Bạn có thể thoải mái lựa chọn những loại chậu trồng lan thích hợp với điều kiện gia đình, sở thích cá nhân. Ngoài ra số lượng cành lan trồng trong một chậu cũng quyết định nên sử dụng loại chậu trồng nào.
Trong bài viết này, Fao sẽ giới thiệu cho bạn những loại chậu trồng hoa lan hồ điệp thích hợp với cây trồng, mục đích trồng lan nhé.
5 loại chậu trồng lan hồ điệp có thể tham khảo
Dưới đây là những loại chậu trồng cây lan hồ điệp được nhiều người yêu thích và sử dụng. Tùy thuộc vào từng mục đích, kích thước, số lượng cành mà bạn có thể chọn lựa cho mình loại chậu trồng thích hợp khác nhau.
1. Chậu nhựa trồng lan hồ điệp
Chậu trồng lan hồ điệp bằng nhựa là loại phổ biến nhất trên thị trường hiện nay, bởi chúng rất tiện dụng. Với trọng lượng và giá thành rất nhẹ, độ bền cao nên được nhiều người lựa chọn. Bên cạnh đó những nhà vườn cũng ưu tiên sử dụng chậu trồng lan hồ điệp loại nhựa.
Với trọng lượng nhẹ sẽ giúp là chi phí vận chuyển chậu lan của bạn cũng giảm đi đáng kể. Nếu không may bị rơi vỡ hay va đập thì cũng không ảnh hưởng quá lớn tới giỏ lan.
Chậu bằng nhựa thích hợp với mọi đối tượng chơi lan bởi sự đơn giản, tiện dụng. Dễ dàng di chuyển chúng qua nhiều không gian. Thích hợp với số lượng cành dao động từ 1 đến 2 cành là tốt nhất.
Điểm nổi bật của của chậu trồng lan hồ điệp bằng nhựa là không bị đọng nước, vì vậy khi trồng bạn hãy cho đất cứng hay các giá thể cứng để giữ đất trong chậu.
Có thể đặt hoặc treo tại bất kì vị trí mát nào mà bạn thích. Lựa chọn chậu trồng lan hồ điệp có kích thướt phù hợp với cây trồng, nếu quá to sẽ gây ra tình trạng úng rễ bởi trữ nước nhiều hơn nhu cầu của cây, chọn chậu vừa chiều dài thân cây và rễ của cây.
Chậu nhựa trong sẽ giúp giữ nước và độ ẩm tốt hơn, hơn nữa trọng lượng của chúng cũng nhẹ hơn, tạo điều kiện cho hệ rễ quang hợp dễ dàng.
Hãy lựa chọn chậu trồng lan Hồ Điệp màu trắng trong và nông để giúp cho rễ có khả năng sinh trưởng và quang hợp tốt. Đối với cây lan hồ điệp con thì bạn sử dụng chậu có kích thướng khoảng 5cm.
Chỉ sau khoảng thời gian từ 4 đến 5 tháng, lúc này cây con đã lớn, bạn có thể chuyển sang chậu 8,3cm, sau khoảng thời gian từ 9 đến 12 tháng, tới giai đoạn cây lớn thì bạn chuyển sang chậu 12cm.
2. Chậu trồng cây lan hồ điệp bằng đất nung
Loại chậu phổ biến tiếp theo mà Fao muốn giới thiệu với bạn chính là chậu trồng lan hồ điệp bằng đất nung. Kiên cố hơn, độ bền cao hơn so với tất cả những loại chậu khác trên thị trường. Tuy nhiên trọng lượng của loại chậu này nặng và giá thành tương đối cao.
Nếu không cẩn thận chậu bị va đập thì có thể bị vỡ ngay lập tức. Vì vậy chậu đất nung được mọi người lựa chọn với mục đích người chơi sẽ xác định chơi lâu dài.
Nhiều nhà vườn chuyên trồng lan cũng không sử dụng chậu đất nung. Lý do đơn giản là bởi chúng nặng giàn treo và phí vận chuyển lớn bở trọng lượng của chúng rất lớn.
Chậu đất nung bạn có thể sử dụng trong nhiều năm. Thích hợp để trồng những giò lan lớn hơn 1 chút so với thông thường. Có thể là 1 đến 3 cành để tạo nên chậu trồng hoàn thiện nhất.
3. Chậu trồng hoa lan hồ điệp bằng sứ tráng men
Với mong muốn tăng thêm tính thẩm mỹ cho chậu lan và giỏ lan thì rất nhiều người lựa chọn chậu trồng lan hồ điệp bằng sứ. Những chậu lan này thường được bày bán tại các cửa hàng. Chậu sứ được những tay thợ lành nghề tráng men cẩn thận vừa sạch sẽ vừa tạo nên một vẻ đẹp có tính thẩm mỹ cao.
Kích thước chậu sứ thay đổi tùy thuộc vào số cây trồng. Nếu là giỏ lan nhỏ thì trong mỗi chậu sứ tròn chứa được 1 đến 2 cây. Đối với những giò lan kích thước lớn thì thường là những chậu cực lớn, siêu lớn.
Được sử dụng nhiều tại những sảnh chờ của ngân hàng, khách sạn. Những chậu trồng lan này thường sở hữu từ 3 cành, 5 cành hay 9 cành.
4. Chậu trồng lan hồ điệp bằng gỗ
Để tăng thêm tính nghệ thuật thì mọi người lựa chọn chậu trồng lan hồ điệp với chất liệu là gỗ. Chúng không phải là loại chậu gỗ thông thường mà được thiết kế với nhiều hình dáng độc đáo, thu hút. Hình dạng phổ biến nhất trên thị trường là hình con thuyền.
Người ta thường sử dụng loại chậu này để làm quà tặng cho đối tác, bạn bè, người thân trong dịp khai trương. Sự kết hợp giữa chậu trồng lan hồ điệp hình con thuyền cùng với những bông hoa lan rực rỡ có ý nghĩa là vươn mình ra khơi tìm kiếm những thành công mới.
5. Chậu trồng lan hồ điệp bằng gáo dừa
Muốn lựa chọn loại chậu trồng lan hồ điệp dân dã, giá thành rẻ và đẹp hơn thì hãy sử dụng loại chậu gáo dừa. Loại chậu này được tận dụng từ các vỏ dừa bỏ đi. Vỏ bên ngoài của quả dừa thì có thể sử dụng làm giá thể trồng lan.
Gáo dừa thì được dùng để làm chậu trồng. Điểm nổi bật của loại chậu trồng lan hồ điệp này là trọng lượng nhẹ và độ bền vừa phải. Thông thường tuổi thọ của gáo dừa trồng lan thường dao động từ 2 đến 3 năm.
Tuy nhiên nếu sử dụng gáo dừa làm chậu trồng lan hồ điệp thì cần phải xử lý cẩn thận trước khi trồng cây. Ngâm gáo dừa trong nước vôi trong và phơi khô để có thể giảm thiểu những chất có hại tới lan trong vỏ dừa.
Cách trồng lan hồ điệp vào chậu
Cách trồng lan hồ điệp tương đối đơn giản, bởi loại lan này có đặc điểm là có sức sống mãnh liệt, chúng có thể phát triển và sinh trưởng tốt. Dưới đây là những bước trồng lan hồ điệp ngắn ngọn, hãy thực hiện theo hướng dẫn để đảm bảo cây trồng phát triển tốt nhất nhé.
- Nếu là loại lan hồ điệp giống mới trồng thì bạn có thể giữ nguyên giá thể cũ và tiếp tục sử dụng để trồng cây. Nếu là cây lan mới hay trồng vào thời điểm sau tết thì bỏ đi những giá thể cũ giúp đảm bảo sự sống cho cây.
- Cắt tỉa đi toàn bộ các rễ thối, lá thối, rễ già, cành hoa đã tàn để tập trung chất dinh dưỡng nuôi cây.
- Rửa bằng nước sạch và bôi vôi vào những vị trí bạn vừa cắt.
- Rửa sạch chậu lan hồ điệp để loại bỏ đi những loại nấm bệnh.
- Giá thể mà bạn nên sử dụng là than củi, xơ dừa, vỏ thông.
- Nhẹ nhàng trồng lan hồ điệp vào chậu như thông thường và lấp đầy giá thể. Nên trồng thấp hơn so với viền chậu chừng 1cm.
Cách sang chậu lan hồ điệp
Cũng giống với những bước trồng lan hồ điệp. Tuy nhiên trong quá trình sang chậu cho cây thì có điểm khác biệt là có thể không cần thay giá thể nếu chỉ đơn giản chuyển sang chậu trồng có kích thước lớn hơn.
Việc giữ nguyên giá thể để tiếp tục trồng cây không ảnh hưởng tới sự phát triển của cây. Bạn chỉ cần bổ xung giá thể và tiến hành phun thuốc kích rễ đảm bảo rễ mới hình thành bám lấy giá thể mới. Kết hợp với việc thường xuyên chăm sóc, tưới bón sao cho thích hợp nhất.
Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong về những loại chậu trồng lan hồ điệp cũng với những kỹ thuật cần thiết khi trồng cây rồi. Qua bài viết này, Fao hy vọng bạn có thể lựa chọn cho vườn lan nhà mình loại chậu thích hợp giúp cây phát triển tốt nhất nhé. Chúc bạn thành công!
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!