Đối với trẻ sơ sinh, tất cả các thao tác thay bỉm đều phải thực hiện nhẹ nhàng để không gây tổn thương hay khiến bé sợ. 4 cách thay bỉm cho bé sơ sinh tương ứng với 4 loại bỉm/tã trẻ thường dùng trong bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ đóng bỉm cho con gọn gàng, nhanh chóng và chuẩn chỉnh hơn.
Hướng dẫn cách thay bỉm/tã cho bé sơ sinh đúng cách
Ở những năm tháng đầu đời, trẻ sơ sinh cần dùng nhiều loại bỉm/tã khác nhau để linh động thay đổi tùy thuộc vào từng tình huống. Mỗi loại bỉm, tã đó sẽ có cách thay khác nhau nên mẹ cần nắm rõ hướng dẫn để dễ dàng thao tác thay bỉm cho bé sơ sinh nhé.
Bỉm/tã dán
Bỉm giấy dán là loại bỉm không thể thiếu trong tủ đồ của trẻ sơ sinh, đặc biệt là vào ban đêm, mẹ thường đóng bỉm dán để con ngủ tròn giấc. Cách thay bỉm dán cho bé sơ sinh được thực hiện tuần tự từ bước chuẩn bị vật dụng cần thiết, vệ sinh vùng da mặc bỉm của bé tới chỉnh trang độ ôm của bỉm sau khi mặc xong:
Bước 1: Chuẩn bị
- Đầu tiên, mẹ cần rửa sạch và lau khô tay.
- Chuẩn bị bỉm/tã sạch, tấm vải lót, giấy ướt hoặc khăn ướt sạch, kem hăm bên cạnh để dễ dàng sử dụng.
Bảo vệ làn da nhạy cảm của bé sơ sinh bằng cách rửa tay thật sạch trước khi thay bỉm
Bước 2: Tháo và xử lý bỉm/tã bẩn
- Muốn tháo bỉm/tã cũ, bạn hãy thao tác thật nhẹ nhàng, vừa nựng vừa cởi quần cho bé.
- Nếu mông bé dính phân thì dùng giấy ướt đã chuẩn bị để lau sạch rồi cho vào cùng tã bẩn, gập đôi lại.
- Tiếp đó, nhấc nhẹ mông của bé rồi rút tã bẩn ra, cuộn tròn và để ở vị trí xa tầm với của bé.
Mặc bỉm đúng cách giúp bé sơ sinh ngủ ngon hay thoải mái vui chơi mà không quấy khóc
Bước 3: Vệ sinh da cho bé
- Mẹ hãy dùng một miếng gạc thấm nước hoặc cồn y tế lau sạch các mảng bám cứng, chất nhầy tại nơi tiếp giáp đầu cuống rốn với da.
- Tiếp đến, nhẹ nhàng vệ sinh kỹ càng vùng kín cho bé bằng nước ấm bằng khăn xô hoặc khăn giấy mềm.
Nên vệ sinh cẩn thận kĩ lưỡng, tránh để các chất thải bám lâu trên da bé gây ngứa ngáy, mẩn đỏ.
Bước 4: Mặc bỉm/tã mới
- Sau khi đã lau rửa cho bé sạch sẽ, dùng khăn bông mềm lau khô người bé và để vài phút cho da khô ráo.
- Bóc bỉm/tã mới, nhấc nhẹ 2 chân của bé và luồn tã/bỉm mới vào dưới mông bé và thoa đều kem chống hăm lên mông bé và các phần da nếp gấp rồi mặc tã mới cho bé.
- Kéo miếng dán ở hai bên tã rồi dính lại sao cho ôm vừa người bé. Không để tã ôm quá chặt sẽ gây hằn lên da bé, cũng không để quá lỏng vì có nguy cơ rò rỉ chất thải khi bé tiểu tiện hoặc đại tiện.
- Điều chỉnh đai bỉm nằm dưới rốn bé, không để đai bỉm chạm vào vùng rốn vẫn chưa rụng của con.
Mẹ hãy điều chỉnh đai bỉm sao cho ôm vừa vặn vào phần bụng của bé sơ sinh.
Xem thêm: Kinh nghiệm lựa chọn bỉm cho trẻ sơ sinh
Miếng lót sơ sinh
Miếng lót sơ sinh thường được dùng kèm với tã chéo hoặc bỉm vải. Mẹ hãy chuẩn bị đầy đủ các vật dụng cần thiết trước khi thay miếng lót sơ sinh cho con gồm một miếng lót sạch, một miếng tã chéo hoặc bỉm vải sạch, khăn xô/khăn giấy dành cho trẻ sơ sinh, phấn rôm, kem hăm,… Dưới đây là hướng dẫn thay miếng lót sơ sinh đúng cách cho bé:
Bước 1 – Chuẩn bị miếng lót sơ sinh
Tháo 2 lớp keo dán trên miếng lót và dán trực tiếp lên tã chéo hoặc quần đóng bỉm. Sau đó, đặt tã/quần bỉm đã chuẩn bị ở vị trí gần đó.
Mẹ hãy căn làm sao để dán miếng lót ngay ngắn trên quần đóng bỉm.
Bước 2 – Vệ sinh cho bé
- Tháo miếng lót bẩn ra, vệ sinh sạch sẽ vùng da nhạy cảm của bé với nước ấm.
- Nếu bé đi tiểu: Dùng khăn xô hoặc khăn giấy giặt qua nước ấm, sau đó lau nhẹ lên da của bé.
- Nếu bé đại tiện: Tắm rửa sạch sẽ cho bé bằng sữa tắm dành riêng sơ sinh.
- Lau khô và đặt bé nằm trong vòng 1-2 phút cho da khô ráo trước khi mặc miếng lót mới.
Tùy vào bé sơ sinh đi nặng hay nhẹ để lựa chọn cách vệ sinh phù hợp.
Bước 3 – Bôi phấn rôm/kem hăm
Tán đều một ít phấn rôm hoặc kem hăm lên phần mông, bẹn để hạn chế nguy cơ bị hăm tã cho.
Sử dụng kem hăm hoặc phấn rôm có thể hạn chế nguy cơ hăm tã cho bé.
Bước 4 – Dùng tã/bỉm đã chuẩn bị ở bước 1 để thay mới cho bé
- Đối với tã chéo:
- Đặt bé ở giữa đai lưng và kéo vạt dưới lên.
- Dán 2 miếng keo 2 bên lại sao cho tã vừa vặn và ôm sát cơ thể bé một cách thoải mái là được.
- Đối với bỉm quần bằng vải:
- Mặc vào cho con như cách mặc quần thông thường.
- Tuy nhiên, một lưu ý là bạn hãy chọn kích cỡ quần bỉm phù hợp với bé sơ sinh để khi sử dụng, nó sẽ ôm sát, giúp bé thấm hút và chống tràn hiệu quả hơn.
- Đặc biệt, với bé chưa rụng rốn, bạn nên điều chỉnh phần bụng của bỉm nằm dưới phần rốn để rốn của bé không bị bí, luôn được thông thoáng, khô ráo, chóng lành mà không bị nhiễm trùng.
Bỉm vải
Bỉm vải hay còn được biết đến là quần lót trẻ sơ sinh, quần dán miếng lót cũng là một loại bỉm/tã quen thuộc trong tủ đồ của bé ở những tháng ngày đầu đời. Để thay bỉm vải cho con, mẹ cần chuẩn bị thêm miếng lót sơ sinh. Cách thay bỉm vải cho bé sơ sinh bao gồm 3 bước như sau:
Bước 1- Lồng/dán miếng lót sơ sinh vào bỉm vải
- Đối với bỉm vải 2 lớp, lồng miếng lót vào khe giữa 2 lớp của quần bỉm.
- Lồng miếng lót sao cho miếng lót nằm chính giữa của vỏ quần, không lệch về phía mông hoặc phía trước quá.
- Đối với bỉm vải 1 lớp, đặt miếng lót lên trên bề mặt bỉm.
Quần lót sơ sinh/bỉm vải 1 lớp.
Bỉm/tã/quần lót sơ sinh bằng vải 2 lớp có cấu tạo phức tạp hơn.
Bước 2 – Điều chỉnh miếng lót và bỉm
Dùng tay vuốt cho bề mặt trong của bỉm và lót phẳng phiu nếu dùng bỉm vải 2 lớp.
Bước 3 – Cố định đai bỉm vải
Cài các nút hoặc miếng dán ở đai của quần bỉm sao cho ôm khít với hông và bắp đùi của bé.
Mẹ nên cố định đai bỉm nằm bên dưới rốn để tránh tổn thương phần rốn chưa rụng của bé sơ sinh.
Lưu ý: Không nên dùng quá nhiều nước xả vải để giặt bỉm quần và nên vắt từ mặt trong để tránh làm giảm tuổi thọ của lớp chống thấm.
Tã chéo
Việc thay tã chéo cho bé không quá khó khăn, mẹ chỉ cần thông qua 5 bước cơ bản dưới đây.
Bước 1- Chuẩn bị tã
Đặt tã lên giường, trải phẳng tã, gấp một hình tam giác vuông cân ở một góc của tã.
Bước 2 – Điều chỉnh tư thế nằm của bé so với miếng tã
Cho bé nằm lên miếng tã đã chuẩn bị sao cho tư thế trẻ nằm tạo thành góc vuông hướng xuống dưới.
Cách thay tã chéo cho trẻ sơ sinh.
Bước 3 – Cố định tã
Quấn một hoặc cả hai bên miếng tã vào nách bé, dùng chính người bé đè lên cho chặt.
Bước 4 – Quấn tã quanh chân bé lên để giữ ấm.
Bước 5 – Hoàn thành
Quấn bên còn lại của tã sao cho kén được kín để khi bé giãy nhẹ vẫn không làm bung tã.
Lưu ý: Với mùa hè, bé chỉ nên lót tã giấy (miếng lót phân su) dưới bụng và mông cho bé. Mùa đông mẹ nên cho bé dùng bỉm/tã dán hoặc bỉm vải để giữ ấm.
Một số mẹo thay bỉm cho bé sơ sinh an toàn
Để việc thay bỉm cho bé sơ sinh diễn ra thuận lợi hơn, mẹ nên chú ý một chút tới tần suất thay và cách giữ an toàn cho con khi thay:
Thời điểm thay bỉm: Bao lâu thay bỉm cho bé sơ sinh một lần là băn khoăn của nhiều mẹ. Tần suất thay bỉm cho trẻ sơ sinh có thể dao động từ 2-4 tiếng tùy vào độ tuổi của bé:
- Với bé sơ sinh 1 tháng tuổi: Cứ 2-3 tiếng thay một lần hoặc thay ngay sau khi bé thức dậy vào buổi sáng, tiểu tiện/đại tiện.
- Với bé sơ sinh trên 1 tháng tuổi: Cứ 3-4 tiếng thay 1 lần hoặc thay ngay sau khi bé thức dậy vào buổi sáng, tiểu tiện/đại tiện.
Xem thêm: [GIẢI ĐÁP] Nên thay bỉm cho bé sơ sinh bao lâu 1 lần?
Chú ý nơi thay bỉm cho con: Nên thay bỉm cho bé ở trên giường, đặt con nằm ngay ngắn và càng lùi vào phần giữa giường càng tốt, không để bé nằm sát mép giường, tránh tình trạng bé cựa quậy, lăn ra sát mép giường gây nguy hiểm.
Luôn giữ bé ít nhất bằng một tay khi thay bỉm: Trong quá trình thay bỉm, mẹ chú ý dùng một tay để giữ bé nằm yên trên giường hoặc luôn để mắt đến con để đảm bảo bé đang nằm ở vị trí an toàn, tránh việc bé cựa quậy, lăn ra khỏi giường.
Luôn kiểm tra độ bó của bỉm sau khi thay: Mẹ có thể chèn 2 ngón tay vào giữa bỉm và eo của bé sơ sinh để kiểm tra. Nếu việc luồn tay vào không quá khó khăn, chật vật thì mẹ có thể yên tâm là bỉm đã vừa vặn với con.
Mẹ hãy lưu ý để chọn bỉm hợp với giới tính của bé sơ sinh
Hỏi – đáp về cách thay bỉm cho trẻ sơ sinh
Đóng bỉm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn như thế nào?
Bố mẹ cần dùng bông băng thấm nước sôi để nguội lau sạch rồi thấm khô vùng rốn bằng khăn mềm đối với bé chưa rụng rốn. Ngoài ra, sử dụng cồn 70 độ để sát trùng vùng da xung quanh rốn của trẻ rồi lau khô.
Khi mặc bỉm/tã, mẹ hãy kéo và bẻ gập phần bụng/lưng của miếng tã nằm dưới phần rốn của con để rốn thông thoáng, giúp rốn nhanh lành, hạn chế tình trạng dính nước tiểu hay nhiễm trùng rốn.
Mẹ chú ý vệ sinh và mặc bỉm đúng cách để đảm bảo an toàn cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn
Cách vệ sinh cho bé trai và bé gái khi thay bỉm/tã có khác nhau không?
Về cơ bản, cách vệ sinh cho bé trai và bé gái sơ sinh gần tương tự như nhau. Tuy nhiên, trong quá trình đó, mẹ có thể áp dụng một số mẹo nhỏ như sau để có thể lau rửa kỹ và sạch hơn:
- Với bé gái: Dùng khăn mềm nhúng nước ấm lau cho bé từ trước ra sau rồi gập khăn lại (để lấy mặt sạch) lau các kẽ, nếp gấp, sau đó nâng chân bé lên, lau sạch phần mông.
- Với bé trai: Nên dùng khăn phủ lên vùng kín của bé để tránh trường hợp bé tè ngược lên trên, tràn ra ngoài hoặc vọt vào mặt rồi mới bắt đầu lau nhẹ nhàng xung quanh vùng kín của bé.
Xem thêm: [GIẢI ĐÁP] Có nên đóng bỉm cho trẻ sơ sinh cả ngày?
*
Trên đây, Sakuko đã hướng dẫn mẹ thay bỉm cho trẻ sơ sinh tuần tự và cụ thể từng bước. Mong rằng qua bài viết này, bố mẹ đã nắm bắt và ghi nhớ được cách thay bỉm cho bé sơ sinh để có thể chăm sóc con yêu chu đáo. Để tìm hiểu thêm về các mẹo chăm con, mẹ đừng quên ghé blog tư vấn của Sakuko nhé!
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!