Chúng ta đều biết trong son có chứa chì. Đặc biệt những màu son càng đậm, càng lì thì lượng chì càng cao. Sử dụng son môi thường xuyên, lượng chì tích tụ lại khiến môi bị nhiễm chì. Môi nhiễm chì không chỉ ảnh hưởng tới thẩm mỹ. Về lâu dài bạn sẽ phải đối mặt với những nguy hại về mặt sức khỏe. Đó là lý do chúng ta cần thải độc chì cho môi. Cùng Ailamdep khám phá ngay 3 cách thải độc chì cho môi ngay tại nhà nhé!
Môi bị nhiễm chì như thế nào?
Thói quen sử dụng son thường xuyên là nguyên nhân phổ biến nhất khiến đôi môi chúng ta bị nhiễm chì. Dấu hiệu dễ thấy nhất là môi bị xỉn màu và sạm đi rõ rệt. Môi dễ bị mất nước và luôn khô và bong tróc dù bạn có dưỡng môi nhiều như thế nào. Trong một số trường hợp hợp nặng còn xảy ra kích ứng, nổi mẩn ngứa trên môi.
Môi bị nhiễm chì như thế nào? (Ảnh: Internet)
Lượng chì tích tụ trên môi về lâu dài nếu không được đào thải, chúng sẽ gây ra những hệ lụy to lớn với sức khỏe người mắc phải. Sắc môi quyết định tới 60-70% diện mạo phái nữ, do đó cần sử dụng các phương pháp khoa học để thải độc chì cho môi, trả lại vẻ tự nhiên tươi tắn cho làn môi.
3 cách thải độc chì cho môi tại nhà
Thải độc chì cho môi bằng việc tẩy trang đúng cách
Nếu như bạn bắt đầu ngày mới với một lớp son môi để “lên sóng” thật tự tin, thì cuối ngày nên trả lại không gian để đôi môi được thở. Chỉ dùng sữa rửa mặt thôi sẽ không thể loại bỏ hết son. Vì vậy, sử dụng dầu tẩy trang cho môi là điều bạn nên lưu ý. Bạn có thể sử dụng các sản phẩm tẩy trang dành cho môi hoặc các loại dầu tự nhiên như dầu dừa, dầu ô liu,… Các sản phẩm tẩy trang dạng dầu được khuyên dùng hơn bởi nó giúp tẩy đi lớp son đậm một cách dễ dàng.
Tẩy trang môi đúng cách là cách đơn giản nhất giúp bạn loại bỏ son môi triệt để (Ảnh: Internet)
Bên cạnh đó, chúng ta thường gián tiếp khiến cơ thể hấp thụ chì do dùng son và vô tình nuốt vào lúc ăn uống. Vì thế, bất cứ khi nào có thể, hãy lau sạch son môi trước khi ăn. Một túi khăn giấy khô và ướt trong túi xách không bao giờ là thừa. Hãy nhẹ nhàng lau sạch son môi trước khi dùng bữa để góp phần thải độc chì cho môi cũng như hạn chế nguy cơ hấp thụ độc tố này vào cơ thể.
Loại bỏ da chết trên môi
Có rất nhiều độc giả đã gửi câu hỏi về cho ban biên tập của Ailamdep liên quan tới vấn đề: Dù các bạn có dưỡng môi rất cẩn thận. Tuy nhiên môi vẫn bị khô, bong tróc và xỉn màu. Điều này chính là do lớp da bị sừng hóa trên bề mặt môi không được loại bỏ. Đó chính là lý do môi bạn luôn khô. Đồng thời lớp dưỡng chất không thể xuyên qua lớp sừng này để nuôi dưỡng các tế bào da môi mới nằm bên dưới. Vì vậy, chúng ta không thể bỏ qua bước tẩy da chết cho môi.
Loại bỏ tế bào chết cho môi 2-3 lần/ tuần sẽ giúp thải độc chì lấy lại sắc hồng cho môi (Ảnh: Internet)
Để thải độc chì hiệu quả cho môi, bạn không thể bỏ qua công đoạn tẩy da chết. Việc này giúp làm sạch sâu và mang lại cho đôi môi vẻ căng mọng. Ngoài các sản phẩm chuyên dụng được bán sẵn để tẩy da chết cho môi, bạn có thể sử dụng đường và mật ong.
Công thức tẩy da chết với đường và mật ong
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 1 thìa cafe đường cát.
- 1 thìa mật ong.
- 3-4 giọt dầu dừa hoặc dầu ô liu (nếu có)
Cách thực hiện:
Công thức tẩy tế bào chết với đường và mật ong (Ảnh: Internet)
Đầu tiên, chúng ta trộn lẫn đường, mật ong và dầu ô liu (dầu dừa) thành một hỗn hợp sệt. Sau bước tẩy trang cho môi, khi môi còn ẩm chúng ta thoa đều hỗn hợp này trên môi. Tiếp tục massage nhẹ nhàng từ 2-3 phút sau đó rửa sạch với nước ấm. Lớp da chết sẽ được rửa trôi cùng đường, mật ong và để lại cho bạn một đôi môi mềm mịn. Đừng quên sử dụng son dưỡng cho môi sau bước tẩy tế bào chết nhé!. Bạn nên áp dụng tẩy da chết đều đặn cho môi từ 2-3 lần/tuần.
Chế độ ăn uống lành mạnh
Ngoài việc tẩy trang đúng cách, tẩy da chết cho môi đều đặn, bạn nên bổ sung thêm vào thực đơn các loại thực phẩm hỗ trợ thải độc chì cho môi và cơ thể. Những loại thực phẩm tốt cho cơ thể và môi có thể kể đến như:
Bổ sung chế độ ăn uống lành mạnh là cách giúp bạn đào thải độc tố chì từ bên trong (Ảnh: Internet)
- Các loại sữa: sữa chua, sữa đậu nành, sữa bắp, sữa hạt…
- Các loại trái cây giàu vitamin C: chùm ruột, cam, bưởi, ổi, kiwi, dâu…
- Các loại thực phẩm giàu vitamin E như: trái bơ, bông cải, bắp cải, hạt dẻ…
- Các loại gia vị, hạt thải độc chì tốt như: mộc nhĩ, tỏi, đậu xanh, đậu đen…
- Các loại hải sản: tôm, hàu, nghêu, cá hồi…
- Ngoài ra bạn đừng quên cung cấp đủ nước cho cơ thể khoảng 3 lít nước mỗi ngày. Để dễ dung nạp nước bạn có thể lựa chọn thêm các loại nước uống giúp thải độc tốt như: trà xanh, nước chanh, trà hoa đậu biếc, trà đậu xanh rang…
Tạm kết
Thải độc chì cho môi là điều cần thiết để giúp môi luôn hồng hào (Ảnh: Internet)
Bên cạnh 3 cách thải độc chì cho môi đã được giới thiệu phía trên, bạn hãy cẩn trọng chọn cho mình các loại son môi thật chất lượng làm bạn đồng hành. Xuất hiện với diện mạo rạng rỡ nhưng cố gắng không để nỗi lo ngại độc tố chì làm ảnh hưởng đến bạn nhé! Ailamdep chúc bạn luôn có một vẻ đẹp rạng ngời và một sức khỏe dẻo dai!
Hiện nay có rất nhiều các Spa quảng cáo các liệu trình thải độc da với những lời khen có cánh. Liệu phương pháp này có tốt? Cùng tìm hiểu về phương pháp này qua hai bài viết: “Có nên thải độc chì da mặt không?“. Và “Viên thải độc chì có tốt không? Công dụng viên thải độc chì da mặt là gì?“
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!