Để tính dung lượng ổ cứng camera, có một số thuật ngữ về lĩnh vực phim ảnh chúng ta cần phải am hiểu ở một mức độ nhất định.
Độ phân giải – resolution
Có hai khái niệm hoàn toàn khác nhau chúng ta cần phải nắm bao gồm độ phân giải camera và độ phân giải video/hình ảnh.
Độ phân giải camera cho chúng ta biết chất lượng hình ảnh cao nhất mà camera đó có thể ghi được (về mặt phần cứng, không tính đến các giải pháp chồng ảnh, thuật toán…). Còn độ phân giải video/hình ảnh là độ phân giải bạn có thể thiết lập, thường là bằng hoặc thấp hơn độ phân giải phần cứng camera.
Độ phân giải video càng cao thì tốn càng nhiều dung lượng nhưng có thể phóng lớn tốt hơn, chi tiết hơn. Độ phân giải video càng thấp thì càng tốn ít dung lượng nhưng khó phóng lớn để xem các chi tiết nhỏ.
Một số độ phân giải camera phổ biến bao gồm:
- D1: 720 x 576 pixel
- 1MP: 1280 x 720 pixel (hay còn gọi là chuẩn HD)
- 1.3MP: 1280 x 960 pixel (tỷ lệ khung hình 4:3 thay vì 16:9)
- 2MP: 1920 x 1080 pixel (Full HD)
- 3MP: 2048 x 1536 pixel (tỷ lệ 4:3)
- 5MP: 2536 x 1920 pixel (xấp xỉ độ phân giải 2K tỷ lệ 4:3)
- 8MP: 3840 x 2160 pixel (độ phân giải UHD/4K)
Độ phân giải 1MP (HD) cho chất lượng khá tốt đồng thời dung lượng không quá lớn được sử dụng khá phổ biến.
Chuẩn nén – compression
Nếu mọi thông tin ghi lại bởi cảm biến camera được lưu dưới dạng file thô thì dung lượng cực kỳ lớn, mỗi bức ảnh có thể có dung lượng nhiều MB, nhiều chục MB. Vì vậy, các chuẩn nén ra đời giải quyết vấn đề này.
Các chuẩn nén phổ biến mà camera sử dụng gồm:
- H.264
- H.265
H.264 là chuẩn video phổ biến nhất hiện nay, cho hình ảnh chất lượng cao, hỗ trợ âm thanh. Mọi máy tính, điện thoại và hầu hết mọi thiết bị hiện nay đều được tối ưu cho H.264.
H.265 là một chuẩn khá mới, nén rất tốt giúp giảm tới 50% dung lượng nhưng chất lượng không đổi so với H.264. Nhược điểm là chuẩn này chưa quá phổ biến, đôi khi cần sử dụng thêm phần mềm để xem video và cũng cần một máy tính tương đối mới để xem lại mượt mà.
Chất lượng ghi hình
Thông thường camera an ninh sẽ cho bạn thiết lập các mức chất lượng ghi hình khác nhau, ở đây mình sẽ lấy ba đại diện tiêu biểu gồm tiêu chuẩn, trung bình và cao. Cùng độ phân giải, cùng chuẩn nén, chất lượng ghi hình càng cao thì cho ra hình ảnh/video càng sắc nét.
Số khung hình mỗi giây (fps)
Video bạn xem thường là 24, 25, 30 hoặc 60 khung hình mỗi giây. Số khung hình càng cao thì video càng mượt nhưng tốn nhiều dung lượng hơn. Với camera an ninh, 25 khung hình mỗi giây là đủ mượt cho hầu hết nhu cầu, bạn có thể giảm xuống thấp hơn. khoảng 10 – 15 khung hình mỗi giây là mức khá cân bằng cho mục đích camera an ninh.
Chế độ ghi hình
Camera ngày nay có rất nhiều chế độ ghi khác nhau, nhưng mình chỉ đề cập đến hai chế độ thường được sử dụng là ghi liên tục và ghi khi có chuyển động. Việc ghi liên tục sẽ tốn dung lượng hơn đáng kể nếu sử dụng cho camera trong nhà hay những nơi ít người qua lại. Nhưng đối với những nơi công cộng, nhiều người qua lại thường xuyên thì bạn nên thiết lập chế độ ghi liên tục.
Cách tính dung lượng ổ cứng camera dựa vào các yếu tố trên
Một vài ước tính để bạn tính được dung lượng ổ cứng cần thiết cho camera:
Trên đây là ước tính dung lượng trung bình cho mỗi khung hình ở một số độ phân giải phổ biến, với chuẩn nén H.264. Nếu sử dụng ở chuẩn nén H.264, dung lượng còn một nửa, bạn chỉ cần chia hai là xong. Trong thực tế có thể khác biệt phụ thuộc vào các loại camera và cách chia chất lượng của các nhà sản xuất nhưng nhìn chung sẽ không chênh lệch quá lớn.
Tùy vào tốc độ khung hình thiết lập rồi nhân với số ở trên để ra được dung lượng mỗi giây. Ví dụ, bạn thiết lập độ phân giải 1MP, chất lượng trung bình, 10 khung hình mỗi giây, dựa vào bảng trên ta có:
Dung lượng 1 khung hình ở độ phân giải 1MP, chất lượng trung bình, chuẩn nén H.264: 9.3KB/giây. Suy ra, mỗi giây 10 khung hình sẽ cần: 9.3KB x 10 = 93KB/s. Mỗi phút sẽ cần 93MB x 60 = 5580KB ~ 5.58MB/phút. Lưu ý, vì dung lượng ổ cứng được nhiều nhà sản xuất thiết lập 1000KB = 1MB, 1000MB = 1GB chứ không phải 1024, nên chúng ta cũng tính ở 1000 để hạn chế việc sai lệch so với dung lượng ổ cứng thực tế.
Ví dụ tính dung lượng ổ cứng camera trong thực tế
Một ví dụ cụ thể để các bạn dễ hình dung hơn: Tính dung lượng ổ cứng camera cần cho 1 camera an ninh ghi hình ở độ phân giải 1MP (HD), chất lượng trung bình, chuẩn nén H.265, 15 khung hình mỗi giây, liên tục mỗi ngày 24 giờ, cần lưu trữ tối thiểu trong 30 ngày.
- Độ phân giải 1MP, chất lượng trung bình, nén H.265, 15 khung hình mỗi giây thì dung lượng cho một giây là: (9.3KB x 15)/2 = 69.75KB (vì chuẩn nén H.265 tiết kiệm 50% so với H.264).
- Như vậy, dung lượng để quay liên tục trong 30 ngày sẽ là: 69.75 x 60 (1 phút 60 giây) x 60 (1 giờ 60 phút) x 24 (1 ngày 24 giờ) x 30 (ngày) = 180.792.000KB ~ 180.8GB.
- Nếu có nhiều camera, bạn nhân con số trên với số camera để ra được dung lượng cần thiết.
- Nếu đặt camera ở chế độ chỉ quay khi có chuyển động thì dung lượng cần sẽ thấp hơn, phụ thuộc chính vào tần suất có chuyển động trong phạm vi quay.
Hi vọng bài viết này có thể phần nào giải đáp được cách tính dung lượng ổ cứng camera mà nhiều bạn đang thắc mắc. Chúc các bạn thành công.
Xem thêm:
Làm thế nào để chia lại ổ cứng không mất dữ liệu?
Các phương pháp sửa lỗi bad ổ cứng nhanh chóng và hiệu quả
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!