Bẹp đầu hay méo đầu là hiện tượng rất dễ gặp phải ở trẻ sơ sinh, hiện tượng này tuy không ảnh hưởng nhiều đến hệ thần kinh nhưng lại gây mất thẩm mỹ cho bé sau này. Và để bố mẹ không còn lo lắng về vấn đề này, sản phẩm gối chống bẹp đầu ra đời, tuy nhiên, sản phẩm có thật sự tốt như quảng cáo, sử dụng gối ra sao để đạt hiệu quả tốt nhất? Hãy cùng phân tích trong bài viết dưới đây.
Gối chống bẹp đầu là gì ?
Gối chống bẹp đầu thường có hình dáng phù hợp với tư thế ngủ của trẻ sơ sinh với mục đích phân bổ đều lực ép lên toàn bộ phần đầu của trẻ, hạn chế hội chứng đầu phẳng hay còn gọi là đầu bẹp ở trẻ sơ sinh từ 0-12 tháng tuổi.
Gối cho trẻ sơ sinh chống bẹp đầu thường được làm từ chất liệu vải cao cấp và bông mềm mịn an toàn và tuyệt đối, tạo thói quen ngủ nằm ngửa hoặc nằm nghiêng, nhằm bảo vệ tối đa cột sống cho con. Bên cạnh đó, gối còn giữ bé không bị lăn ra khỏi giường, hạn chế việc trẻ nằm sấp hoặc chúi đầu vào chăn gây nguy hiểm.
Gối chống bẹp đầu khắc phục hội chứng đầu phẳng ở trẻ sơ sinh
Cấu tạo – vật liệu
Gối chống bẹp đầu được cấu thành từ hai thành phần chính là vỏ gối và ruột gối. Mỗi cấu tạo lại được lựa chọn chất liệu khác nhau:
Vỏ gối
Phần vỏ gối thường được may từ chất liệu thông thoáng là cotton mềm, không có polyester. Vỏ gối là phần tiếp xúc trực tiếp với làn da của bé nên phải đảm bảo độ thoáng khí, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây hại. Bên cạnh đó, vỏ gối chống bẹp đầu trẻ sơ sinh còn phải đáp ứng được nhu cầu giặt, tẩy rửa vết bẩn. Vì trong quá trình sử dụng thì chắc chắn chiếc gối sẽ bẩn đi rất nhiều, nhu cầu giặt sạch chắc chắn cần thiết.
Vỏ gối phải đảm bảo thoáng khí và dễ vệ sinh
Ruột gối
Ruột gối thường có cấu tạo từ hai thành phần là cao su non hoặc bông ép. Mỗi chất liệu lại có những điểm mạnh riêng:
- Cao su non: Thực chất chất liệu này còn có tên gọi khác là mút hoạt tính. Cao su non được tạo ra từ PU, được bổ sung thêm các chất phụ gia làm tăng mật độ và độ nhớt của chất liệu. Ưu điểm của cao su non là có thể lưu trữ hình dạng vật thể có nhiệt độ ấm và phục hồi hình dáng ban đầu nhanh chóng nên gối chống bẹp đầu làm từ cao su non được đánh giá cao về độ bền.
- Bông: Loại bông nhồi này rất phổ biến trong nhiều sản phẩm chăn ga gối đệm thông thường. Ưu điểm của chất liệu này là trọng lượng nhẹ hơn, tuy nhiên, thoáng khí kém và khó giữ hình dáng sau khi giặt.
Ruột gối phải mềm mại
Màu sắc
Màu sắc gối chống bẹp đầu ngày nay khá đa dạng, Tuy nhiên với trẻ sơ sinh, bạn không nên lựa chọn sản phẩm có màu sắc hay họa tiết quá sặc sỡ vì chúng có thể chứa các chất nhuộm vải gây kích ứng da mỏng manh của trẻ.
Tác dụng của gối chống bẹp đầu
Hình dáng của gối chống bẹp đầu nhìn chung thường có phần lõm ở giữa gối. Phần lõm này thường có độ nghiêng đặc biệt nhằm đảm bảo áp lực phân bổ đồng đều trên đầu bé, do đó duy trì độ cong tự nhiên của hộp sọ.
Nhờ có chiếc gối này, bé ngủ sâu hơn, thoải mái hơn, tránh được tình trạng bẹp đầu không mong muốn, ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Ngoài ra, chất liệu chọn làm vỏ gối thường thông thoáng, ngăn ngừa tối đa tình trạng bé ra mồ hôi trộm ở gáy, gây kích ứng da. Sản phẩm thích hợp với trẻ từ mới sinh đến 12 tháng tuổi. Bố mẹ có thể sử dụng gối chống bẹp đầu cho trẻ sơ sinh trong nôi, trong cũi hay nằm dưới đất đều được.
Gối chống bẹp đầu có thể sử dụng linh hoạt ở giường, cũi,..
Theo tổ chức Y tế thế giới WHO và các chuyên gia sức khỏe trẻ sơ sinh đều khuyên nên cho con nằm thẳng lưng ngủ ít nhất trong 12 tháng đầu đời. Nhưng việc nằm ngủ thẳng lưng hay gây ra vấn đề khá nghiêm trọng, đó là phần gáy, thóp cua con dễ bị bẹp, hay còn được gọi là Plagiocephaly hoặc hội chứng đầu phẳng. Nguyên nhân là do trọng lượng đầu của bé luôn tì vào cùng một vị trí, dù thức hay ngủ, điều này dễ gây chứng đầu phẳng. Nếu đầu quá phẳng, bác sĩ chuyên khoa khuyên có thể sử dụng đội mũ bảo hiểm để làm tròn đầu bé. Tuy nhiên, so với lời khuyên này, sử dụng gối chống bẹp đầu là giải pháp hiệu quả hơn và dễ dàng thực hiện hơn.
Hướng dẫn sử dụng gối chống bẹp đầu
Với trẻ sơ sinh, phần đầu của bé còn khá mềm, dễ uốn nắn, vì thế nếu một phần hộp sọ của con bị gây áp lực trong thời gian dài thì có thể làm biến dạng hộp sọ, còn gọi là chứng đầu phẳng. Để sử dụng gối chống bẹp đầu được hiệu quả, khi mua gối và cho bé sử dụng, bố mẹ cần theo dõi thêm một số yêu cầu bên dưới đây:
Theo dõi cách bé ngủ
Khi ngủ bé thường quay đầu qua bên này, hoặc bên kia thì khả năng bị bẹp đầu không cao. Nếu đầu của bé thường xuyên chỉ hướng về một phía, bố mẹ nên giúp con quay đầu về phía đối diện, lưu ý chỉ xoay đầu chứ không xoay cả cơ thể của con. Nếu dùng mọi cách mà bé vẫn không quay đầu sang hướng đối diện, bố mẹ nên tham khảo thêm ý kiến từ bác sĩ nhi khoa vì có thể đây là dấu hiệu của việc cổ của bé bị cứng, nếu không chữa trị kịp thời, có thể làm tăng nguy cơ đầu phẳng.
Thay đổi tư thế khi bé tỉnh táo
Khi bé thức dậy, bố mẹ có thể ngưng sử dụng gối chống bẹp đầu, đặt con nằm sấp. Trong thời gian bé nằm sấp này, việc tiếp xúc bằng bụng không chỉ giảm áp lực cho đầu, mà còn hỗ trợ phát triển cơ bắp rất tốt. Bố mẹ có thể giúp bé tự giữ mình bằng cách đặt tay dưới ngực, để bé học cách đẩy bằng tay. Để khuyến khích bé quay đầu hoặc tạo cảm giác thoải mái khi nằm sấp, hãy tận dụng sự quan tâm và niềm vui của bé khi quan sát thế giới xung quanh, em bé sẽ thích thú quay đầu để theo đuổi mục tiêu thú vị.
Hi vọng với những thông tin hữu ích trên đây, bài viết đã giúp bố mẹ hiểu rõ hơn về tính năng cũng như tính cần thiết của sản phẩm gối chống bẹp đầu cho bé. Bên cạnh việc sử dụng gối, bố mẹ cũng có thể ngăn hiện tượng đầu bẹp bằng cách giảm thời gian nằm ngửa của con, cho con cử động đầu, đổi bên mỗi lần cho con bú và bú bình.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!