Gợi ý Top chó con bao nhiêu ngày thì tắm [Hot Nhất 2023]

Việc lựa chọn thời điểm thích hợp để tắm cho chó con là một điều rất quan trọng mà người nuôi cần phải lưu ý trong quá trình chăm sóc. Nếu tắm cho chó con quá sớm, khi mà hệ miễn dịch còn yếu, chúng có thể bị cảm lạnh. Lúc này, việc làm sạch cơ thể chó con sẽ do chó mẹ đảm nhận bởi đây vốn là bản năng tự nhiên của nó. Vậy chó con bao nhiêu ngày thì tắm được? Cần lưu ý những gì để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của chó cưng. Cùng tìm hiểu thông tin qua bài viết dưới đây để có câu trả lời tốt nhất nhé!

Chó con bao nhiêu ngày thì tắm được?

– Thời điểm tốt nhất để tắm chó là khi chúng được 10 – 12 tuần tuổi. Không tắm cho chúng quá sớm, đặc biệt là những chú cún con dưới 6 tuần tuổi.

Tắm cho chó con mới sinh còn tùy vào tình trạng sức khỏe

Tắm cho chó con mới sinh còn tùy vào tình trạng sức khỏe

– Tùy vào tình trạng sức khỏe của chó con

  • Nếu khỏe mạnh thì bạn có thể tắm cho chúng khi được 1 tháng tuổi
  • Nếu chó yếu hơn thì chỉ nên dùng khăn lau sạch nhằm tránh mùi hôi hay một số bệnh như bọ chét, ve chó,…

Các bước tắm cho chó con nhanh, sạch và hết hôi

1. Chuẩn bị tắm cho chó con

– Trước khi tắm cho chó con lần đầu tiên, bạn nên đặt chúng vào bồn tắm hoặc chậu rửa khô, đùa nghịch cùng để chúng quen dần với phòng tắm.

– Chuẩn bị sẵn sữa tắm cho chó, ca múc nước, khăn tắm, máy sấy, lược chải lông, bông tai.

Sữa tắm chuyên dụng cho chó

Sữa tắm chuyên dụng cho chó

2. Các bước tắm cho chó con hiệu quả

– Dùng tay kiểm tra nhiệt độ nước. Mức nhiệt độ thích hợp là hơi ấm để chó con không bị lạnh.

– Mực nước chỉ nên ngang chừng một nửa chiều cao của chó con nhằm tránh nguy cơ bị đuối nước.

– Dùng bàn chải chuyên dụng nhẹ nhàng gỡ búi lông bù xù, không kéo mạnh khiến chó con đau đớn và hoảng sợ. Bạn cần phải kiên nhẫn và khen ngợi thật nhiều. Nên cho chúng đi vệ sinh trước.

Chải lông cẩn thận

Chải lông cẩn thận

– Lấy lượng vừa đủ sữa tắm cho chó đã chuẩn bị trước đó vào tay, thêm chút nước để tạo bọt rồi xoa lên người chúng. Bạn không nên làm ướt ngay toàn bộ phần đầu mà nên để chúng tập làm quen dần sau này. Nếu phải làm ẩm phần đầu, bạn không nên xả nước trực tiếp vì có thể khiến cho chó con sợ hãi hoặc gây viêm tai. Thay vào đó, bạn nên sử dụng một trong các cách sau đây:

  • Dùng ca múc nước ấm, đổ nhẹ nhàng lên đầu chó con từ phía sau, tránh phần mặt trước. Nâng mũi của chúng lên trên để nước chảy xuống toàn bộ cơ thể mà không dính vào mũi và mắt.
  • Nhét bông vào hai bên tai chú cún, tránh nước trôi vào bên trong tai. Sau khi tắm xong cần gỡ bỏ bông gòn ngay.
  • Nhẹ nhàng điều chỉnh đầu chó con sao cho mũi chúc xuống dưới sàn, bịt mắt, gập dái tai chó con lại rồi dội nước từ phía sau đầu để tránh nước vò tai và mắt. Dùng một miếng vải thấm nước, lau sạch vành tai.
  • Nếu chó con không chịu đựng được những cách trên, bạn chỉ nên dùng khăn ẩm không có xà phòng lau mặt, lau tai cho chúng.

– Dùng tay gãi nhẹ để loại bỏ hết bụi bẩn trên da và lông.

Nhẹ nhàng gãi sạch bụi bẩn

Nhẹ nhàng gãi sạch bụi bẩn

Lưu ý: Không nên tắm quá lâu và dùng quá nhiều sữa tắm. Nếu loại sữa tắm mà bạn dùng là loại dược liệu điều trị bệnh cho chó thì sau khi bôi đều sữa tắm nên để yên 10 phút cho ngấm vào da.

– Xả sạch với nước cho tới khi hết bọt.

Xả sạch với nước

Xả sạch với nước

– Bế cho con ra khỏi bồn tắm, dùng khăn tắm quấn kín cơ thể trừ phần đầu. Đặt chúng xuống để chúng lắc mình cho bắn bớt nước trên lông ra rồi mới tiếp tục dùng khăn tắm lau khô nhẹ nhàng, đặc biệt lưu ý phần tai phải sạch sẽ tránh bệnh viêm tai. Khăn tắm có tác dụng hút nước và hạn chế tình trạng lông bị rối xù.

Dùng khăn tắm quấn quanh người chó con

Dùng khăn tắm quấn quanh người chó con

– Cẩn trọng khi dùng máy sấy

  • Nếu những chú chó có bộ lông dày, không thể khô tự nhiên nhanh được, bạn nên dùng máy sấy với chế độ quạt mát không thổi hơi nóng để tránh chó con bị ngấm nước lâu dẫn tới cảm lạnh. Không đặt chế độ nhiệt ở mức cao vì có thể làm bỏng da của chó con.
  • Tiếng ồn phát ra từ máy sấy thường khiến chó con sợ hãi nên bạn cần cho chúng nên cho chúng làm quen với máy sấy trước khi tắm, giống như khi tập thích nghi với bồn tắm và nước.
Dùng máy sấy làm khô lông chó

Dùng máy sấy làm khô lông chó

– Trong quá trình tắm, luôn trò chuyện bằng giọng điệu nhẹ nhàng, khen ngợi, âu yếm và thưởng đồ ăn để chó con vui vẻ.

– Sau khi tắm xong nên để cho ở trong phòng ấm áp, tuyệt đối không cho chúng ra ngoài trời lạnh.

– Nếu thấy có gàu trên lông chó lúc bạn chải hoặc lau khô, bạn cũng đừng quá lo lắng. Đây là hiện tượng bình thường, xảy ra khi chó bị căng thẳng, stress.

Những lưu ý quan trọng khi tắm cho chó con

– Chó mới mua về có nên tắm? Chó con mới mua về, vừa tiêm vắc xin xong, đang ốm hoặc có dấu hiệu như chuẩn bị ốm, đang bú hoặc mới tách xa mẹ tuyệt đối không được tắm. Nếu chúng hôi có thể dùng phấn tắm khô để tắm, tránh trường hợp chó con bị viêm phổi và một số bệnh truyền nhiễm khác.

Không tắm khi chó con đang bị ốm

Không tắm khi chó con đang bị ốm

– Có nên tắm chó vào ban đêm? Không mang chó con đi tắm vào buổi tối hoặc khi nhiệt độ ngoài trời thấp, dưới 18 độ C. Thời điểm thích hợp để tắm cho chó con là khi có nắng ấm.

– Bạn chỉ nên đưa chó con đi tắm khi chúng thật sự bẩn hoặc có mùi hôi. Nếu bạn cho thường xuyên, lớp chất dầu bảo vệ trên lông chó sẽ bị trôi đi hết, khiến lông bị khô xơ, da khô, yếu, nhạy cảm với môi trường.

– Nhiệt độ nước tắm không nên quá nóng cũng như quá mát, sử dụng xà phòng chuyên dụng của chó chứ không dùng sữa tắm của người vì tính axit trong đó cao hơn so với khả năng chịu đựng của chó con.

– Sau khi tắm xong dùng khăn khô quấn lại, lau khô lông rồi cho chó sưởi ấm hoặc sấy cho chó.

– Nên dùng bông khô hoặc vải mềm làm sạch tai sau khi tắm tránh bệnh thối tai như viêm tai giữa vì bệnh này rất khó chữa trị.

Dùng vải mềm làm sạch tai

Dùng vải mềm làm sạch tai

– Đặc biệt lưu ý lần tắm đầu tiên phải cẩn thận, nhẹ nhàng hết mức, tránh làm chó con hoảng sợ. Điều này có thể khiến việc tắm sau này gặp trở ngại.

– Không nên tắm cho chó con khi chúng vừa ăn no xong vì điều này sẽ làm nở rộng mạch máu dưới da dẫn đến hiện tượng hạ đường huyết, ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa, thậm chí khiến chó ngất xỉu.

– Nếu sau khi tắm xong mà chó của bạn bị sốt, run rẩy,…cần đưa ngay đến bác sỹ thú y để kiểm tra.

Đưa chó con đi khám khi có biểu hiện bất thường

Đưa chó con đi khám khi có biểu hiện bất thường

– Với các giống chó như Poodles, Bichon, Maltese, Springers, bạn nên xin ý kiến của các những người có hiểu biết chuyên môn để có biện pháp chăm sóc lông phù hợp.

Hy vọng với những thông tin mà HappyVet đã cung cấp, bạn đọc đã có câu trả lời cho câu hỏi “chó con bao nhiều ngày thì tắm được”. Hãy theo dõi chúng tôi thường xuyên để cập nhật những thông tin hữu ích hơn nhé.

XEM THÊM :

  • Cách chăm sóc chó con mới sinh, sinh non, bị mất mẹ hiệu quả
  • Cho chó mẹ ăn gì để có nhiều sữa, khỏe mạnh sau sinh?

Tìm kiếm liên quan:

– tắm chó bao nhiêu tiền

– chó mới phối có được tắm không

– tắm cho chó bằng nước rửa bát