Trang thông tin điện tử – Tập đoàn Điện lực Việt Nam

1. Đối tượng phải mua công suất phản kháng

Bên mua điện có trạm biến áp riêng hoặc không có trạm biến áp riêng, nhưng có công suất sử dụng cực đại đăng ký tại hợp đồng mua bán điện từ 40 kW trở lên và có hệ số công suất cosφ< 0,9 phải mua công suất phản kháng (CSPK).

Trường hợp bên mua điện có công suất sử dụng cực đại đăng ký tại hợp đồng mua bán điện dưới 40 kW nhưng có công suất sử dụng điện thực tế cực đại từ 40 kW trở lên trong 3 chu kỳ ghi chỉ số công tơ liên tiếp thì bên mua điện thuộc đối tượng phải mua công suất phản kháng kể từ chu kỳ ghi chỉ số kế tiếp của 3 chu kỳ ghi chỉ số trên. Bên mua điện có trách nhiệm thỏa thuận lại hợp đồng mua bán điện với bên bán điện để thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định số 137/2013/NĐ-CP.

Trường hợp bên bán điện không đảm bảo chất lượng điện theo quy định tại Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực thì bên mua điện không phải mua công suất phản kháng khi hệ số công suất cosφ < 0,9.

2. Cách tính tiền CSPK

Tq = Ta x k%

Trong đó:

Tq: Tiền mua công suất phản kháng (chưa có thuế giá trị gia tăng);

Ta: Tiền mua điện năng tác dụng (chưa có thuế giá trị gia tăng);

k : Hệ số bù đắp chi phí do bên mua điện sử dụng quá lượng CSPK quy định (%).

Hệ số k được tính theo bảng sau:

Hệ số công suất

Cosφ

k (%)

Hệ số công suất

Cosφ

k (%)

Từ 0,9 trở lên

0

0,74

21,62

0,89

1,12

0,73

23,29

0,88

2,27

0,72

25

0,87

3,45

0,71

26,76

0,86

4,65

0,7

28,57

0,85

5,88

0,69

30,43

0,84

7,14

0,68

32,35

0,83

8,43

0,67

34,33

0,82

9,76

0,66

36,36

0,81

11,11

0,65

38,46

0,8

12,5

0,64

40,63

0,79

13,92

0,63

42,86

0,78

15,38

0,62

45,16

0,77

16,88

0,61

47,54

0,76

18,42

0,6

50

0,75

20

Dưới 0,6

52,54