng tiếng kêu của nó thì.không! – FOUR

1/ Sơ lượt về loài báo Ghê-pa

Báo Ghê-pa thuộc họ mèo. Là loài động vật trên mặt đất chạy nhanh nhất trên thế giới. Chúng có thể đạt tốc độ tối đa khoảng 113 km / giờ, (trung bình khoảng 70km/h). Báo săn có thân hình thon dài, phần đầu nhỏ, gọn, mõm ngắn, bụng thon, chân dài, khoẻ và lưng dài uyển chuyển giúp báo có thể đạt tốc độ tối đa. Một con báo có thể tăng tốc từ 0 lên 113 km chỉ trong vài giây. Giống như một chiếc xe hơi cực nhanh khi thấy con mồi, có thế sánh loài báo này như chim ưng trên mặt đất. Ghê-pa rất nhanh tuy nhiên chúng chỉ có thể giữ tốc độ tối đa trong 25 đến 30 giây.

2/ Báo Ghê-pa săn bắt như thế nào?

Báo Ghê-pa không chỉ vận dụng tốc độ mà còn vận dụng cả trí thông minh trong lúc săn mồi. Khả năng phán đoán đường chạy của con mồi là một trong những khả năng chỉ có trên loài báo săn mà những kẻ săn mồi đồng cỏ khác không hề có.

Trong khi báo săn Ghê-pa có khả năng chạy ở tốc độ nhanh không tưởng, khi đó chúng phải sử dụng khả năng phán đoán hướng chạy của con mồi cùng kỹ năng săn mồi đáng gờm. Đặc biệt cân nhắc cho từng đối tượng con mồi, bởi mỗi loài sẽ có một cách tẩu thoát khác nhau. Cách báo săn mồi bao gồm 2 giai đoạn chính:

  1. Giai đoạn đầu tiên là tăng tốc để nhanh chóng bắt kịp con mồi.
  2. GIai đoạn tiếp theo là phán đoán hướng đào thoát của từng dạng con mồi.

Ghê-pa là loài động vật ăn thịt sống, con mồi của chúng là những động vật ở vùng đồng có có trọng lượng dưới 40kg. Chủ yếu là các loài linh dương và ngựa vằn.

Linh dương Thomson chính là con mồi ưa thích nhất của báo Ghê-pa. Những cuộc rượt đuổi giữa báo Ghê-pa và linh dương Thompson luôn gay cấn hấp dẫn.

Ngoài ra, thỏ đồng cỏ, gà châu Phi, đà điểu, lợn nanh sừng châu Phi, sơn dương.. cũng là những con mồi ưa thích của loài báo này.

Báo Ghê-pa có thể săn mồi theo nhóm từ 2 đến 3 con hoặc theo bầy đàn, tùy thuộc vào kích thước của con mồi.

3/ Báo Ghê-pa kêu như thế nào?

Thế nhưng tiếng kêu của loài động vật này thì lại giống như tiếng… mèo con làm nũng, chứ không “khí thế” như tiếng gầm của sư tử hay hổ. Chỉ cần nghe tiếng “meo meo ngheo ngheo” đáng yêu của chúng, có lẽ sẽ không có con vật nào sợ hãi trốn chạy. Vì bên trong cổ họng của sư tử, hổ và báo Mỹ đều có hai bên xương móng (hyoid bone), nhưng báo đốm chỉ có một bên, có nghĩa là chúng có thể kêu, hú, tru, gầm gừ, nhưng không thể gầm như sư tử và hổ được.

4/ Báo Ghê-pa cần được bảo vệ

Báo Ghê-pa được liệt kê trong danh sách các loài đang bị đe dọa ở mức độ “nguy cấp” trong Sách đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN).

Ghê-pa đã được bảo vệ theo Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) kể từ ngày 1 tháng 7 năm 1975, điều đó có nghĩa là việc buôn bán thương mại đối với loài báo săn này bị cấm.

Hầu hết phạm vi sinh sống của loài báo Ghê-pa (76%) là trên những vùng đất không được bảo vệ, nơi chúng thường bị săn bắt với mục đích thương mại hoặc trả thù cho việc gia súc bị chúng ăn thịt.

Ở Châu Phi, gần như tất cả các quốc gia mà báo Ghê-pa sinh sống đều tích cực tham gia vào Chương trình Bảo tồn loài báo này.

Theo Khánh Linh IAS Links

-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.-.

*Tham khảo thêm nhiều bài viết của mình trên Ohay TV tại đây