Cách tính thuế tài nguyên theo quy định hiện hành

Thuế tài nguyên được tính như thế nào? Bài viết này của LawKey sẽ giúp độc giả hiểu thêm về thuế tài nguyên và cách tính thuế tài nguyên theo quy định của pháp luật hiện hành.

Thuế tài nguyên là gì?

Thuế tài nguyên là một loại thuế gián thu, đây là số tiền mà tổ chức, cá nhân phải nộp cho nhà nước khi khai thác tài nguyên thiên nhiên. Nói cách khác, thuế tài nguyên là một loại thuế điều tiết thu nhập về hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên của đất nước.

Đối tượng chịu thuế tài nguyên được quy định cụ thể tại Thông tư 152/2015/TT-BTC, là các tài nguyên thiên nhiên trong phạm vi đất liền, hải đảo, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, bao gồm:

– Khoáng sản kim loại

– Khoáng sản không kim loại

– Sản phẩm của rừng tự nhiên (trừ động vật và hồi, quế, sa nhân, thảo quả do người nộp thuế trồng tại khu vực rừng tự nhiên được giao khoanh nuôi, bảo vệ)

– Hải sản tự nhiên (bao gồm động vật và thực vật)

– Nước thiên nhiên (bao gồm nước mặt và nước dưới đất; trừ nước thiên nhiên dùng cho nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp và nước biển để làm mát máy)

– Yến sào thiên nhiên (trừ yến sào do tổ chức, cá nhân thu được từ hoạt động đầu tư xây dựng nhà để dẫn dụ chim yến tự nhiên về nuôi và khai thác)

– Tài nguyên thiên nhiên khác do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định.

Căn cứ tính thuế tài nguyên

Thuế tài nguyên được tính dựa trên sản lượng tài nguyên tính thuế, giá tính thuế tài nguyên, thuế suất thuế tài nguyên.

Công thức tính thuế tài nguyên

Công thức tính thuế tài nguyên phải nộp trong kỳ như sau:

Thuế tài nguyên phải nộp trong kỳ=Sản lượng tài nguyên tính thuếxGiá tính thuế đơn vị tài nguyênxThuế suất thuế tài nguyên

Hoặc nếu trong trường hợp được cơ quan nhà nước ấn định mức thuế tài nguyên phải nộp trên một đơn vị tài nguyên khai thác thì:

Thuế tài nguyên phải nộp trong kỳ=Sản lượng tài nguyên tính thuếxMức thuế tài nguyên ấn định trên một đơn vị tài nguyên khai thác

Việc ấn định thuế mức thuế được thực hiện căn cứ vào cơ sở dữ liệu của cơ quan Thuế, phù hợp với các quy định về ấn định thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

Sản lượng tài nguyên tính thuế

Sản lượng tài nguyên tính thuế là tổng số lượng, trọng lượng, khối lượng tài nguyên được tính trực tiếp hoặc được tính dựa trên quy đổi. Đối với mỗi loại tài nguyên có tính chất khác nhau sẽ có cách tính sản lượng tài nguyên tính thuế tài nguyên khác nhau được quy định tại Thông tư 152/2015/TT-BTC. Các loại tài nguyên được phân chia như sau để tính sản lượng tài nguyên tính thuế:

– Tài nguyên khai thác xác định được số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng

– Tài nguyên không xác định được số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng thực tế của tài nguyên khai thác

– Tài nguyên khai thác không bán ra mà phải qua sản xuất, chế biến

– Tài nguyên là nước thiên nhiên

– Sản phẩm tài nguyên xuất khẩu

Giá tính thuế tài nguyên

– Giá tính thuế tài nguyên là giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên của tổ chức, cá nhân khai thác chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng nhưng không được thấp hơn giá tính thuế tài nguyên do UBND cấp tỉnh quy định

– Trường hợp giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên thấp hơn giá tính thuế tài nguyên do UBND cấp tỉnh quy định thì tính thuế tài nguyên theo giá do UBND cấp tỉnh quy định.

– Trường hợp sản phẩm tài nguyên được vận chuyển đi tiêu thụ, trong đó chi phí vận chuyển, giá bán sản phẩm tài nguyên được ghi nhận riêng trên hóa đơn thì giá tính thuế tài nguyên là giá bán sản phẩm tài nguyên không bao gồm chi phí vận chuyển.

Tương tự như cách tính sản lượng tài nguyên tính thuế, giá tính thuế tài nguyên cũng có cách tính khác nhau đối với các loại tài nguyên có tính chất khác nhau, quy định cụ thể tại Thông tư 152/2015/TT-BTC.

Thuế suất thuế tài nguyên

Khung thuế suất thuế tài nguyên được quy định tại Nghị quyết số 1084/2015/UBTVQH13 như sau:

Đối với các loại tài nguyên trừ dầu thô và khí thiên nhiên, khí than

STT

Nhóm, loại tài nguyên

Thuế suất (%)

I

Khoáng sản kim loại

1

Sắt

14

2

Măng-gan

14

3

Ti-tan (titan)

18

4

Vàng

17

5

Đất hiếm

18

6

Bạch kim, bạc, thiếc

12

7

Vôn-phờ-ram (wolfram), ăng-ti-moan (antimoan)

20

8

Chì, kẽm

15

9

Nhôm, Bô-xít (bouxite)

12

10

Đồng

15

11

Ni-ken (niken)

10

12

Cô-ban (coban), mô-lip-đen (molipden), thủy ngân, ma-nhê (magie), va-na-đi (vanadi)

15

13

Khoáng sản kim loại khác

15

II

Khoáng sản không kim loại

1

Đất khai thác để san lấp, xây dựng công trình

7

2

Đá, sỏi

10

3

Đá nung vôi và sản xuất xi măng

10

4

Đá hoa trắng

15

5

Cát

15

6

Cát làm thủy tinh

15

7

Đất làm gạch

15

8

Gờ-ra-nít (granite)

15

9

Sét chịu lửa

13

10

Đô-lô-mít (dolomite), quắc-zít (quartzite)

15

11

Cao lanh

13

12

Mi-ca (mica), thạch anh kỹ thuật

13

13

Pi-rít (pirite), phốt-pho-rít (phosphorite)

10

14

A-pa-tít (apatit)

8

15

Séc-păng-tin (secpentin)

6

16

Than an-tra-xít (antraxit) hầm lò

10

17

Than an-tra-xít (antraxit) lộ thiên

12

18

Than nâu, than mỡ

12

19

Than khác

10

20

Kim cương, ru-bi (rubi), sa-phia (sapphire)

27

21

E-mô-rốt (emerald), a-lếch-xan-đờ-rít (alexandrite), ô-pan (opan) quý màu đen

25

22

A-dít, rô-đô-lít (rodolite), py-rốp (pyrope), bê-rin (berin), sờ-pi-nen (spinen), tô-paz (topaz)

18

23

Thạch anh tinh thể màu tím xanh, vàng lục, da cam; cờ-ri-ô-lít (cryolite); ô-pan (opan) quý màu trắng, đỏ lửa; phen-sờ-phát (fenspat); birusa; nê-phờ-rít (nefrite)

18

24

Khoáng sản không kim loại khác

10

III

Sản phẩm của rừng tự nhiên

1

Gỗ nhóm I

35

2

Gỗ nhóm II

30

3

Gỗ nhóm III

20

4

Gỗ nhóm IV

18

5

Gỗ nhóm V, VI, VII, VIII và các loại gỗ khác

12

6

Cành, ngọn, gốc, rễ

10

7

Củi

5

8

Tre, trúc, nứa, mai, giang, tranh, vầu, lồ ô

10

9

Trầm hương, kỳ nam

25

10

Hồi, quế, sa nhân, thảo quả

10

11

Sản phẩm khác của rừng tự nhiên

5

IV

Hải sản tự nhiên

1

Ngọc trai, bào ngư, hải sâm

10

2

Hải sản tự nhiên khác

2

V

Nước thiên nhiên

1

Nước khoáng thiên nhiên, nước nóng thiên nhiên, nước thiên nhiên tinh lọc đóng chai, đóng hộp

10

2

Nước thiên nhiên dùng cho sản xuất thủy điện

5

3

Nước thiên nhiên dùng cho sản xuất, kinh doanh, trừ nước quy định tại Điểm 1 và Điểm 2 Nhóm này

3.1

Sử dụng nước mặt

a

Dùng cho sản xuất nước sạch

1

b

Dùng cho Mục đích khác

3

3.2

Sử dụng nước dưới đất

a

Dùng cho sản xuất nước sạch

5

b

Dùng cho Mục đích khác

8

VI

Yến sào thiên nhiên

20

VII

Tài nguyên khác

10

Đối với dầu thô và khí thiên nhiên, khí than:

STT

Sản lượng khai thác

Thuế suất (%)

Dự án khuyến khích đầu tư

Dự án khác

I

Đối với dầu thô

1

Đến 20.000 thùng/ngày

7

10

2

Trên 20.000 thùng đến 50.000 thùng/ngày

9

12

3

Trên 50.000 thùng đến 75.000 thùng/ngày

11

14

4

Trên 75.000 thùng đến 100.000 thùng/ngày

13

19

5

Trên 100.000 thùng đến 150.000 thùng/ngày

18

24

6

Trên 150.000 thùng/ngày

23

29

II

Đối với khí thiên nhiên, khí than

1

Đến 5 triệu m3/ngày

1

2

2

Trên 5 triệu m3 đến 10 triệu m3/ngày

3

5

3

Trên 10 triệu m3/ngày

6

10

Trên đây là nội dung LawKey chia sẻ về Cách tính thuế tài nguyên theo quy định hiện hành theo quy định của pháp luật hiện hành. Nếu có thắc mắc liên quan, bạn đọc vui lòng liên hệ qua hotline của LawKey để được tư vấn. Xin cảm ơn sự quan tâm của quý bạn đọc!