Cách xử trí bệnh nhân thủng dạ dày tá tràng

1. Khái quát về bệnh thủng dạ dày

Thủng dạ dày được hiểu là khi dạ dày xuất hiện một hoặc một vài lỗ thủng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể do các yếu tố cơ học như đạn bắn, dao đâm, tai nạn giao thông, v.v… ; yếu tố hóa học như uống nhầm các chất ăn mòn, sử dụng thuốc giảm đau, v.v… ; các bệnh dạ dày mạn tính.

Đặt lịch khám tại Cơ sở y tế uy tín trên IVIE – Bác sĩ ơi qua Hotline

1900 638 367

Thủng dạ dày là một trong những bệnh tiêu hóa nguy hiểm. Sau mổ cần thực hiện những lưu ý để tránh những biến chứng không đáng có.

Một trong các bệnh dạ dày mạn tính phổ biến là viêm loét dạ dày tá tràng. Khi các ổ loét dạ dày được hình thành lâu ngày, không được điều trị triệt để, bệnh ngày càng tiến triển nặng dần khiến cho ổ loét ngày càng sâu và rộng, đến một thời điểm ổ loét này sẽ bị thủng. Bởi vậy, thủng ổ loét dạ dày thường xảy ra sau một bữa ăn no, khi dạ dày bị “quá tải”.

Thủng ổ loét dạ dày thường xảy ra sau một bữa ăn no, khi dạ dày bị “quá tải”.

Thủng ổ loét dạ dày thường xảy ra sau một bữa ăn no, khi dạ dày bị “quá tải”.

Thủng dạ dày khiến cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân lo lắng do các triệu chứng vô cùng dữ dội và đột ngột.

Một số dấu hiệu thủng dạ dày

  • Đau vùng thượng vị, đau dữ dội như dao đâm.
  • Đôi khi cơn đau có thể lan ra khắp ổ bụng, lan lên ngực, ra sau lưng.
  • Nôn hoặc buồn nôn.
  • Bụng cứng như gỗ, co cứng thành bụng, người bệnh hạn chế thở bụng để đỡ đau.
  • Người bệnh có dáng đi gập người về phía trước.
  • Choáng váng, da tái nhợt.
  • Mạch nhanh.
  • Cảm thấy rất mệt mỏi, không có sức lực.

2. Thủng dạ dày nguy hiểm không? Biến chứng thủng dạ dày

Triệu chứng thủng dạ dày xuất hiện khiến bạn nghi ngờ về bệnh thì bạn cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và điều trị.

Thủng dạ dày thuộc cấp cứu ngoại khoa, điều trị bằng các phương pháp phẫu thuật. Xử trí muộn có thể dẫn tới viêm phúc mạc, hoại tử, liệt ruột, sốc nhiễm trùng và tử vong.

a. Viêm phúc mạc

Phúc mạc là một lớp màng bao phủ bên trong cơ thể và bảo vệ các tạng trong ổ bụng. Khi có thủng dạ dày, dịch vị và các vi khuẩn trong lòng dạ dày sẽ lan tràn ra ổ bụng gây nhiễm trùng, nhiễm độc cơ thể, rối loạn điện giải, suy thận, tăng ure huyết, có thể hôn mê. Bệnh nhân có thể viêm phúc mạc toàn thể hoặc viêm phúc mạc khu trú.

Triệu chứng khi có viêm phúc mạc: Bên cạnh các triệu chứng đau bụng, co cứng, mạch nhanh, huyết áp tụt, v… như đã nêu ở phần trên, bệnh nhân còn có sốt cao liên tục hoặc sốt âm ỉ.

Triệu chứng khi có viêm phúc mạc: bệnh nhân còn có sốt cao liên tục hoặc sốt âm ỉ.

Triệu chứng khi có viêm phúc mạc: bệnh nhân đau bụng.

Viêm phúc mạc cũng có thể xảy ra khi người bệnh đang thực hiện thủ thuật dẫn lưu dịch màng bụng. Dấu hiệu nhận biết là: Dịch lọc ra máu đục, có vệt trắng, lợn cợn, có mùi bất thường trong dịch hoặc xung quanh vị trí đặt ống thông.

b. Các biến chứng khác

Các biến chứng muộn hơn bao gồm hoại tử, liệt ruột, sốc nhiễm khuẩn. Các biến chứng này vô cùng nguy hiểm và khiến cho bệnh nhân tử vong nhanh chóng.

3. Cách xử trí khi bị thủng dạ dày

Nếu không may bị thủng dạ dày, bệnh nhân và người nhà hãy lưu ý thực hiện các bước sau đây:

a. Xử trí tại nhà

Nên để người bệnh nhịn ăn, nhịn uống và đưa ngay đến cơ sở y tế có cơ sở vật chất và điều kiện phẫu thuật đảm bảo uy tín.

b. Xử trí tại bệnh viện

  • Người bệnh cần được truyền dịch, đặt xông dạ dày hút liên tục, chống sốc, chống nhiễm khuẩn. Gia đình không nên chần chừ vì bệnh diễn biến rất nhanh và có các biến chứng nguy hiểm.
  • Người bệnh sẽ được đưa đi làm một số cận lâm sàng cần thiết như X-quang, xét nghiệm máu, siêu âm, v.v…
  • Dựa vào các dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng, thể trạng và tiền sử bệnh lý đi kèm của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phẫu thuật phù hợp nhất. Có thể khâu lỗ thủng đơn thuần, khâu lỗ thủng và cắt dây X, cắt đoạn dạ dày, mổ mở hoặc mổ nội soi, v.v…

Triệu chứng của bệnh: nôn hoặc buồn nôn.

Triệu chứng của bệnh: nôn hoặc buồn nôn.

c. Sau phẫu thuật

  • Sau quá trình phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được theo dõi kỹ lưỡng tại phòng hậu phẫu và phòng bệnh. Người bệnh cần dùng thêm kháng sinh và một số thuốc nội khoa khác.
  • Nếu có các dấu hiệu khó thở, mạch nhanh, huyết áp tụt, cần báo ngay với bác sĩ.
  • Nên cho người bệnh nằm theo tư thế được bác sĩ hướng dẫn để dẫn lưu dịch dễ dàng hơn.
  • Đảm bảo thay băng vô khuẩn mỗi ngày.
  • Thường cắt chỉ vào ngày thứ 7, một số bệnh nhân sẽ lâu hơn hoặc sớm hơn.

Thủng dạ dày nguy hiểm không? Câu trả lời chắc chắn là có. Nhưng thủng dạ dày có thể được điều trị khỏi hoàn toàn sau phẫu thuật. Hy vọng với những thông tin trong bài viết của IVIE – Bác sĩ ơi ở trên, độc giả đã có thể chủ động phát hiện bệnh và chữa trị kịp thời!

1900 638 367