Mất ngủ khi mang thai nên làm gì? 12 mẹo đưa bạn vào giấc ngủ dễ hơn!

10. Tạo ra không gian phù hợp

Vào buổi đêm, hãy tạo điều kiện cho tâm trí đễ đi vào giấc ngủ bằng cách bật điều hòa để phòng ngủ được mát mẻ, kéo rèm hoặc đóng cửa sổ lại sẽ giúp tạo thêm không khí yên tĩnh.

11. Liệu pháp mùi hương

trị mất ngủ khi mang thai

  • Dầu hoa oải hương, hoa cúc và tinh dầu hoa ngọc lan tây có khả năng làm dịu thần kinh. Bạn hãy thử nhỏ 2 – 3 giọt tinh dầu lên khăn giấy và đặt ở dưới gối
  • Nhỏ một vài giọt tinh dầu vào bồn tắm và ngâm mình trong đó khoảng 10 phút sẽ giúp bạn thư giãn
  • Tránh dùng máy xông tinh dầu trong thời gian dài bởi bạn có thể bị nôn mửa hoặc đau đầu
  • Hãy massage cổ và vai với các loại tinh dầu thích hợp như dầu ô liu, dầu nho hoặc dầu hoa oải hương.

12. Trà thảo mộc chữa mất ngủ khi mang thai

Có một số loại thảo mộc chứa nhiều thành phần giúp thư giãn và làm dịu cũng như khá hiệu quả trong việc hỗ trợ bà bầu ngủ ngon hơn. Mẹ bầu có thể thử:

  • Trà hoa cúc: Hoa cúc có chứa một chất chống oxy hóa gọi là apigenin, có khả năng khơi gợi giấc ngủ. Ngoài ra, việc uống trà hoa cúc có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ của mẹ bầu.
  • Trà hoa oải hương: Tác dụng thư giãn của hương hoa oải hương được nhiều người biết đến. Mặt khác, uống trà hoa oải hương có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ, đặc biệt là ở những mẹ bầu bị mất ngủ hoặc gặp rối loạn liên quan đến lo lắng.
  • Trà bạc hà chanh: Bạc hà chanh hay còn gọi là tía tô đất có tác dụng làm dịu và giúp giảm bớt sự cáu kỉnh, mất ngủ cũng như lo lắng ở mẹ bầu.

Bên cạnh việc sử dụng trà thảo mộc để có giấc ngủ ngon, mẹ bầu có thể uống nước ép cherry để giảm nhẹ chứng mất ngủ khi mang thai. Do vậy, bạn có thể thử dùng thức uống này khoảng 2 lần mỗi ngày nhằm mang đến hiệu quả tốt nhất nhé.

Bà bầu mất ngủ có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Mất ngủ có nghĩa rằng bạn gặp khó khăn khi chìm vào giấc ngủ, ngủ không sâu hoặc cả hai. Mẹ bầu có thể bị mất ngủ trong tất cả các giai đoạn của thai kỳ, nhưng tình trạng này có xu hướng phổ biến hơn trong tam cá nguyệt thứ nhất và tam cá nguyệt thứ ba. Thực tế là tình trạng mất ngủ có thể khiến mẹ bầu mệt mỏi nhưng không gây hại cho em bé trong bụng.

Nguyên nhân khiến bà bầu mất ngủ khi mang thai

Trong 3 tháng đầu mang thai, nồng độ hormone trong cơ thể mẹ bầu thường tăng cao. Điều này khiến mẹ bầu buồn ngủ, thậm chí là ngủ gật trong ngày nhưng lại khó chợp mắt vào buổi đêm. Bên cạnh đó, một số yếu tố khiến bà bầu bị mất ngủ bao gồm:

  • Đói
  • Cáu gắt
  • Ợ nóng
  • Đau lưng
  • Nôn mửa
  • Khó chịu về thể chất
  • Trầm cảm khi mang thai
  • Hội chứng chân không yên
  • Có nhu cầu đi vệ sinh thường xuyên
  • Khó chịu do kích thước bụng tăng lên

Ngoài ra, còn một vài nguyên nhân khác có thể kể đến như khó thở. Tình trạng này khiến mẹ bầu gặp khó khăn trong việc hít thở thoải mái, gây nên hiện tượng ngáy, thậm chí là ngưng thở khi ngủ. Tình trạng bà bầu khó thở khá phổ biến ở giai đoạn cuối của tam cá nguyệt thứ hai và tam cá nguyệt thứ ba.

Triệu chứng bà bầu mất ngủ phổ biến

mất ngủ khi mang thai

Dấu hiệu của tình trạng mất ngủ khi mang thai có thể kể đến bao gồm:

  • Có cảm giác không ngủ đủ giấc dù đã nghỉ ngơi từ rất sớm
  • Cảm giác lo lắng về giấc ngủ tăng lên
  • Thường xuyên thức giấc giữa đêm
  • Buồn ngủ, uể oải, mệt mỏi vào ban ngày
  • Thức dậy sớm hơn bình thường
  • Gặp khó khăn khi phải tập trung
  • Gặp khó khăn khi ngủ
  • Trầm cảm, khó chịu.

Nếu bạn có các triệu chứng mất ngủ khi mang thai kể trên thì hãy thử áp dụng những gợi ý từ Hello Bacsi để cải thiện giấc ngủ. Trong trường hợp mẹ bị mất ngủ nghiêm trọng hơn và gây ảnh hưởng đến sức khỏe thì nên đi khám để được bác sĩ tư vấn giải pháp điều trị mất ngủ hiệu quả và an toàn nhé!