Mận vẫn luôn là loại quả được rất nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, ăn mận có tốt cho bà bầu không? Nhiều người nói rằng bà bầu không được ăn mận. Thế nhưng điều này có đúng không? Chúng ta cùng đi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Những lợi ích khi bà bầu ăn mận
Ngăn ngừa tình trạng mất nước
Tình trạng mất nước khi mang thai có thể dẫn đến nhiều triệu chứng nguy hiểm như đau đầu, chóng mặt, nhức đầu, thậm chí là sinh non trong 3 tháng đầu. Mận chứa 93% là nước vì thế loại quả này có thể bổ sung 1 lượng nước cho cơ thể, giúp mẹ bầu giải khát.
Duy trì hoạt động của mắt
Ở thời kỳ thai nghén, mắt của mẹ bầu thường có xu hướng yếu hơn, đặc biệt với những mẹ bầu phải làm việc văn phòng tiếp xúc thường xuyên với máy tính. Với hàm lượng vitamin A dồi dào, mận giúp mẹ bầu bổ sung lượng vitamin cần thiết, tác động tích cực đến đôi mắt.
Giảm sự hấp thụ cholesterol và giúp hấp thu chất sắt
Mận có vị chua, chát chính là do trong mận có chứa vitamin C. Lượng vitamin C có trong quả mận có thể cung cấp 10% nhu cầu cơ thể cần hằng ngày. Vitamin C có trong quả mận giúp đào thải những cholesterol xấu, từ đó giúp gián tiếp ngăn ngừa một số bệnh như: xơ vữa động mạch, hen suyễn, viêm đa khớp, bảo vệ nướu, vv. Đồng thời, mận cũng hỗ trợ cho quá trình hấp thu sắt của mẹ bầu.
Giúp da sáng đẹp hơn, tóc chắc khỏe hơn
Trong mận cũng chứa rất nhiều các chất chống oxy hóa (tiêu biểu là vitamin A và C). Chính vì thế, việc ăn mận mổi ngày sẽ không chỉ khiến sức khỏe của mẹ bầu cải thiện mà làn da, mái tóc cũng được nuôi dưỡng sâu từ bên trong.
Ngoài ra, thay vì việc ăn mận, mẹ bầu cũng có thể dùng quả mận kết hợp với một số loại nguyên liệu tự nhiên khác (như sữa tươi, sữa chua không đường, vv) để làm thành mặt nạ chăm sóc da.
Tốt cho hệ tim mạch
Trung bình, một quả mận có chứa 113 mg Kali, khoáng chất. Vì thế, mận còn rất tốt cho hệ tim mạch. Nó giúp điều chỉnh huyết áp và làm giảm nguy cơ đột quỵ.
Tăng cường hệ miễn dịch
Hàm lượng vitamin C có trong quả mận cũng giúp mẹ bầu tăng cường hệ miễn dịch, đặc biệt là phòng ngừa các bệnh cảm cúm.
Giảm ốm nghén
Trong thời gian mang thai, mẹ bầu thường bị nghén và có cảm giác chán ăn. Vậy thì mận chính là một giải pháp hữu ích mà các mẹ có thể thử để giảm tình trạng này. Trước mỗi bữa ăn, các mẹ có thể nhấm nháp một quả mận để ăn ngon miệng hơn và dễ tiêu hóa.
Chống táo bón
Nhiều thế kỉ qua, việc sử dụng mận để chống táo bón đã có trong các bài thuốc cổ truyền ở các nước phương Tây. Sau khi thu hoạch, mận tươi được phơi khô trong 18 giờ ở nhiệt độ 85 – 90 ° C.
Không giống như một số loại mận khác, mận châu Âu có thể được làm khô khi vẫn chứa hạt mà không bị hỏng. Sau khi được làm khô, mận tiếp tục được chế biến thành nước ép, nước chiết hoặc các sản phẩm khác để điều trị nhiều bệnh khác nhau.
Trong đó, để có thể chống táo bón chính là nhờ thành phần dinh dưỡng có trong mận/nước ép mận, bao gồm:
- Chất xơ thực vật. Quả mận có chứa cả chất xơ hòa tan lẫn chất xơ không hòa tan. Chất xơ hòa tan có tác dụng làm mềm phân, tăng nhu động ruột và kích thích vi khuẩn có lợi phát triển. Còn chất xơ hòa tan có tác dụng tăng kích thước phân và tăng cường di chuyển của ruột.
- Sorbitol. Quả mận chứa 15% Sorbitol. Sobitol có tác dụng giống như một loại thuốc nhuận tràng thẩm thấu, hút nước vào lòng ruột để làm mềm phân.
- Dihydrophenylisation. Đây là một chất có trong vỏ quả mận, nó có khả năng kích thích tiết dịch làm mềm phân
- Các enzyme tiêu hóa chủ động. Vitamin A, kali và nhiều khoáng chất khác trong quả mận có khả năng kích hoạt các enzym tiêu hóa. Các enzym này sẽ làm thức ăn được chuyển hóa nhanh chóng. Đặc biệt, kali giúp thu hút nước, tăng cường đại tràng chống lại vi khuẩn có hại.
Ngày nay, nước ép mận vẫn được sử dụng trong việc phòng chống – hỗ trợ điều trị táo bón cho bà bầu và có mặt trong nhiều sản phẩm chống táo bón dành cho mẹ bầu. Các sản phẩm này đều có đặc điểm chung là có chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên, không gây mất nước – điện giải như các biện pháp sử dụng hóa dược khác nên an toàn cho cả mẹ và thai nhi khi sử dụng kéo dài.
Lưu ý khi mẹ bầu ăn mận
- Không nên ăn quá nhiều. Mận mang lại nhiều lợi ích những nếu ăn nhiều có thể khiến chúng ta bị xót ruột. Vì thế các mẹ không nên ăn quá nhiều mận, đặc biệt là không ăn mận vào lúc đói và hạn chế sử dụng muối khi ăn mận nhé.
- Không nên gọt vỏ khi ăn. Vỏ mận tập trung rất nhiều chất, vì vậy mẹ bầu nên ăn cả vỏ. Tuy nhiên, các mẹ nên nhớ là phải rửa sạch, ngâm với nước muối loãng khoảng 15-20 phút trước khi ăn nhé.
- Chọn mận. Các mẹn nên chọn những quả mận có vỏ ngoài căng bóng, không bị dập, nát. Đặc biệt, mẹ bầu nên ưu tiên những trái còn nguyên cuống, lá.
Tìm hiểu thêm về vấn đề mẹ bầu ăn kiwi: Ăn kiwi có tốt cho bà bầu không?
“Ăn mận có tốt cho bà bầu không?” Có lẽ qua bài viết này các mẹ đã tìm được cho mình câu trả lời rồi. Mận mang lại rất nhiều lợi ích cho mẹ bầu, đặc biệt là tác dụng chống táo bón. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng cần lưu ý một số điểm khi ăn mận để tránh những tác dụng phụ nhé! Mọi thông tin chi tiết các bạn có thể liên hệ với chúng tôi hoặc để lại bình luận để các chuyên gia tư vấn giải đáp cụ thể hơn.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!