Trẻ nhỏ với làn da mỏng manh rất dễ để lại sẹo thâm khi bị trầy xước hay côn trùng đốt. Mẹ nên áp dụng những cách trị sẹo thâm cho bé càng sớm càng tốt để tránh sẹo ảnh hưởng tới làn da của trẻ sau này.
1. Sẹo thâm ở trẻ em – không thể chủ quan
Da trẻ nhỏ vô cùng non nớt, kể cả những tác động mỏng manh nhất cũng có thể tạo ra tổn thương trên da, để lại sẹo và thâm.
1.1. Nguyên nhân gây sẹo thâm cho bé
Trẻ có thể bị sẹo gây thâm vì những nguyên nhân sau:
- Do muỗi đốt: Khi muỗi đốt, chúng thường tiêm nước bọt vào trong da của trẻ. Một số trẻ bị dị ứng với nước bọt của muỗi nên vết muỗi đốt sẽ trở nên sưng to và ngứa. Sau khi vết muỗi đốt đã khô và bị đóng vảy, vảy rời ra có thể để lại vết sẹo trên da bé. Vết sẹo do muỗi đốt thường có viền nâu và màu bên trong trắng hơn màu của da. Trẻ bị muỗi đốt nhiều lần có thể xuất hiện nhiều vết sẹo trên da, nhất là những vùng da trên mạch máu.
- Trầy xước da: Bé bị ngứa da và gãi da có thể để lại vết trầy xước. Nếu trẻ bị một số vật sắc, mảnh cứa vào da thì cũng có thể để lại vết xước. Những vết xước này có thể không chảy máu nhưng sau đó liền đóng vảy đen. Khi vảy đen đã bong đi hết, có thể sẽ để lại những đường sẹo dài, mảnh và dày hơn da thật.
- Bỏng bô: Đây là nguyên nhân khá phổ biến gây thâm sẹo cho trẻ. Do sự vô ý của trẻ và ba mẹ, da trẻ tiếp xúc với bô xe máy ở nhiệt độ cao gây ra bỏng. Vết bỏng bô có thể gây trợt da ngay lập tức hoặc khiến da bị bọng nước. Bỏng bô thường để lại vết sẹo rộng và màu sậm trên da trẻ.
- Côn trùng cắn: Các loài côn trùng như kiến ba khoang, ong, rệp giường,… khi cắn/đốt đều gây tổn thương trên da của trẻ. Các vết cắn nếu không được xử lý và chăm sóc đúng cách đều trở thành sẹo thâm.
>> Xem thêm: 8 mẹo trị sẹo thâm muỗi đốt an toàn mà hiệu quả
1.2. Thâm sẹo ở trẻ có thể theo trẻ suốt đời
Khác với làn da của người lớn, da trẻ nhỏ rất nhạy cảm. Lớp thượng bì của da trẻ rất mỏng, mềm và có nhiều mao mạch. Các sợi cơ, nang lông, tuyến bã nhờn dưới nang lông và sợi đàn hồi còn chưa phát triển hoàn chỉnh.
Với trẻ sơ sinh, tuyến mồ hôi thậm chí còn chưa hoạt động tuy đã phát triển. Vì vậy, chức năng tự bảo vệ của da trẻ kém hơn nhiều. Khi có tác nhân gây hại, da trẻ dễ bị tổn thương, dễ viêm nhiễm và đẻ lại sẹo.
Nếu trẻ bị sẹo từ khi còn nhỏ, các vết sẹo có thể mờ dần đi khi bé lớn hơn. Tuy nhiên, sẹo sẽ không bao giờ mất hẳn. Nếu không chăm sóc vết sẹo cho trẻ từ khi còn bé thì chúng có thể trở nên thâm đen hơn khi trẻ lớn hơn. Điều đó ảnh hưởng rất nhiều tới yếu tố thẩm mỹ, đặc biệt là sẹo ở các vùng da hở như mặt, cánh tay, bàn chân…
2. Cách trị sẹo thâm cho bé từ nguyên liệu thiên nhiên
Dưới đây là một số cách trị sẹo thâm cho bé từ các nguyên liệu dễ kiếm và sẵn có mà các mẹ có thể áp dụng.
2.1. Trị sẹo thâm cho bé bằng sữa mẹ
Sữa mẹ chứa nhiều chất đề kháng và có tác dụng kháng viêm nhẹ. Ngoài ra, dưỡng chất từ sữa mẹ cũng giúp dưỡng ẩm cho làn da bé. Do đó, khi da bé bị thương nhỏ gần lành hoặc muỗi đốt, bạn có thể chấm sữa mẹ lên vết thương để ngăn ngừa sẹo thâm.
Nguyên liệu: Mẹ chuẩn bị 5-10ml sữa mẹ, tăm bông hoặc bông.
Cách thực hiện:
- Sữa mẹ sau khi vừa được vắt ra thấm vào bông hoặc tăm bông.
- Làm sạch vùng da bị thâm sẹo của trẻ sau đó bôi 1 lớp mỏng sữa mẹ lên da.
Mỗi ngày, mẹ có thể bôi sữa lên da bé 3-4 lần. Thực hiện liên tục trong 3 ngày để thấy tác dụng tốt nhất. Lưu ý, 1 số trẻ có thể bị dị ứng với sữa mẹ. Tốt nhất mẹ nên thử trước lên vùng da nhỏ sau đó mới bôi lên vùng thâm sẹo.
2.2. Cách trị thâm sẹo cho bé bằng nghệ
Nghệ nổi tiếng với tác dụng kháng viêm và giúp làm lành da. Sử dụng nghệ sẽ giúp vùng da bị thâm của bé nhanh chóng được đều màu. Đây là cách trị sẹo thâm bằng phương pháp dân gian được khá nhiều người áp dụng.
Nguyên liệu: tinh bột nghệ, sữa chua không đường.
Cách thực hiện:
- Mẹ sử dụng lượng tinh bột nghệ và sữa chua vừa đủ với vùng da bị thâm sẹo của bé. Trộn 2 nguyên liệu lại cho tới khi được hỗn hợp sền sệt, mịn.
- Sử dụng tăm bông chấm hỗn hợp bôi lên vùng da bị thâm sẹo của trẻ. Để trong 20 – 30 phút.
- Sau thời gian trên, mẹ dùng nước ấm rửa lại thật sạch cho trẻ.
Mẹ nên dùng hỗn hợp trên đắp cho trẻ ngày 1 lần và liên tục trong 1 tuần. Lưu ý không nên dùng bột nghệ hoặc nghệ tươi. Nghệ tươi và bột nghệ chưa được tách tinh dầu có thể gây rát da trẻ.
2.3. Dùng nước cốt chanh trị sẹo thâm cho bé
Nước cốt chanh chứa lượng Vitamin C dồi dào. Vitamin C sẽ giúp làm mờ nhanh những vết thâm và giúp da bé nhanh sáng trở lại.
Nguyên liệu: 1 quả chanh tươi, tăm bông
Cách thực hiện:
- Mẹ vắt chanh lấy nước cốt đựng trong 1 cái chén nhỏ.
- Dùng tăm bông thấm nước cốt chanh và bôi lên vùng da trẻ bị thâm sẹo.
Mẹ nên bôi đều đặn nước cốt chanh ngày 1 lần lên vùng da trẻ vào buổi tối sau đó sáng ra rửa lại với nước sạch là tốt nhất. Nếu trẻ bị vết thương hở ở vùng da bị sẹo, mẹ không nên sử dụng nước chanh vì có thể làm trẻ xót, đau. Với trẻ sơ sinh, mẹ nên pha loãng nước cốt chanh và nước sạch tỉ lệ 1:1 sau đó mới bôi cho trẻ.
2.4. Cách trị thâm sẹo cho bé bằng đu đủ chín
Đu đủ chín có thể giúp da trẻ mềm mại hơn. Lượng Vitamin C dồi dào trong đu đủ cũng giúp vết thâm trở nên sáng, đều màu với vùng da xung quanh.
Nguyên liệu: 100g đu đủ chín, tăm bông, nửa quả cà chua.
Cách thực hiện:
- Cà chua và đu đủ bỏ hạt cho vào máy ép lấy nước cốt.
- Mẹ dùng tăm bông chấm nước hỗn hợp trên bôi lên vùng da trẻ bị thâm sẹo.
- Để trên da khoảng 10 – 15 phút sau đó rửa lại với nước sạch.
Mẹ nên thực hiện phương pháp này cho trẻ ngày 2 lần vào sáng và tối liên tục trong 3 ngày. Lưu ý nên dùng đu đủ đã chín. Nếu mẹ dùng đu đủ xanh hoặc ương, nhựa đu đủ có thể gây kích ứng cho da trẻ.
2.5. Sử dụng khoai tây để trị sẹo thâm cho bé
Khoai tây rất lành tính với làn da. Đặc biệt, các thành phần có trong khoai tây giúp làm sáng da nhanh chóng, dưỡng ẩm cho da và giúp vùng da thâm sẹo nhanh lành.
Nguyên liệu: 1 củ khoai tây, 1 thìa nước cốt chanh.
Cách thực hiện:
- Mẹ đem khoai tây gọt vỏ rồi hấp chín.
- Nghiền khoai tây đã chín với nước cốt chanh thành hỗn hợp mịn.
- Đắp khoai tây đã nghiền lên da trẻ. Để trong khoảng 20 -30 phút sau đó rửa với nước sạch.
Mẹ nên thực hiện phương pháp này mỗi ngày 1 lần trong 4-5 ngày liên tục. Với trẻ sơ sinh, mẹ có thể bỏ thành phần nước cốt chanh đi và làm theo các bước như bình thường.
2.6. Dùng dầu Vitamin E trị sẹo thâm cho bé
Vitamin E có công dụng dưỡng ẩm tốt giúp làm mềm đi phần sẹo cứng. Loại vitamin này cũng có công dụng làm sáng da hiệu quả.
Nguyên liệu: Vitamin E nguyên chất.
Cách thực hiện:
- Làm sạch vùng da bị thâm sẹo cho trẻ sau đó để khô da tự nhiên.
- Dùng tăm bông chấm Vitamin E và bôi lên vùng da bị thâm sẹo của bé.
Một ngày, mẹ có thể bôi cho trẻ 2-3 lần, thực hiện liên tục trong 1 tuần.
2.7. Sử dụng nha đam trị thâm sẹo cho bé
Nha đam có công dụng dưỡng ẩm rất tốt. Trong nha đam có một số thành phần như Zinc, Chromium có thể giúp bảo vệ da, tránh tác nhân gây hại xâm nhập.
Nguyên liệu: 3 nhánh nha đam tươi, mật ong.
Cách thực hiện:
-
- Nha đam tách lấy phần thịt trắng đem ngâm trong nước muối 20 phút.
- Đem nha đam đã ngâm và mật ong vào máy xay và xay nhuyễn.
- Bảo quản hỗn hợp trong ngăn mát tủ lạnh. Khi cần dùng, mẹ lấy ra để ở nhiệt độ phòng sau đó bôi 1 lớp mỏng lên vùng da bị thâm sẹo của trẻ
- Để trong 20 – 30 phút sau đó rửa lại với nước sạch.
Mẹ nên thực hiện phương pháp này liên tục 4-5 ngày, mỗi ngày 1 lần để thấy hiệu quả tốt nhất. Lưu ý, 1 số trẻ có thể bị dị ứng với nha đam. Mẹ nên dùng thử lên 1 vùng da nhỏ cho trẻ.
3. Trị sẹo thâm cho bé bằng Kem Em Bé
Một phương pháp trị sẹo thâm cho bé đơn giản, hiệu quả và an toàn chính là sử dụng kem bôi. Mẹ nên dùng kem bôi có thành phần tự nhiên, an toàn cho làn da của trẻ như Kem Em Bé.
Các thành phần trong Kem Em Bé gồm:
- Nano Curcumin và tinh chất Cúc la mã: Bộ đôi kết hợp mang tới tác dụng chống viêm và giúp da mau chóng tái tạo tế bào mới.
- Lanolin và dầu hạnh nhân có tác dụng bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại như ánh nắng mặt trời, làm mềm vùng sẹo cứng.
- Kẽm Oxyd: Làm dịu da, săn da và giúp tế bào da trở nên sáng màu hơn, đẩy lùi sắc tố thâm.
- D-panthenol & Allantoin, Vitamin E: Công dụng tái tạo da, cung cấp độ ẩm cho da để da phục hồi mà không bị khô.
Kem bôi Kem Em Bé không chứa corticosteroid và paraben nên không gây kích ứng da, sử dụng an toàn với làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Bạn nên dùng sản phẩm Kem Em Bé bôi lên vùng da bị thâm sẹo 2-3 lần mỗi ngày.
Trong trường hợp không có sẵn Kem em bé tại nhà, bạn cũng có thể dùng Gel trị sẹo thâm Decumar để bôi cho bé. Gel Decumar có thành phần nano curcumin, lô hội, hành tây đỏ và vitamin E. Đây là loại gel trị sẹo thâm hiệu quả mà an toàn, không gây kích ứng da nên có thể sử dụng để bôi ngoài da cho trẻ được.
4. Một số lưu ý khi trị sẹo thâm cho bé
Trong quá trình điều trị sẹo thâm cho bé, mẹ cần lưu ý những yếu tố sau:
- Cần che chắn vết thâm sẹo của bé thật kỹ. Hạn chế để vùng da bị sẹo thâm tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để tránh bị thâm hơn.
- Mẹ nên bổ sung cho bé nhiều thực phẩm chứa Vitamin C trong chế độ ăn hàng ngày để tăng cường khả năng làm trắng da. Các thực phẩm giàu Vitamin C gồm cà chua, bưởi, ổi, rau ngót, mồng tơi, bí xanh, đu đủ, cam, ớt Đà Lạt,…
- Quá trình trị sẹo thâm cho trẻ một cách tự nhiên và an toàn cần thời gian nhất định mới cho thấy hiệu quả. Mẹ nên kiên trì cáp dụng các phương pháp để có kết quả tốt nhất. Không nên vì nóng vội mà cho trẻ sử dụng các loại kem bôi chứa chất tẩy, làm trắng độc hại. Chúng có thể làm hết thâm nhanh nhưng sẽ gây tổn thương cho da trẻ và ảnh hưởng tới sức khỏe.
Với những phương pháp được chia sẻ trên đây, hy vọng các mẹ đã có thêm nhiều gợi ý khi tìm cách trị sẹo thâm cho bé. Mẹ đừng nên quá lo lắng mà hãy kiên nhẫn thực hiện các phương pháp an toàn để mang lại hiệu quả tích cực nhất.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!