Cách tạo hình trong vẽ cổ trang

Cách tạo hình bối cảnh trong nghệ thuật vẽ màu nước cổ trang

1. Tỷ lệ nhân vật:

tao hinh 1

“Kết cấu cơ thể người” chỉ cấu tạo các bộ phận cơ thể người khi trạng thái phân tách và kết hợp. Tỷ lệ cơ thể là sự so sánh giữa các số đo cơ thể người hoặc các bộ phận khác nhau của cơ thể con người, là điểm khởi đầu để hiểu được hình của cơ thể người trong không gian ba chiều.

Cơ thể người khá phức tạp nếu không xử lý tốt phần kết cấu, nhân vật của bạn trông sẽ gượng gạo, thiếu tự nhiên.

Nếu mới bắt đầu luyện vẽ, tôi khuyên bạn thử tách rời các bộ phận để hiểu rõ và nắm chắc kết cấu bên trong, bên ngoài cơ thể người cũng như cách thể hiện từng bộ phận đó, sau đó mới luyện tập vẽ kết cấu cục bộ cho từng bộ phận. Khi kết hợp nhiều bức vẽ kết cấu cục bộ, bạn sẽ có được mô hình thu nhỏ của nhân vật. Sau đó, ta cần tăng cường quan sát, phác họa, ký họa. Luyện tập đủ có thể giúp bạn hiểu rõ kết cấu cơ thể người khi vận động và cách thể hiện nét vẽ trong thủ pháp hội họa của mình, điều này vô cùng quan trọng và chính là mấu chốt giúp bạn phát triển kỹ năng của bản thân.

Cơ thể mỗi người khác nhau, việc quan sát nhiều người ở các độ tuổi, giới tính, bối cảnh và trạng thái khác nhau trong cuộc sống hàng ngày có thể giúp ta thu thập được khá nhiều thông tin. Bình thường, trong túi tôi luôn mang theo một cuốn sổ. Tôi thường ghi chép lại những ví dụ thú vị, sinh động, ở các dạng chữ viết hoặc ký họa. Khi trở thành thói quen quan sát, những hình dung của bạn về từng chi tiết sẽ tự nhiên và rõ rệt hơn rất nhiều. Bạn không chỉ vẽ được các chi tiết một cách chính xác về tỷ lệ mà còn như thổi hồn vào đó, cũng như thể hiện được tình cảm của người họa sỹ.

Ánh mắt dưới hàng mi khẽ rủ, khóe miệng khẽ cong, vài lọn tóc bay phất phơ trước gió; phía xa, một bóng người nhỏ nhắn đang khom mình, một chàng trai vạm vỡ đang rảo bước, một cô gái yêu kiều với đôi mặt mộng mơ…

2. Động tác tư thế của nhân vật:

tao hinh 3

Nhìn dáng vẻ, thần thái, ta có thể hình dung phần nào về tính cách, cảm xúc hay câu chuyện về cuộc đời của một nhân vật. Các chi tiết dù nhỏ trong bức tranh cũng đóng vai trò quan trọng để tạo không khí và giúp bức tranh thêm phần chân thực, sinh động, khơi gợi trí tưởng tượng vô hạn, tạo ra những liên tưởng, lôi cuốn đến người xem mê đắm…

3. Kỹ năng tạo hình khuôn mặt nhân vật:

tao hinh 4

a. Mắt: Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, mỗi dáng mắt khác nhau, từ to tròn ngây thơ đến sắc sảo lạnh lùng đều là chi tiết giúp thể hiện tính cách nhân vật. Dáng hình của đôi mắt cần sự hòa hợp với cặp lông mày (rộng hay thưa, mày lá liễu, mày lưỡi mác, mày chữ bát v.v…). Chỉ cần điều chỉnh một chút về kích thước, đôi mắt có thể thay đổi rất nhiều về cảm giác, nó mang lại cho người đối diện khi vẽ mắt cần chú ý đến sự phản chiếu của ánh sáng trong đôi mắt, tạo ra những vùng sáng – tối khác nhau.

tao hinh 5

b. Mũi: Dáng mũi của nữ giới và nam giới rất khác nhau nên cách thể hiện cũng có những khác biệt. Dáng mũi nam giới thường thẳng, hơi rộng, còn nữ giới thường có dáng mũi nhỏ, hơi hếch nhẹ.

tao hinh 6

tao hinh 7

c. Môi: Ngoài đôi mắt, đôi môi cũng là bộ phận trọng tâm cần thể hiện trên khuôn mặt, là điểm nhấn giúp nhân vật trở nên nổi bật. Cũng như đôi mắt, một thay đổi có của môi có thể đem đến những hiệu quả thẩm mỹ khác nhau. Hình dáng môi, màu sắc môi, cảm giác dày mỏng của đôi môi thường tạo cho những người xem những cảm xúc thú vị.

tao hinh 8

d. Màu da: Cách phối màu da vốn rất linh họat, bảy màu sắc này chịu ảnh hưởng của ánh sáng tự nhiên hay đặc trưng cơ thể của từng kiểu nhân vật… Vậy nên, bạn hãy tránh sử dụng tỷ lệ phối màu rập khuôn. Đôi khi, các màu có dư trên khay trộn màu (màu cũ) cũng có thể trở thành màu da hay màu bóng khá thú vị.

tao hinh 9

Ví dụ trong hình trên là màu da cơ bản nhất. Trước tiên, người ta đổ một lượng nước nhất định vào các màu hồng [gam màu lạnh như hoa hồng [rose red], hồng cánh sen (magenta)… ], màu vàng [các gam màu vàng đều được] và màu đỏ [các gam màu đỏ ấm đều được] sau đó trộn đều, tô một lớp màu lót mỏng và trong suốt. Tiếp đó, phần má, môi và chóp mũi là những vùng cần thêm sắc đỏ, chỉ cần thêm chút màu đỏ [gam màu lạnh hay ấm đều được] và màu da là được. Cuối cùng, khi xử lý phần bóng hoặc vùng ngược sáng trên da, hay thêm một lượng vừa đủ các gam màu lạnh như màu tím hay màu xanh da trời… hãy chú ý rằng việc thể hiện gam màu ấm – lạnh có thể mang lại những hiệu quả trái ngược. Vì rất cần ứng dụng linh họat tùy theo yêu cầu của từng bức tranh.

4. Tạo hình và tô màu mái tóc:

Sự bồng bềnh, đa chiều, nhiều tầng lớp của mái tóc đòi hỏi kỹ thuật tô màu khéo léo và sự kiên nhẫn luyện tập, cùng khả năng quan sát tỉ mỉ của bạn. Không có một công thức cố định cho việc tô màu tóc mà chỉ có một từ khóa làm kim chỉ nam: sự linh họat.

Có rất nhiều cách vẽ mái tóc, ở đây sẽ đề câp tới cách thức thường gặp nhất. Nhưng không phải khi vẽ kiểu tóc này thì bạn nhất nhất phải tuân thủ từng bước. Mỗi bức tranh đều là độc nhất, đặc biệt với sự biến ảo của màu nước, hãy cho mình cơ hội để sáng tạo ra những “công thức” mới. Trong hội họa, mỗi giai đoạn đều có cái đẹp của nó, nhưng cuối cùng vẽ tới bước nào thì “dừng bút”, hoặc như thế nào mới coi là “vẽ xong” một tác phẩm “hoàn thiện”, thì hoàn toàn phụ thuộc vào ý tưởng của “bạn” đối với bức tranh đó. Đồng thời, mỗi phương pháp đều có đặc điểm riêng của nó. Phải sử dụng chúng như thế nào?

a. Bản phác thảo:

tao hinh 10

Trong giai đoạn phác thảo sơ bộ, ta cần dùng bút chì vẽ dáng hình mái tóc và hướng của từng lọn, từng sợi tóc.

b. Màu lót (màu nền):

tao hinh 11

Bởi vì ý tưởng ban đầu là vẽ một mái tóc màu đen xám, vậy nên khi bắt đầu, tôi sử dụng màu đen trộn với một ít màu nâu (hoặc trộn thêm các màu sắc khác mà bạn muốn thể hiện trong màu nền mái tóc), sau đó trộn với một lượng lớn nước để vẽ màu nền cho phần mái tóc.

c. Sáng tối, tầng lớp:

tao hinh12

Tiếp tục sử dụng “màu nền” đã pha từ trước để tô viền từng sợi tóc, nhấn mạnh độ “sáng – tối và hướng của từng lọn tóc, sợi tóc. Ở đây, cần chú ý thêm màu vào những chỗ phù hợp, tạo độ đậm – nhạt vừa đủ và linh họat điều chỉnh.

d. Độ sáng, độ bóng:

tao hinh13b

Sử dụng màu trắng để tạo độ sáng và bóng cho bức tranh. Cần đợi những chỗ đã tô màu khô hết rồi mới vẽ đến bước này. (Lúc chưa khô khả năng phủ của màu trắng khá yếu và có thể bị loang màu.

Lúc tô viền sáng, tạo độ bóng, nét bút phải linh họat và thoải mái. Cần chú ý, công đoạn này thường chỉ chọn lọc những vùng tóc cục bộ chứ không tô sáng trên diện rộng (trừ khi bức tranh có yêu cầu đặc biệt).

5. Tạo hình và tô màu đôi bàn tay:

Đôi bàn tay người có nhiều cử động khéo léo với các đốt ngón tay linh họat. Dĩ nhiên, việc tạo hình ngón tay như thế nào tuỳ thuộc vào hành động, trạng thái của nhân vật tại thời điểm đó. Trong tạo hình cổ trang, đôi bàn tay thiếu nữ thường toát lên vẻ trắng trẻo, mềm mại, thanh mảnh với những ngón tay thuôn dài, yểu diệu Cần dành nhiều thời gian để quan sát cử động của đôi bàn tay người trong thực tế để có được những tạo hình sống động nhất.

tao hinh 14

tao hinh 15b

6. Hoa văn trang trí, trang sức và trang phục:

Trong các trang sức bằng kim loại, những thứ làm bằng bạc qua năm tháng chúng sẽ càng trở nên sáng bóng và đẹp hơn. Khi vẽ tranh, trang phục, trang sức, hoa văn… người nghệ sỹ không có thời gian rộng để sáng tạo, đổi mới. Nhưng nếu những hoa văn trang trí, trang sức và trang phục gắn với một thời kỳ lịch sử nào đó, hoặc là minh họa cho một tác phẩm nào đó, thì họa sỹ phải hết sức cẩn trọng, dành nhiều thời gian để hiểu về bối cảnh lịch sử, đặc trưng văn hóa, đặt các chi tiết vào đúng môi trường lịch sử mà vật dụng ấy được sinh ra.

tao hinh 16

tao hinh 18

tao hinh 17b

tao hinh 19

tao hinh 20

>>> Cách vẽ màu nước trong cổ trang

>>> Các bài tập vẽ bằng màu nước

>>> Kỹ thuật đổ bóng bằng màu nước