Lưu ngay chuyên địa làm nghề gì [Đầy Đủ Nhất 2023]

Ngày nay, cử nhân ngành Địa lý học có rất nhiều cơ hội nghề nghiệp như Giảng dạy, nghiên cứu địa lý và những vấn đề về địa lý kinh tế. Vậy ngành địa lý học ra làm gì? Những cơ hội công việc nào dành cho các sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành học này? Cùng Glints đi vào tìm hiểu những câu hỏi này qua nội dung dưới đây.

Ngành Địa lý học là gì?

Mã ngành: 7310501

Địa lý học (Geography) là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái đất. Địa lý học gồm hai nhóm ngành khoa học chính là Địa lý tự nhiên và Địa lý kinh tế – xã hội.

Sinh viên ngành Địa lý học có thể chọn chương trình giáo dục chuyên ngành Địa lý Môi trường, Địa lý Kinh tế – Phát triển vùng, Địa lý Dân số – Xã hội hoặc Bản đồ, Viễn thám và GIS.

Ngoài những môn học đại cương thuộc khối ngành khoa học xã hội và nhân văn, sinh viên được trang bị kiến thức cơ bản về những ứng dụng của địa lý trong đời sống qua nhiều môn học chuyên ngành: Kinh tế vĩ mô, Quy hoạch và quản lý đô thị, Môi trường học cơ bản, Tài nguyên và sinh thái rừng, Thu thập và xử lý dữ liệu địa lý, Cơ sở dữ liệu GIS, v.v.

Theo định hướng đào tạo của đơn vị, cử nhân ngành Địa lý học được đào tạo kiến thức và lập luận ngành địa lý liên quan đến các lĩnh vực môi trường, kinh tế phát triển vùng, dân số xã hội và bản đồ GIS – Viễn thám.

Ngoài ra, bạn sẽ được trang bị các kỹ năng phân tích, đánh giá và quản lý tổng hợp có tính liên ngành và đa lĩnh vực dựa trên triết lý giáo dục toàn diện, khai phóng và đa văn hóa lồng ghép giá trị cốt lõi sáng tạo – dẫn dắt – trách nhiệm.

Khối thi và điểm chuẩn ngành Địa lý học

Điểm chuẩn của ngành Địa lý học thường dao động trong khoảng 17 – 25 điểm, ngoài ra còn phụ thuộc nhiều vào số lượng thí sinh ứng tuyển cũng như quy mô của trường đại học mà bạn mong muốn theo học.

Từ năm 2020 một số tổ hợp môn đã được thêm vào để các thí sinh có thêm nhiều sự lựa chọn, nếu bạn mong muốn theo học ngành này, dưới đây là các tổ hợp môn bạn có thể cân nhắc lựa chọn:

  • Khối A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh)
  • Khối D01 (Văn, Toán, tiếng Anh)
  • Khối A07 (Toán, Lịch sử, Địa lí)
  • Khối D15 (Văn, Địa lí, Tiếng Anh)
  • Khối C00 (Văn, Lịch sử, Địa lí)
  • Khối C20 (Văn, Địa lí, Giáo dục công dân)
  • Khối D10 (Toán, Địa lí, Tiếng Anh)
  • Khối D78 (Văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh)

Đọc thêm: Top 15 Những Ngành Nghề Có Triển Vọng Trong Tương Lai

Các trường đào tạo ngành Địa lý học

Hiện nay tại Việt Nam có rất nhiều cơ sở đào tạo và giảng dạy ngành Địa lí học, đặc biệt là tại các trường Cao đẳng, Đại học sư phạm trên cả nước đều đào tạo ngành học này. Một số trường dạy ngành Địa lý học đó là:

  • Đại học sư phạm – Đại học Đà Nẵng
  • Đại học Thủ Dầu Một
  • Đại học Khoa học và Nhân văn – Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
  • Đại học Quảng Bình
  • Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
  • Khoa Địa lý trường Đại học Sư phạm Hà Nội
  • Đại học Vinh
  • Đại học sư phạm Hà Nội 2
  • Đại học sư phạm Thủ Đô
  • Đại học Quy Nhơn
  • Đại học sư phạm Thái Nguyên

Đọc thêm: Học Công Nghệ Thông Tin Ra Làm Gì? Cơ Hội Nghề Nghiệp Ngành CNTT

Ngành Địa lý học ra làm gì?

Địa lý học cũng là một ngành học khá rộng chính vì vậy mà cơ hội việc làm cho các bạn sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành học này cũng vô cùng đa dạng, trong đó phải kể đến những việc sau:

  • Cử nhân ngành Địa lý học có năng lực làm nghiên cứu khoa học: có thể tham gia giảng dạy ở bậc đại học, cao đẳng và trung học phổ thông, đảm nhận các công việc trong lĩnh vực tổ chức và quy hoạch lãnh thổ, xây dựng và quản lý các dự án phát triển nông nghiệp, quản lý tài nguyên, nông thôn và đô thị.
  • Chuyên ngành Địa lý môi trường: người học có đủ khả năng làm việc, nghiên cứu và giảng dạy trong các lĩnh vực như đánh giá chất lượng môi trường, bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên môi trường, quản lý môi trường.
  • Chuyên ngành Địa lý kinh tế: sau khi tốt nghiệp có đủ khả năng làm việc hoặc nghiên cứu và giảng dạy các lĩnh vực như Phân vùng kinh tế và quy hoạch vùng, Quy hoạch phát triển đô thị và nông thôn, Tổ chức sản xuất kinh tế theo không gian lãnh thổ.
  • Chuyên ngành Địa lý dân số – xã hội: có thể làm việc, nghiên cứu và giảng dạy trong các lĩnh vực chẳng hạn như Dân số và các vấn đề phát triển, Quản trị nguồn nhân lực, Dân số – sức khỏe và kế hoạch hóa gia đình.
  • Chuyên ngành Địa lý du lịch: có khả năng làm việc, nghiên cứu và giảng dạy ở các lĩnh vực Quy hoạch và tổ chức các lãnh thổ di lịch, Quản trị du lịch, Hướng dẫn viên du lịch.

Bạn hợp ngành Địa lý học nếu có các tố chất nào?

Để trở thành một nhà Địa lý học nghiên cứu về con người và môi trường thành công, bạn cần phải trang bị cho bản thân một số kỹ năng nhất định như là việc có thể hiểu được môi trường Vật lý trái đất đồng thời hiểu các quy trình và mô hình của con người.

Cụ thể hơn, việc tìm hiểu ở trên bao gồm các kỹ năng cần thiết mà các nhà địa lý học cần phải có. Một số kỹ năng mà mỗi nhà địa lý học cần để thành công trong lĩnh vực này phải kể đến đó là:

  • Kỹ năng phân tích
  • Kỹ năng sử dụng máy tính (công nghệ)
  • Có tư duy phê phán
  • Khả năng thuyết trình trước đám đông
  • Khả năng trình bày các vấn đề từ cơ bản đến chuyên sâu

Đọc thêm: Học Ngành Khoa Học Môi Trường Có Dễ Xin Việc?

Lời kết

Địa lý học không phải là một ngành học quá xa lạ trong cuộc sống của chúng ta, tuy nhiên để theo đuổi ngành học này cũng yêu cầu người học những kiến thức cơ bản, khả năng tư duy, biết cách vận dụng. Mong rằng những chia sẻ trên của Glints sẽ giúp độc giả hiểu hơn về ngành này và trả lời được câu hỏi ngành địa lý học ra làm gì, cung cấp thêm một số trường đào tạo uy tín.

Tác Giả