Bật mí công dụng & tác hại của việc ăn chân gà cần biết | VinID

Chân gà là món ăn khoái khẩu của nhiều người bởi độ giòn ngon và hương vị tuyệt vời. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết hết giá trị dinh dưỡng, những công dụng, tác hại của chân gà và lưu ý khi ăn chân gà để tốt cho sức khỏe. Hãy để VinID bật mí ngay cho bạn qua bài viết sau nhé.

1. Giải đáp: Chân gà bao nhiêu calo?

Cấu tạo của chân gà đa phần là sụn, xương, gân, da, tuy nhiên chân gà vẫn có giá trị dinh dưỡng rất cao. Hàm lượng dinh dưỡng có trong 1 cặp chân gà (70g) là:

Chất dinh dưỡngHàm lượngCalo 150 caloChất đạm14gChất béo10gCarb0,14gCanxi5% giá trị hằng ngày (DV)Phốt pho5% DVVitamin A2% DVFolate (vitamin B9)15% DV

Như vậy có thể thấy lượng calo trong 1 cặp chân gà ở mức vừa. Vậy ăn chân gà có béo không? Câu trả lời là nếu muốn giữ dáng khi ăn chân gà thì nên có cách ăn khoa học:

  • Không nên ăn nhiều chân gà cùng một lúc.
  • Nên cân bằng khẩu phần, không ăn chung với các món có hàm lượng calo cao.
  • Hạn chế chế biến chân gà bằng phương pháp chiên, xào kèm sốt.
Chân gà chiên
Hạn chế chế biến chân gà bằng phương pháp chiên.

2. Công dụng của việc ăn chân gà

2.1. Cung cấp collagen làm đẹp da

Khoảng 70% lượng protein trong chân gà là collagen – một thần dược của làn da. Collagen có những tác dụng tích cực như:

  • Thay thế tế bào chết, cấp ẩm cho da, chống lão hóa, ngăn hình thành nếp nhăn do tia cực tím, chữa lành tổn thương trên da, duy trì độ đàn hồi và vẻ đẹp tươi trẻ của da.
  • Tăng khả năng hấp thụ protein và canxi, tăng tốc độ chuyển hóa chất béo, thúc đẩy sản xuất hồng cầu.
Chân gà cung cấp collagen làm đẹp da.
Chân gà cung cấp collagen làm đẹp da.

2.2. Giảm nguy cơ gãy xương, chữa lành chấn thương

Ăn chân gà có thể giúp bổ sung canxi, collagen, protein nhằm giúp xương chắc khỏe, phòng ngừa loãng xương và cải thiện mật độ xương ở phụ nữ sau mãn kinh.

Ở người lớn tuổi, khả năng hấp thu canxi kém đi, nguy cơ gãy xương rất cao, do đó, ăn chân gà là cách giảm nguy cơ gãy xương từ sớm.

Ăn chân gà giúp phòng ngừa loãng xương.
Ăn chân gà có thể giúp phòng ngừa loãng xương.

2.3. Cải thiện sức khỏe tim mạch, kiểm soát đường huyết

Elastin trong collagen là thành phần thiết yếu của tĩnh mạch, động mạch, giúp phòng ngừa bệnh tim mạch.

Ngoài ra, hàm lượng protein trong chân gà có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu bằng cách kích thích hormone Peptide giống Glucagon-1 (GLP-1) – có khả năng tăng cường tiết insulin.

Ăn chân gà giúp phòng ngừa bệnh tim mạch.
Ăn chân gà giúp phòng ngừa bệnh tim mạch.

2.4. Cải thiện hệ tiêu hóa

Khi hầm chân gà, các chất dinh dưỡng như collagen, protein, glucosamine, chondroitin sẽ tiết ra và hòa tan vào nước.

Khi uống canh hay nước dùng hầm chân gà, các chất dinh dưỡng này sẽ được hấp thu qua ruột giúp ruột khỏe và tăng hiệu quả tiêu hóa.

Chân gà giúp cải thiện hệ tiêu hóa.
Chân gà giúp cải thiện hệ tiêu hóa.

2.5. Giúp móng chắc khỏe

Những chất dinh dưỡng như collagen, proline, gelatin, glycine, axit amin… có trong chân gà sẽ giúp cho móng luôn chắc và khỏe, đẹp.

Chân gà giúp mong chắc và khỏe đẹp
Chân gà sẽ giúp cho móng luôn chắc và khỏe, đẹp.

2.6. Tăng cường sức khỏe nướu

Nguyên nhân của bệnh nha chu có thể đến từ việc thiếu chất dinh dưỡng và các vitamin thiết yếu. Chân gà có hàm lượng vitamin cao, lại có axit amin, collagen, chất tạo gelatin trong sụn và các mô liên kết nên có tác dụng lớn trong việc tăng cường sức khỏe nướu, giúp bảo vệ răng miệng luôn chắc khỏe, phòng ngừa các bệnh nha chu.

Chân gà giúp tăng cường sức khỏe nướu.
Chân gà giúp tăng cường sức khỏe nướu.

2.7. Cải thiện hệ miễn dịch

Ngoài lượng collagen phong phú, chân gà còn chứa rất nhiều chất khoáng giúp cải thiện hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng trước bệnh tật như canxi, đồng, phốt pho, kẽm, magie.

Chân gà giúp cải thiện hệ miễn dịch.
Chân gà chứa rất nhiều chất khoáng giúp cải thiện hệ miễn dịch.

2.8. Cung cấp folate – giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ung thư…

Chân gà còn chứa hàm lượng lớn folate (vitamin B9). Vitamin này có tác dụng rất lớn với cơ thể: ngăn ngừa ung thư, giảm nguy cơ đột quỵ và mắc bệnh tim mạch, điều trị trầm cảm, sa sút trí nhớ, ổn định huyết áp, hỗ trợ điều trị bệnh thận, giảm nguy cơ mắc bệnh thoái hóa điểm vàng và các bệnh về mắt khác ở người cao tuổi.

Ngoài ra, đối với phụ nữ có thai, vitamin B9 còn giúp giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh ở ống thần kinh.

Chân gà giúp ổn định huyết áp.
Ăn chân gà giúp ổn định huyết áp.

3. Tác hại khi ăn chân gà

3.1. Hàm lượng chất béo cao

Chất béo trong chân gà chủ yếu nằm ở da, mà loại chất béo này là chất béo bão hòa có hại cho cơ thể. Do đó, khi ăn chân gà kèm da, có thể gây thừa cân, béo phì. Ngoài ra, các chất bổ dưỡng trong chân gà cũng thuộc dạng khó hấp thu.

Da gà chứa nhiều chất béo
Chất béo trong chân gà chủ yếu nằm ở da.

3.2. Không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

Khi ăn chân gà bán ngoài quán, bạn có thể phải đối mặt với các vấn đề sau:

  • Không rõ nguồn gốc xuất xứ, có thể bị ôi thiu, mốc, hoặc để lâu, sinh ra nhiều chất có hại cho cơ thể.
  • Chân gà tiếp xúc với môi trường bẩn có thể chứa mầm bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Đặc biệt là khi các hàng quán sơ chế chân gà cẩu thả, không sạch.
  • Một số quán ăn dùng axit để ngâm, rửa chân gà, khi chế biến lại tẩm thêm các hóa chất tạo mùi vị khiến chân gà nhiễm độc.
  • Khi ăn chân gà nướng, mỡ nhỏ xuống than đang cháy sẽ tạo ra các phân tử hydrocarbure thơm đa vòng gây tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
  • Khi ăn chân gà nhiễm hóa chất, cơ thể có thể bị ngộ độc: Ngộ độc mãn tính gây ung thư, suy gan, suy thận. Ngộ độc cấp tính gây viêm đường ruột, viêm dạ dày, viêm đường tiêu hóa.
Ăn chân gà nướng có thể gây ung thư.
Ăn chân gà nướng có thể gây ung thư.

4. Lưu ý khi ăn chân gà

4.1. Mua chân gà rõ nguồn gốc xuất xứ

Để tránh mua phải chân gà nhiễm các hóa chất độc hại, nên mua chân gà tại các cửa hàng uy tín, đảm bảo về chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ, thương hiệu và ngày sản xuất, hạn sử dụng rõ ràng như VinMart, Coopmart… Nếu ngại phải đi mua xa xôi, tốn thời gian, bạn có thể tải app VinID để mua sắm online từ siêu thị VinMart gần nhất.

4.2. Ai không nên ăn chân gà?

Người mắc bệnh chuyển hóa, cao huyết áp, mỡ máu cao

Món chân gà chiên có chứa nhiều axit béo chuyển hóa (TFA) sẽ làm tăng lượng cholesterol dẫn đến tăng nguy cơ đau tim, tĩnh mạch tích tụ mảng bám, tăng nguy cơ xơ vữa động mạch. Do đó, không nên ăn món này thường xuyên, đặc biệt là người mắc bệnh chuyển hóa, cao huyết áp, mỡ máu.

Trẻ nhỏ, người già

Người già và trẻ nhỏ có hệ tiêu hóa kém, khi ăn lại dễ bị hóc các xương nhỏ trong chân gà dẫn đến nguy cơ nghẹt thở. Do đó, trẻ em và người lớn tuổi nên hạn chế ăn chân gà.

Trẻ em và người lớn tuổi nên hạn chế ăn chân gà.
Trẻ em và người lớn tuổi nên hạn chế ăn chân gà.

4.3. Bầu ăn chân gà được không?

Bà bầu hoàn toàn có thể ăn được chân gà tuy nhiên không nên ăn quá nhiều để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngoài ra, nên hạn chế ăn các món chân gà ngâm vì các món này có thể đã lên men, không tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ bầu.

4.4. Ăn chân gà có bị run tay không?

Quan niệm cho rằng ăn chân gà bị run tay là sai, hoàn toàn không có căn cứ khoa học. Ngược lại, chân gà còn được sử dụng trong các bài thuốc dân gian để chữa chứng run tay chân.

Ăn chân gà run tay là quan niệm hoàn toàn sai lầm
Ăn chân gà run tay là quan niệm hoàn toàn sai lầm, không có căn cứ khoa học.

Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã biết được giá trị dinh dưỡng, công dụng, tác hại của chân gà và cách ăn chân gà tốt cho sức khỏe; ngoài ra cũng giúp bạn giải đáp được nhiều thắc mắc và ngộ nhận như: ăn chân gà có run tay không, ăn chân gà nhiều có tốt không.

Banner CTA mua thịt cá online

>>> Cách làm chân gà chiên giòn rụm <<<