DO ART – Thương hiệu hàng đầu trong ngành Giáo dục Mỹ thuật

Dù sử dụng chất liệu nào thì việc vẽ chân dung cũng phải có một quy trình để thực hiện. Dưới đây là quy trình cụ thể để vẽ một bức chân dung nam màu nước cơ bản:

Bước 1: Quan sát chân dung mẫu nam. Tiến hành vẽ chân dung và ngũ quan mẫu bằng nét phác thẳng đơn giản.

Với những nét phác như vậy giúp người vẽ dễ dàng chỉnh sửa, thay đổi diện tích cho cân đối tỉ lệ khuôn mặt. Đối với một vài chất liệu người vẽ có thể sử dụng trực tiếp chất liệu đó để phác nét. Tuy nhiên với chất liệu màu nước thì thao tác đó sẽ vô tình để lại những đường nét phác màu trông thô và khô cứng, làm mất thẩm mỹ về thị giác. Vì vậy chì vẫn là chất liệu nhẹ nhàng phù hợp nhất để phác nét trước khi lên chất liệu màu nước và rất dễ gôm tẩy.

hoc-ve-chan-dung-mau-nuoc-doart-1

Bước 2: Vẽ kĩ chi tiết, điều chỉnh đường nét tinh tế mềm mại hơn theo quan sát trên mẫu dựa trên nét phác thẳng trước đó.

Thao tác này giúp vẽ ra đặc điểm, nhận diện được mẫu. Đây cũng là thao tác cuối cùng với chất liệu chì.

Như vậy với chất liệu chì chỉ sử dụng 2 bước đơn giản cơ bản.

hoc-ve-chan-dung-mau-nuoc-doart-2

Trước khi bắt đầu sử dụng màu nước để vẽ chân dung, người vẽ cần thực hiện các bước như sau:

Bước 1: Quan sát thật kĩ và vẽ màu nhạt nhất cho vị trí sáng nhất dựa trên mẫu cho tổng thể chân dung.

Với lớp màu này ta sử dụng lượng nước thật loãng. Còn được gọi là lớp màu lót hay lớp lót. Vùng tiếp nhận ánh sáng sẽ sử dụng lớp màu lót ngả nóng, vùng không tiếp nhận ánh sáng sẽ sử dụng lớp màu lót ngả lạnh.

Ngoài ra ta còn có thể sử dụng độ trắng của giấy để chừa vị trí sáng nhất thay cho lớp màu nhạt nhất ( lớp lót ) đó.

Việc thực hiện một bức vẽ chân dung cũng là việc thực hiện các bước vẽ chồng màu, đồng nghĩa với việc ta rất dễ tăng dần các sắc độ đậm trong tranh mà rất khó lấy ra được hoàn toàn hoặc chỉ làm nhạt đi những lớp màu đậm đã có trước đó. Bằng cách dùng cọ ẩm và sạch xoa nhẹ bề mặt làm tan các hạt màu đọng, xong dùng khăn giấy thấm nhanh để lấy ra chỗ màu đậm đó.

Tóm lại lớp màu nước đầu tiên ta cần sử dụng lượng màu loãng và nhạt là hợp lí. Giúp dễ dàng kiểm soát sáng tối, đậm nhạt trong tranh.

hoc-ve-chan-dung-mau-nuoc-doart-3

Bước 2: Vẽ chồng các lớp màu trung gian theo quan sát dựa trên mẫu. Làm tăng dần sắc độ, đa dạng về màu.

Chú ý các lớp màu trung gian lúc này được tăng các sắc độ nóng hoặc lạnh theo từng vùng, vị trí cụ thể. Chẳng hạn đầu mũi, má là những vị trí tăng các sắc độ nóng hay thái dương, vùng bị khuất sáng sẽ tăng các sắc độ lạnh.

hoc-ve-chan-dung-mau-nuoc-doart-4

Bước 3: Tiếp tục vẽ chồng các sắc độ đậm.

Mục đích đẩy sâu về sắc độ và giúp thể hiện sáng tối chân dung rõ ràng. Vẫn chú ý vùng nóng lạnh như trên.

hoc-ve-chan-dung-mau-nuoc-doart-5

Bước 4: Cuối cùng, quan sát lại mẫu để nhấn những điểm đậm, vị trí cần thiết trong tranh và kết thúc tranh.

Như vậy với việc sử dụng màu nước chỉ thực hiện 4 bước cơ bản.

hoc-ve-chan-dung-mau-nuoc-doart-6

DoArt chúc các bạn có bài vẽ chân dung màu nước đẹp!