Mùa thay lông, cách nuôi chim chích chòe lửa thay lông – Dogily Petshop – Mua Bán Chó Mèo Cảnh Tphcm, Hà Nội & Đà Lạt

Sau mùa sinh sản là mùa thay lông của chim rừng. Với chim sống hoang dã ngoài trời thì mùa thay lông đến từ khoảng tháng báy âm lịch trỏ đi, và kéo dài đến vài ba tháng. Chim nuôi lồng thì mùa thay lông hằng năm có thể sớm hơn vài tháng, nhưng cũng tùy theo sức khỏe của mỗi con chim. Chim nào suy yếu thì thay trước, chim nào mạnh khỏe thì thay lông chậm hơn.

Với chim rừng thì sau mùa sinh sản, chim trống mái đều suy yếu, kiệt lực do phải ấp trứng và nuôi con. Có những chim mái, sau lứa con đầu đã bắt đầu thay lông sớm. Tất nhiên, những lứa sau trứng có thể không cồ hoặc ấp và nuôi con không có kết quả tốt. Chim trống đang thay lòng dù đạp mái trứng cũng không đủ tinh cồ. Mái đang đẻ mà bắt đầu thay lông có thể ngưng đẻ, hoặc đỏ xong ngưng ấp…

Việc thay lông của chim cảnh đúng mùa như vậy được coi là việc bình thường. Đây là dịp lớp lông cũ trên mình chim bị rụng dần đi, và thay vào đó là lớp lông mới tươi tắn hơn.

Nếu chịu khó quan sát kỹ, quí vị sẽ thấy trước mùa thay lông thì bộ lông cũ của chim trở nên khô khốc dần đi, và xuống màu trông rất xâu xí. Bộ lông trở nên tối tăm, cũ kỹ: màu trắng không còn là trắng tinh nữa, mà trở nên màu trắng ngà. Màu nâu trở nên vàng nâu. Màu đen trở nên u tối…

Thế rồi, những lông cũ đó cứ rụng dần đi, bắt đầu là lông đầu, kế đó là lông mình, rồi rớt dần những chiếc lông cánh, lông đuôi… Nơi nào có lông cũ rụng trước thì nơi đó sẽ bắn ra lông mới trước. Dần dần lớp lông mới choán chỗ lớp lông cũ và sau cùng con chim có bộ lông mới tươi tắn đẹp đẽ thật sự.

Những con chim nào thay lông cũ càng mau thì lớp lông mới phủ trên mình nó càng mau. Đó là đúng với ý muốn của hầu hết những người nuôi chim. Vì như quí vị đã biết khi có chim thay lông thì nó chẳng khác gì con cua lột vỏ, coo rắn lột da. Nghĩa là sức khỏe của chim trong thời kỳ này suy yếu rõ rệt. Trống không hót, mà tính hùng hăng háu đá cùng không còn. Chím mái cũng ủ rũ, không bề hót hay kêu một tiếng.

Vào mùa thay lông, chim đã suy lại biếng ăn nên con nào cũng ốm nhom. Vì vậy, nếu người nuôi không biết chăm sóc là chim có thể chết vì kiệt lực.

Với chim trời thì mùa thay lông chúng vẫn bay đi kiếm ăn được. Mà chính vì do cái ăn đòi hỏi nên chúng phải hoạt độne, từ đó việc thay ỉông trở nên kéo dài thời gian ra, chậm hơn.

Trong khi đi, chim nuôi nhốt trong lồng, do vận động ít, lại được chủ nuôi bồi bổ thức ăn đầy đủ; chăm sóc chu đáo nên thời gian thay lông thường được rút ngắn lại.

Chim đang thay lông thì phải bồi bổ và chăm sóc chu đáo đặc biệt hơn:

– Trùm kín áo lồng suốt thời gian chim thay lông. Như vậy là hạn chế tối đa sự hoạt động của chim, để chim có thì giờ nghỉ và ngủ; nhờ đó, việc thay lông mới rút được thời gian nhanh chóng hơn.

– Treo lồng vào nơi thật yên tĩnh, cách ly càng xa càng tốt những chim còn căng lửa. Vì khi chim đã suy, nó rất sợ hãi những chim hót căng, từ đó đã suy càng suy yếu thêm.

– Ba bốn ngày mới cho tắm nước một lần, và mỗi lần không quá mươi phút.

– Suốt mùa thay lông, ngày nào cùng phải cho chim ăn cào cào. Thỉnh thoảng cho ăn thêm trứng kiến và sâu tươi. Tuyệt đối không cho chim ăn sâu khô.

– Vẫn là thức ăn bột, bột đậu phộng trộn trứng, nhưng nên tăng lượng trứng nhiều hơn một chút.

– Nước uống vẫn bình thường. Nhưng thỉnh thoảng nên nhỏ vào họng chim vài giọt mật ong nguyên chất, để bồi bổ thêm.

Sau khi chim thay lông hoàn tất, ta mới nuôi chim theo cách bình thường, từ thức ăn cho đến cách chăm sóc. Chẳng hạn, thức ăn tăng lượng sâu khô lên từ từ, cho tắm nước, tắm nắng thường xuyên hơn, lâu thời gian hơn… Trong mùa chim đang thay lông, ta nuôi chim theo cách nuôi chim bệnh. Hết mùa thay lông, ta dưỡng chim theo cách nuôi tăng lực.

Đó là chim thay lông đúng định kỳ hằng năm. Nhưng, Chích Chòe Lửa cũng bị thay lông bất thường như các loại chim khác. Việc thay lông bất thường có thể xảy ra bất kỳ lúc nào trong năm, thậm chí có thể thay nhiều lần, và lần này có thể kế tiếp lần kia… nếu chim gặp những tình huống sau đây:

– Do thiếu ăn: chủ lơ đễnh cho ăn lúc đói lúc no, ngày có ngày không. Hoặc cho ăn thiếu chất bổ dưỡng cần thiết để phát triển cơ thể.

– Do tắm nắng (phơi nắng) quá lâu, khiến chim phải há mỏ ra thở hằng giờ.

– Do kiệt sức vì thi hót, thi đá bị thua trận.

– Do thay đổi khí hậu đột ngột: ngày quá nóng, đêm trở lạnh bất thường.

– Do thay đổi môi trường sống.

– Do di chuyển với lộ trình quá xa khiến chim mất sức.

– Do thay đổi thức ăn đột ngột: bổ quá cũng không được mà thiếu chất dinh dưỡng cũng không tốt.

– Do không khí ô nhiễm: bụi bặm, khói độc, hơi độc…

Tất nhiên là còn nhiều lý do khác.

Chim thay lông bất định kỳ tuy không thay toàn bộ, tức là chỉ thay từng phần rụng vài lông cánh, lông đuôi, một ít lông mình… Nhưng chim cảnh cũng suy yếu một thời gian. Nếu việc thay lông bất định kỳ này lặp đi lặp lại nhiều lần trong năm thì sức lực của chim chẳng khác nào con bệnh trầm kha, cả năm chủ nuôi chỉ lo việc chữa trị thì còn gì khổ tâm cho bằng!

Nuôi con chim thay lông bất thường cũng khổ công chăm sóc chẳng khác gì chim thay lông đúng mùa. Vì vậy, cần tránh cho chim gặp những tình huống bất thường trên đây.

Xưa nay, nghệ nhân nuôi chim nào cũng ngại gặp cảnh chim thay lông bất bình thường cả. Mặc dầu trông bề ngoài thì lông chim không rụng nhiều, không rụng đến thảm hại như cách thay lông đúng mùa, nhưng có điều không ai ngờ là thay lông bất định kỳ như vậy con chim lại rất xuống sức, nhiều trường hợp dẫn đến tử vong do kiệt sức quá độ!

Xin quí vị đừng ngạc nhiên khi nghe chúng tôi trình bày như vậy. Chúng tôi xin đơn cử một thí dụ sau đây, quí vị sẽ thấy lập luận chúng tôi không mảy may có điểm sai. Ta vốn có câu tục ngữ: “Một con sa bằng ba con đẻ”. Con sa là con đẻ non (sảo thai), tức hư thai nên đẻ sớm. Nhiều người tưởng iầm rằng đẻ non như vậy thì người sản phụ sẽ không mất sức nhiều, không đau đớn bằng lối đẻ con đủ ngày đủ tháng. Ít ai ngờ có chuyện “một con sa bằng ba con đẻ” được! Thế nhưng, sự thật thì đúng như vậy.

Sanh non hay sanh đúng ngày cũng là một lần sanh, cũng ảnh hưởng đến tâm sinh lý của sản phụ, vì một lần sanh thì người mẹ bị mất sức rất nhiều. Nguy hiểm một điều là phần đông sản phụ khi sinh non thường nghĩ rằng đó là… việc không đáng quan tâm, chỉ cần nghỉ ngơi năm ba ngày thì lại sức. Từ đó mới lơ là việc kiêng cữ, không lo thuốc thang, không lo ăn uống tẩm bổ, cho nên sau này các bà mới bị bệnh hậu dài dài…

So sánh việc này với việc con chim thay lông đúng mùa và bất thường cũng không có gì khác nhau. Chim thay lông đúng mùa và bât thường cũng do suy mà thay lông. Những con chim này cần phải được hưởng chế độ ăn uống riêng, được chăm sóc đặc biệt hơn, thế nhưng phần đông chủ chim lại lơ là đến điều đó!

Khi chim thay lông đúng mùa thì người ta quan tâm đặc biệt đến nó nhiều hơn, nhất là khi thây lông lá trên mình nó bị trơ trụi. Còn gặp trường hợp con chim thay lông bất thường, chỉ rụng ỉơ thơ năm ba chiếc lông đuôi, lông mình thì chủ nuôi lại xem thường, cho là chuyện không đáng quan tâm, vì họ nghĩ rằng đó là… bệnh nhẹ nên chăm sóc sơ sài gọi là… lấy có mà thôi! Chính vì lẽ đó nên chim thay lông bất thường dễ bị suy kiệt sức nặng thêm, và dễ dẫn đến cái chết. Con nào sống được thì bộ lông cũng xác xơ, không mướt mát; tình trạng này kéo dài đến mùa thay lông sau! Và điều đó cho ta biết sức khỏe của nó vẫn còn ở trong tình trạng ương yếu dai dẳng..^

Tóm lại, hễ gặp trường hợp Chích Chòe Lửa (hay những chim hót khác nói chung) thay lông, dù là thay đúng mùa hay bất thường, chủ nuôi cũng phải dành một chế độ chăm sóc đặc biệt riêng cho nó, như thức ăn phải pha chế như thê nào, chăm sóc nó ra sao để giúp chim bệnh mau bình phục. Điều này chúng tôi sẽ nói rõ qua các mục sau.

Chính việc con chim thay lông bất thưởng mới là việc đáng quan ngại nhiều nhất. Xin quí vị nhớ kỳ lại câu “Một con sa bằng ba con đẻ” để kịp thời lo liệu phương cách nuôi nấng đúng mức hầu sớm phục hồi sức khỏe cho con chim hót quí hóa của mình.

Chim hót, ngoài việc thay lông ra, còn vướng nhiều căn bệnh khác, mà bệnh nào cũng dễ dẫn chim đến chỗ tử vong nếu gặp trường hợp chủ nuôi không quan tâm đến việc chữa trị.